Đi làm về muộn, thấy mâm cơm để phần mình, tôi liền lấy cuốn sổ đỏ đặt lên bàn khiến chồng xám mặt còn em chồng tức tối
Lần này, tôi quyết làm cho ra mọi chuyện.
Tốt nghiệp đại học, tôi không đi làm mà tự mở công ty riêng dưới sự giúp đỡ của gia đình và sự hướng dẫn từ anh trai. Nhà tôi giàu có, bố mẹ luôn ủng hộ và đồng hành trong quá trình tôi khởi nghiệp. Sau 2 năm vất vả, công ty dần đi vào ổn định, doanh thu phát triển từng tháng làm tôi càng phấn khởi hơn. Mải mê phấn đấu, đến năm 35 tuổi, tôi mới hoảng hốt nhận ra, bạn bè xung quanh mình đều đã có chồng con. Trong khi đó, tôi có nhà, có xe, có đất đai và sự nghiệp mà chưa tìm nổi một người đàn ông nào bên cạnh.
Qua sự mai mối của một người bạn, tôi quen được Bình. Bình nhỏ hơn tôi 3 tuổi, công việc ở mức làng nhàng, lương đủ xài. Anh có khiếu ăn nói hóm hỉnh nên rất được lòng người khác. Chính tôi cũng bị anh thu hút ngay lần gặp đầu tiên và chủ động tán tỉnh anh.
Sau 3 tháng yêu nhau, chúng tôi tổ chức hôn lễ. Nhưng bố tôi không hề vui vẻ, ngược lại, ông lo lắng khi thấy tính Bình quá hoạt ngôn, ông sợ Bình là kiểu người nói nhiều làm ít, không đáng tin cậy. Tôi thì nghĩ đơn giản hơn, tôi cần một người chồng có thể giúp đỡ tôi việc nhà, chăm con để tôi giành thời gian cho công việc. Bình đã hứa sẽ làm điều đó, miễn cưới được tôi.
Cưới rồi, thời gian đầu, tôi thấy chồng cũng tốt. Đi làm về, anh nấu ăn, dọn dẹp. Công việc của tôi bận rộn, có khi đến 11h khuya tôi mới ngủ, lúc đó, Bình sẽ pha cho tôi một ly sữa nóng hoặc đứng sau bóp vai cho tôi.
Ảnh minh hoạ
Một năm sau khi cưới, tôi sinh con trai đầu lòng. Lúc này, Bình mới dần trở về đúng bản chất của mình. Anh không chiều chuộng tôi nữa mà hay cáu gắt, bảo tôi không hoàn thành nhiệm vụ của một người mẹ. Lý do là vì tôi không đồng ý để mẹ chồng đến chăm sóc mình ở cữ mà lại thuê bảo mẫu. Con trai được 4 tháng tuổi, tôi đã quay trở lại với công việc. Chồng lại gây sức ép để tôi chấp nhận đưa mẹ chồng đến sống cùng với lý do chăm sóc em bé; anh không tin tưởng bảo mẫu bằng bà nội con. Tôi chỉ sợ bà đến ở thì em chồng 25 tuổi đang thất nghiệp cũng sẽ đến. Chồng một mực khẳng định sẽ không cho em trai mình đến sống cùng. Anh ấy nói ngọt tai quá, tôi tin tưởng nên đã đồng ý.
Mẹ chồng đến sống cùng một tháng thì điều tôi lo sợ cũng thành hiện thực. Em trai chồng đến ở cùng, còn tỏ vẻ chủ nhà, quát nạt tôi. Cậu ấy chỉ biết ăn với nằm trong phòng điều hòa chơi game cả ngày, không đụng tay vào việc gì cả. Tôi nhắc thì cậu ấy gào lên, bảo nhà là của anh trai cậu ấy, tôi không có quyền lên tiếng. Vì thương chồng, tôi phải ráng nhịn.
Mấy ngày trước, tôi về nhà lúc 9h đêm trong trạng thái mệt mỏi vô cùng vì phải giải quyết quá nhiều việc ở công ty. Xuống nhà bếp, thấy mâm cơm để phần mình, tôi càng điên tiết hơn. Mâm cơm chỉ có đầu cá và xương, không còn chút thịt nào. Bát nước mắm thì bị chấm đến mức toàn thức ăn thừa. Bát canh cũng chỉ lõng bõng mấy miếng bí đỏ. Trong khi đó, mỗi ngày, tôi đều đưa cho mẹ chồng 400 nghìn để lo chợ búa, cơm nước.
Video đang HOT
Tôi bực không chịu nổi, liền gọi chồng đến và đưa cho anh xem cuốn sổ đỏ. Tôi nói anh hãy nhìn cho rõ người đứng tên nhà, đừng sống ở đây rồi nghĩ mình là chủ. Tôi đang làm và nuôi 3 người nhà anh, anh biết điều thì tiếp tục là chồng tôi, là cha của con tôi; còn không biết điều thì thu dọn đồ đạc rời khỏi căn nhà này, đợi đơn ly hôn đưa đến tận tay.
