ĐH Quốc gia Hà Nội lùi lịch thi đánh giá năng lực
ĐH Quốc gia Hà Nội vừa thông báo về việc lùi lịch thi các đợt của kỳ thi đánh giá năng lực học sinh THPT 2021. Đây là kỳ thi được ĐH Quốc gia Hà Nội và nhiều trường ĐH khác sử dụng để xét tuyển ĐH.
Học sinh THPT ở Hà Nội làm bài thi đánh giá năng lực của Trung tâm khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội – ẢNH NGỌC DIỆP
Hôm nay, 4.5, Trung tâm Khảo thí – ĐH Quốc gia Hà Nội đã có thông báo về việc điều chỉnh lịch thi tất cả các đợt của kỳ thi đánh giá năng lực học sinh THPT 2021 do trung tâm này tổ chức.
Thông báo cho biết, căn cứ diễn biến nhanh và phức tạp của tình hình dịch bệnh Covid-19 trong cả nước và đề xuất của thường trực Hội đồng thi đánh giá năng lực học sinh THPT năm 2021, để đảm bảo an toàn về sức khỏe thí sinh, cán bộ tham gia công tác tổ chức thi đánh giá năng lực, Giám đốc Trung tâm Khảo thí – ĐH Quốc gia Hà Nội quyết định điều chỉnh lịch thi của kỳ thi này.
Cụ thể lịch thi được điều chỉnh như sau:
Video đang HOT
Lịch đăng ký dự thi cho các đợt 214 – 216 (đợt 4-6) bắt đầu thực hiện từ 8 giờ ngày 4.6.
Tuy nhiên, căn cứ vào diễn biến phòng chống dịch bệnh Coivid-19 mà lịch thi có thể được tiếp tục điều chỉnh. Trung tâm Khảo thí – ĐH Quốc gia Hà Nội sẽ gửi giấy báo dự thi cho thí sinh trước 3 ngày dự thi chính thức.
Đây là kỳ thi đa mục đích, trong đó có mục đích quan trọng là các đơn vị thành viên của ĐH Quốc gia Hà Nội (và các trường ĐH bên ngoài khác) dùng để làm căn cứ tuyển sinh đại học 2021.
Từ 1.4, thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi. Ngày 15.3, Trung tâm Khảo thí – ĐH Quốc gia Hà Nội đã công bố bài thi tham khảo (bài thi mẫu). Một hí sinh có thể dự thi nhiều đợt, tuy nhiên, thời gian dự thi giới hạn của mỗi em cách nhau tối thiểu 28 ngày.
Sau khi đăng ký dự thi, các em có quyền được chuyển ca thi trước 14 ngày với điều kiện: nếu ca thi các em muốn dời đến vẫn còn đủ chỗ. Các em cũng có quyền hủy đăng ký dự thi. Thông tin thay đổi (chuyển ca thi, hủy thi…) được xác thực qua email cá nhân.
Được biết, Trung tâm Khảo thí – ĐH Quốc gia Hà Nội không tổ chức ôn luyện thi cũng như không tổ chức thi thử cho thí sinh. Động thái duy nhất có tính chất hỗ trợ thí sinh chuẩn bị tốt nội dung ôn thi là việc công bố đề thi tham khảo (đề thi mẫu) ngày 15.3 của Trung tâm Khảo thí – ĐH Quốc gia Hà Nội.
Không thể đăng ký thi năng lực ĐH Quốc gia Hà Nội đợt 1 phải làm sao?
Quá đông thí sinh đăng ký tham dự thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội, dẫn tới không thể đăng ký tiếp được. Điều này có ảnh hưởng đến quyền lợi thí sinh?
