Đi xe máy điện nào phải có bằng lái xe từ 1/1/2025?
Khi Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực thi hành thì việc lái xe mô tô điện thuộc các trường hợp dưới đây phải có bằng lái xe.
Từ ngày 1/1/2025, khi Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực thi hành. Trong đó ngoài việc phân hạng lại giấy phép lái xe (hay thường gọi là bằng lái xe) thì Luật này còn quy định về các hạng bằng lái xe áp dụng đối với loại xe mô tô điện.
Cụ thể, người tham gia giao thông điều khiển các loại xe điện sau đây thì phải cần bằng lái xe:
Thứ nhất, xe mô tô điện hai bánh có công suất động cơ điện đến 11 kW thì phải cần bằng lái xe hạng A1 hoặc bằng B1.
Thứ hai, xe mô tô điện hai bánh có công suất động cơ điện trên 11 kW và xe mô tô điện thuộc (1) thì phải cần bằng lái xe hạng A.
Bằng lái xe được cấp trước ngày Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực thi hành nếu chưa thực hiện đổi, cấp lại theo quy định của Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực sử dụng như sau:
Đối với xe mô tô điện hai bánh có công suất động cơ điện từ 04 kW đến dưới 14 kW thì vẫn tiếp tục được sử dụng bằng lái xe hạng A1 hoặc hạng A3 cũ.
Video đang HOT
Đối với xe mô tô điện hai bánh có công suất động cơ điện từ 14 kW trở lên và loại xe thuộc trường hợp trên thì vẫn được sử dụng bằng lái xe hạng A2 cũ.
Trường hợp thực hiện việc đổi, cấp lại bằng lái xe theo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 thì hạng bằng lái xe để lái xe mô tô điện được quy định như sau:
- Hạng A1 được đổi, cấp lại sang giấy phép lái xe hạng A sẽ chỉ được điều khiển xe mô tô điện hai bánh có công suất động cơ điện đến dưới 14 kW.
- Hạng A2 được đổi, cấp lại sang bằng lái xe hạng A sẽ được điều khiển xe mô tô điện hai bánh có công suất động cơ điện trên 11 kW và xe mô tô điện thuộc hạng A1 mới.
- Hạng A3 được đổi, cấp lại sang bằng lái xe hạng B1 sẽ được điều khiển xe mô tô điện hai bánh có công suất động cơ điện đến 11 kW.
Giấy phép lái xe sẽ bị thu hồi trong những trường hợp này
Căn cứ khoản 5 Điều 62 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024, giấy phép lái xe bị thu hồi khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Người được cấp giấy phép lái xe không đủ điều kiện sức khỏe theo kết luận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối với từng hạng giấy phép lái xe;
- Giấy phép lái xe được cấp sai quy định;
- Giấy phép lái xe đã quá thời hạn tạm giữ hoặc hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính nếu người vi phạm không đến nhận mà không có lý do chính đáng.
Theo khoản 6 Điều 57 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024, giấy phép lái xe có giá trị sử dụng trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam bao gồm:
- Giấy phép lái xe do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp;
- Giấy phép lái xe quốc tế và giấy phép lái xe quốc gia phù hợp với loại xe được phép điều khiển do quốc gia là thành viên của Công ước của Liên hợp quốc về Giao thông đường bộ năm 1968 (sau đây gọi là Công ước Viên) cấp;
- Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển của nước hoặc vùng lãnh thổ mà Việt Nam ký kết điều ước quốc tế hoặc thỏa thuận quốc tế công nhận giấy phép lái xe của nhau;
- Giấy phép lái xe nước ngoài phù hợp với loại xe được phép điều khiển do quốc gia được công nhận theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Người vi phạm nồng độ cồn kiện CSGT yêu cầu bồi thường 32 triệu đồng
Bị xử phạt 2,5 triệu đồng do lỗi nồng độ cồn, nhưng ông T.Q.M cho rằng do sử dụng nước súc miệng dẫn đến có hàm lượng nồng độ cồn.
Chiều 11.7, TAND TP.HCM xử sơ thẩm vụ khiếu kiện hành chính đã bác yêu cầu của ông T.Q.M kiện Phòng CSGT (PC08), Công an TP.HCM về phương pháp, quy trình tổ chức thực hiện khi tuần tra, xử lý vi phạm nồng độ cồn.
Lực lượng CSGT do nồng độ cồn đối với tài xế. Ảnh T.N
Theo diễn biến vụ kiện, 21 giờ ngày 13.3.2023, khi lái xe đến đường 3 tháng 2 (Q.10), tổ tuần tra CSGT (PC08) yêu cầu ông M. dừng xe kiểm tra nồng độ cồn. Tại đó, ông M. bị lập biên bản vì vi phạm nồng độ cồn dưới 0,25 miligam/1 lít khí thở. Ông M. đã ký xác nhận vào biên bản. Sau đó, Công an TP.HCM ban hành quyết định xử phạt hành chính đối với ông M. gồm: phạt t.iền 2,5 triệu đồng, phạt bổ sung tước bằng lái xe A1 11 tháng và tạm giữ xe trong 1 tuần.
Tuy nhiên, sau khi chấp hành xong các quyết định xử phạt hành chính, ông M. khởi kiện yêu cầu hủy quyết định xử phạt hành chính về vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển xe máy và yêu cầu bồi thường thiệt hại vật chất, tinh thần 32 triệu đồng.
Phiên xét xử vắng mặt người bị khởi kiện.
Tại tòa, ông M. trình bày, từng có bệnh về răng miệng nên sau khi phiên dịch cho khách hàng nữ, ông sử dụng nước súc miệng. Lúc đó, ông không nhận thức được trong loại nước súc miệng này có hàm lượng cồn theo công bố của nhà sản xuất là 6%.
Ông M. tranh luận tại tòa, CSGT yêu cầu dừng xe ở vị trí không phải là trạm tuần tra theo quy định, thiếu ánh sáng, không có xe chuyên dụng. Đồng thời, khi bị lập biên bản, ông đã giải trình nhưng buộc ký vào biên bản. Ngay khi nhận quyết định xử phạt, mặc dù, ông chấp hành đầy đủ nhưng không đồng ý nên tiến hành khởi kiện.
Đại diện Viện KSND TP.HCM phát biểu quan điểm, do ông M. đã ký vào biên bản, đồng nghĩa việc đồng ý với quyết định xử phạt. Đồng thời, tại thời điểm lập biên bản, ông M. không giải thích được do dùng nước súc miệng mà sau này ông mới phát hiện.
Sau đó, HĐXX tuyên án, nhận định quyết định xử phạt hành chính nêu trên là đúng với quy trình, thủ tục nên bác khởi kiện hành chính của ông M.
Tài xế bị tước bằng, lên mạng mua giấy phép lái xe giả bị khởi tố Sau khi bị Công an tỉnh Điện Biên xử phạt, tước bằng lái xe ô tô hạng FC trong thời gian 2 tháng, Nguyễn Văn Dũng lên mạng xã hội đặt mua một bằng lái xe khác có thông tin trùng Giấy phép lái xe đang bị tước để sử dụng thì tiếp tục bị Công an tỉnh Thanh Hóa phát hiện, bắt...