Chồng tôi nhận ra tầm nghiêm trọng của vấn đề nên thay đổi thái độ, vào bếp nấu bát mì thịt bò cho tôi. Còn em chồng thì to tiếng mắng chồng tôi sợ vợ, nhu nhược, hèn kém… Tôi có nên đuổi thẳng cậu ấy về quê không? Cứ như thế này, có ngày tôi lên huyết áp vì cậu ta mất.
Chồng nhắn tin đã nấu cơm tối chờ sẵn, đi làm về vào bếp mở lồng bàn tôi ngất lịm
Buổi chiều hai hôm trước, chồng tôi nhắn tin bảo rằng anh xin sếp về sớm, đã nấu cơm tối xong xuôi, tôi chỉ việc đi làm về là có thể ăn ngay.
Hai hôm nay tôi không ăn không ngủ được, cõi lòng đau đớn như bị xé nát thành từng mảnh nhỏ. Mọi chuyện bắt nguồn từ buổi chiều hai hôm trước, chồng tôi nhắn tin bảo rằng anh xin sếp về sớm, đã nấu cơm tối xong xuôi, tôi chỉ việc đi làm về là có thể ăn ngay.
Con tôi đang ở bên bà ngoại vì mấy ngày này tôi đi làm về muộn. Bố mẹ hai bên đều ở gần nhưng chúng tôi vẫn thuê nhà sống riêng bên ngoài. Tôi mừng thầm vì sự chu đáo tâm lý của chồng, thế nhưng khi về đến nhà mở cửa ra lại vắng tanh chẳng thấy bóng dáng anh đâu. Cứ ngỡ anh chạy ra ngoài mua gì đó, tôi vào bếp thì thấy mâm cơm chồng chuẩn bị được đậy lồng bàn ngay ngắn.
Tôi mừng thầm vì sự chu đáo tâm lý của chồng... (Ảnh minh họa)
Tôi mỉm cười mở ra xem, để rồi phải chết điếng khi nhìn rõ thứ bên trong. Bên trong có một đĩa thịt ba chỉ rang cháy cạnh, là món ăn tôi thích. Song bên cạnh đĩa thịt còn có một tờ đơn ly hôn chồng tôi đã viết và ký sẵn! Anh còn để lại cho tôi một mẩu giấy nhắn nhủ:
"Anh xin lỗi. Anh chỉ có một bố mẹ mà thôi, ông bà thì ngày càng già yếu, anh không đành lòng nhìn bố mẹ đau lòng thêm nữa. Em cứ yên tâm, anh vẫn sẽ gửi tiền chu cấp lo cho con đầy đủ. Anh thương em rất nhiều. Anh có lỗi với em và con em".
Tôi ngất lịm đi khi đọc những dòng chữ chồng để lại. Tôi hiểu nguyên nhân tại sao anh làm như vậy, không phải vì chồng tôi hết thương vợ hay có người khác. Mà bởi vì đứa con đầu lòng gần 3 tuổi của chúng tôi mắc căn bệnh tự kỷ.
Chồng tôi không ghét bỏ gì con đâu nhưng bố mẹ chồng thì lại rất bất mãn về tôi. Ông bà bảo tôi là người phụ nữ không biết đẻ, đến sinh con cũng chẳng nên hồn, để con bị bệnh. Chỉ có mình chồng tôi là con trai, họ sợ những đứa cháu tiếp theo cũng mắc bệnh.
Bởi vậy bố mẹ chồng muốn con trai ly hôn vợ để cưới người khác, có thể sinh được những đứa cháu khỏe mạnh cho ông bà. Chồng nói không phải lỗi tại tôi, anh đã nhiều lần bảo vệ vợ nhưng sau cùng chữ "hiếu" quá nặng, anh không thể làm trái ý cha mẹ đến cùng. Lúc này anh đã đưa ra quyết định ly hôn.
Tôi vẫn còn rất yêu chồng không muốn ly hôn. Đứa con đầu lòng đã vậy, tôi thương con khôn xiết, sẽ chăm sóc cho con thật tốt. Nhưng tôi đang nung nấu ý định bàn với chồng cùng sinh thêm bé thứ hai. Anh thương tôi nên tin là anh sẽ đồng ý.
Nếu em bé thứ hai của chúng tôi khỏe mạnh, bố mẹ chồng sẽ chấp nhận cho các con tiếp tục ở bên nhau. Vậy lần mang thai tới này tôi phải làm sao để phòng tránh căn bệnh đó cho con từ khi còn trong bụng mẹ?