GS.TS Nguyễn Tiến Thảo trả lời phụ huynh tại Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp của báo Tuổi Trẻ tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội sáng 11-4 - Ảnh: NGỌC DIỆP
Trong Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp báo Tuổi Trẻ tổ chức tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, có phụ huynh bày tỏ lo lắng khi con của chị không thể đăng ký trực tuyến tham gia kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội. Nhiều người cũng bày tỏ lo lắng liệu những người đã đỗ đợt một có nhiều cơ hội đỗ ĐH hơn người thi đợt sau hay không?
GS.TS Nguyễn Tiến Thảo - giám đốc Trung tâm khảo thí, ĐH Quốc gia Hà Nội - cho biết đợt một có quá đông thí sinh đăng ký vào cùng một thời điểm, trong khi đợt một chỉ chuẩn bị 12.000 máy tính cho đợt thi nên gây nghẽn mạng.
"Đợt một bao giờ thí sinh cũng có tâm lý đăng ký rất nhiều, nhưng đến đợt hai, đợt ba khi mọi người bắt đầu quen với việc đăng ký thì tôi tin sẽ vãn hơn. Chúng tôi khẳng định đề thi các đợt được thiết kế đồng đều về chất lượng, bài thi không lặp lại, thi trước hay thi sau cũng không có gì khác biệt. Học sinh thi vài lần thấy kết quả vẫn thế chắc chắn sẽ bình tĩnh hơn.
Bài thi đánh giá năng lực không đánh giá trượt, đỗ. Khi thí sinh cầm kết quả bài thi đánh giá năng lực nộp vào trường ĐH nào thì còn phụ thuộc vào trường đó yêu cầu số điểm bao nhiêu", GS.TS Nguyễn Tiến Thảo cho biết.
GS.TS Nguyễn Tiến Thảo cho biết kỳ thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Quốc gia Hà Nội tạm thời mới ở quy mô một ĐH, chứ không phải quy mô quốc gia nên không thể đáp ứng nhu cầu thi ồ ạt của cả xã hội.
Trong đợt một, ĐH Quốc gia Hà Nội chỉ tổ chức được cho 12.000 người căn cứ vào khả năng của hệ thống máy móc, hệ thống dữ liệu. Do đó nếu phụ huynh và học sinh có nhu cầu đăng ký nhiều hơn thì tạm thời ĐH Quốc gia Hà Nội cũng không thể đáp ứng.
GS.TS Nguyễn Tiến Thảo khuyên các phụ huynh, học sinh kiên nhẫn vì vẫn còn nhiều đợt thi trong năm nay. Thi đợt sau vẫn đảm bảo kết quả công bằng như đợt một. Sau khi rút kinh nghiệm tổ chức đợt một, đợt hai xong, ĐH Quốc gia Hà Nội mới tính toán mở rộng.
"Về mặt tổ chức thì cho càng nhiều người thi chúng tôi sẽ thu được càng nhiều lệ phí, nhưng chúng tôi không đặt vấn đề lệ phí làm trọng, mà phải đặt tiêu chí an toàn, chính xác lên hàng đầu. Nhu cầu đăng ký thi của học sinh là chính đáng, nhưng tạm thời đợt một chỉ có 12.000 máy. Các phụ huynh và học sinh cứ bình tĩnh vì vẫn còn nhiều đợt thi khác trong năm" - ông Thảo nói.
ĐH Quốc gia Hà Nội dự kiến tổ chức kỳ thi với quy mô hơn 10.000 thí sinh, chia thành 6 đợt/năm, trong đó đợt một dự kiến bắt đầu ngày 8 và 9-5 đến hết tháng 7-2021.
Điểm sàn đánh giá năng lực của ĐH Ngoại Thương lên đến 850 Năm 2021 là năm đầu tiên Trường ĐH Ngoại thương xét tuyển bằng điểm thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM và của ĐH Quốc gia Hà Nội. Theo công bố mới nhất của của Trường Đại học Ngoại thương về phương án tuyển sinh đại học hệ chính quy năm 2021, năm 2021 trường vẫn duy trì chỉ tiêu...