Nếu em bé thứ hai của chúng tôi khỏe mạnh, bố mẹ chồng sẽ chấp nhận cho các con tiếp tục ở bên nhau... (Ảnh minh họa)
Cách phòng tránh bệnh tự kỷ khi con còn trong bụng mẹ
Tự kỷ là bệnh lý liên quan đến sự phát triển không bình thường về mặt cấu trúc hoặc chức năng của não bộ, biểu hiện thành những hành vi khi trẻ chưa được 3 tuổi.
Hiện nay, nguyên nhân dẫn đến căn bệnh rối loạn tự kỷ vẫn chưa được xác định một cách cụ thể nhất. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ ra rằng, yếu tố chính gia tăng nguy cơ mắc tự kỷ là do gen, môi trường hoặc kết hợp gen và môi trường.
Thống kê các trường hợp mắc tự kỷ cho thấy khoảng 25% nguyên nhân đến từ yếu tố gen. Có đến khoảng 1000 gen trong cơ thể biến đổi liên quan đến tự kỷ và hơn 100 gen làm gia tăng khả năng mắc chứng tự kỷ như: SHANK3, NLGN4, DLG2, RN3C2, DYRK1A,SCN2A,... các gen này biến đổi làm ảnh hưởng đến quá trình truyền dẫn thần kinh, nhất là thần kinh não.
Các yếu tố tác động trước và trong thời gian mang thai cũng có thể là nguyên nhân làm tăng khả năng dẫn đến căn bệnh tự kỷ. Để phòng tránh bệnh cho con, mẹ bầu cần đặc biệt chú ý:
- Thay đổi môi trường sống, nơi làm việc lành mạnh, tránh xa những nơi ô nhiễm, nhiều hóa chất hay tiếp xúc với kim loại nặng... Bản thân mỗi người đều cần được sống trong một môi trường lành mạnh, trong lành, không chỉ riêng bà bầu.
- Kiểm soát sức khỏe thật tốt khi mang thai, tuyệt đối không tự ý dùng bất cứ loại thuốc nào nếu không có chỉ định từ bác sĩ, đặc biệt là các loại thuốc giảm đau, thuốc an thần. Kể cả các loại thực phẩm chức năng, mẹ bầu cũng nên tham khảo dược sĩ, khám sức khỏe để biết bản thân thiếu hụt dưỡng chất nào mới bổ sung. Những người bị căng thẳng hay trầm cảm khi mang thai cần thông báo sớm cho bác sĩ để được chỉ định các nhóm thuốc phù hợp nhất.
- Khám sức khỏe định kỳ, tầm soát dị tật khi mang thai. Thực tế không có biện pháp cụ thể nào hiện nay có thể tầm soát sớm nguy cơ trẻ bị tự kỷ, tuy nhiên việc kiểm tra sức khỏe sẽ giúp mẹ phát hiện được những vấn đề sức khỏe bất thường của bản thân và thai nhi, nhờ đó có hướng kiểm soát kịp thời.
- Giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan, hạn chế những suy nghĩ tiêu cực trong suốt thời kỳ mang thai. Để làm được điều này rất cần có sự hỗ trợ và quan tâm phù hợp từ gia đình, đặc biệt là người chồng. Bà bầu thường rất dễ cáu gắt nên người chồng cần thực sự kiên trì, chia sẻ và tâm sự hằng ngày để loại bỏ các tư tưởng không phù hợp, phòng tránh nguy cơ trầm cảm.
- Bổ sung chế độ ăn uống lành mạnh, sử dụng các thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, minh bạch, không sử dụng các thực phẩm bẩn. Nên ưu tiên ăn chín uống sôi, hạn chế lạm dụng quá nhiều dầu mỡ hay gia vị. Đặc biệt bà bầu cần tránh xa các chất kích thích, thuốc lá, đồ uống có cồn.
- Tiêm phòng đầy đủ cho mẹ trong suốt thời kỳ mang thai để phòng tránh tối đa các nguyên nhân khiến trẻ bị tự kỷ.
- Nếu mẹ đang điều trị các bệnh lý hay dùng thuốc trong thời gian dài, tiếp xúc với các hóa chất nên đợi một thời gian mới mang thai để hạn chế các tác động không tốt đến sự phát triển của con.
- Hãy bắt đầu trò chuyện, đọc sách và cho con nghe nhạc ngay từ thời điểm còn trong bụng mẹ để tăng sự liên kết với con.
- Không nên mang thai ở độ tuổi quá lớn.
Hàng tháng gửi tiền cho mẹ chồng, con dâu bật khóc khi về nhà thấy mâm cơm mấy bà cháu đang ăn Bất ngờ về nhà không báo trước, tôi sững sờ khi thấy mâm cơm mà mấy bà cháu đang ăn. Tôi kết hôn được 6 năm, cuộc sống những năm đầu đầy vất vả khi sống ở nhà chồng. Khi công việc ở nông thôn chỉ quanh quẩn mấy việc nặng nhọc mà vẫn không đủ ăn. Tôi và chồng bàn nhau đi...