Đền Mẫu Thượng Sapa, tiên cảnh chốn nhân gian mang đậm nét đẹp tâm linh
Đền mẫu thượng Sapa là được mệnh danh là một trong những điểm du lịch tôn giáo nổi tiếng nhất ở phía Bắc.
Sapa cuốn hút người đi không chỉ ở vẻ đẹp tự có thiên nhiên ban tặng mà nét đẹp văn hóa, tín ngưỡng độc đáo cũng là một điểm cộng cho vùng Tây Bắc thiêng liêng này. Địa danh này thu hút hàng ngàn lượt du khách trong và ngoài nước thăm viếng mỗi tháng, vì vậy, hãy một lần đặt chân đến mảnh đất linh thiêng này để cảm nhận đời sống tâm linh và tôn giáo của người Việt.
Ghé thăm 3 ngôi đền linh thiêng nhất Sapa
Những điểm du lịch tâm linh ở Sapa
Đền Mẫu Thượng Sapa
Từ khu vực Đền Mẫu Sơn, du khách ngược dốc theo hướng Tây Bắc, di chuyển thêm khoảng 3km nữa là sẽ đến địa danh nổi tiếng được gọi là Đền Mẫu Thượng Ngàn nằm tọa lạc tại tổ 11, thị trấn Sapa. Nhìn từ xa, du khách sẽ thấy ngồi đền nằm lưng tựa vào núi, mặt trong hướng ra ngoài không gian rộng lớn rất đẹp, đây cũng là nơi thờ Công chúa Liễu Hạnh, bà chúa Thượng Ngàn đại diện cho hồn thiên sông núi trấn giữ nơi này để bảo vệ bờ cõi non sông nước Nam.
Đền Mẫu Thượng Sapa có mặt sau tựa lưng vào núi, mặt trước hướng ra không gian thoáng đãng
Công chúa Liễu Hạnh được đúc tượng với hình ảnh một người phụ nữ ngồi thiền, hai tay chắp trước ngực, là con của thánh Tản Viên và công chúa Mị Nương. Sau khi cha mẹ qua đời, bà Liễu Hạnh thay đấng sinh thành cai quản bờ cõi và người dân đã lập đến thờ để tưởng nhớ công ơn bà. Ngôi đền cổ xưa là một di tích lịch sử dành cho những ai đam mê tìm hiểu về văn hóa lịch sử Việt, trước đây đền có tên là Đền Máy Cưa do được xây dựng gần một xưởng máy cưa lớn của người Pháp. Dù nằm khá xa thị trấn Sapa, nhưng đền mẫu thượng Sapa luôn đón khoảng 4000 đến 5000 lượt du khách ghé thăm hàng tháng.
Đền Hàng phố Sapa
Đền Hàng phố Sapa cũng nằm trong trung tâm thị trấn, tọa lạc tại số 32, đường Fansipan Sapa. Vị trí này rất thuận tiện để di chuyển vì thuộc tuyến du lịch đến làng Cát Cát H’Mong, chỉ cách trung tâm thị trấn Sapa khoảng 50m. Mang trong mình một vẻ cổ kính và hữu tình của non sông gấm vóc khiến Đền Hàng Phố trở thành địa điểm khiến nhiều du khách muốn quay lại, vừa kết hợp tìm hiểu lịch sử, vừa thực hiện tín ngưỡng cầu bình an vừa mãn nhãn trước một công trình xây dựng ẩn hiện giữa thiên nhiên hùng vĩ. Tất cả hội tụ tại nơi này nhờ mặt trước chùa hướng ra thung lũng Mường Hoa đẹp đến nao lòng và mặt sau chùa tựa lưng vào một ngọn núi đá vững trãi, trang nghiêm.
Hằng năm, Sapa đón chào khoảng 5000 du khách ghé thăm các ngôi đền
Video đang HOT
Hàng năm, Đền Hàng Phố thường tổ chức ngày lễ chính vào ngày 20 tháng 8 (Âm lịch). Đền thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo. Nếu bạn có dịp đến vào ngày lễ sẽ cảm nhận được sự thiêng liêng của nơi này khi tận mắt chứng kiến những người lớn t.uổi có uy tín khoác lên mình những bộ quần áo lụa, đầu đội mũ mão, thực hiện các nghi thức “Tặng rượu” và “Thổi sáo” giữa khung cảnh trang nghiêm, tưng bừng của mùa lễ hội và những hồi trống đ.ánh uy nghiêm càng làm cho người viếng thăm có cảm giác như sống lại cùng lịch sử hào hùng và cảm nhận được sự long trọng của các nghi lễ cung điện cổ xưa, những lời khấn nguyện cầu Thánh Trần ban phước cho bản thân, gia đình và người thân cũng càng trở nên có ý nghĩa.
Đền Mẫu Sơn Sapa
Đền Mẫu Sơn Sapa nơi thờ công chúa Liễu Hạnh, người mẹ bảo vệ non sông Việt
Khi đã viếng thăm Đền Mẫu Thượng Sapa và đền Hàng Phố Sapa thì du khách không thể bỏ lỡ Đền Mẫu Sơn Sapa. Ngôi đền này nằm trên đường Thạch Sơn, tổ 4A, cũng rất gần trung tâm thị trấn Sapa, dễ dàng để di chuyển để tham quan luôn cả 3 đền linh thiêng nhất vùng Tây Bắc này. Đền Mẫu Sơn mở cửa tất cả các ngày trong tuần và miễn phí tham quan. Nếu bạn muốn thong thả để chiêm ngưỡng từng ngõ ngách, hoa văn kiến trúc nơi này thì hãy đi vào những ngày thường. Nếu bạn muốn cảm nhận bầu không khí sôi động của lễ hội thì hãy chọn những ngày rằm và đầu tháng để dâng hương, cúng lễ cầu bình an cho gia đạo.
Đền Mẫu Sơn Sapa cũng thờ bà Mẫu Hạnh, tương truyền rằng bà thường xuất hiện dưới thân phận của một người bán gạo và nước để ban phước cho những người dân nghèo, giúp người dân đắp đê ngăn nước, chữa bệnh cho người nghèo và góp phần bảo vệ sự đe dọa xâm lăng của các nước láng giềng bên cạnh việc bảo vệ cho người dân được bình yên bởi ngày xưa nơi đây là chốn rừng thiêng nước độc có rất nhiều thú dữ và ma quỷ hoành hành. Có thể nói, trong tiềm thức của người dân Việt Nam xưa và nay thì bà Mẫu Liễu Hạnh là đại diện cho sức mạnh tâm linh, nơi nào có bà thì nơi đó người dân sẽ được bảo vệ sống trong bình yên và thịnh vượng, nơi ấy sẽ được ban phước lành, con dân sẽ được sống trong thanh thản, bà chính là đại diện cho hơi ấm của người mẹ trong đời sống tinh thần của người dân Việt, cho những đức tính tốt đẹp của Nho giáo và được tôn vinh là một trong bốn vị thánh bất tử. Hằng năm, hàng ngàn du khách ghé thăm chốn linh thiêng này để tưởng nhớ và tôn vinh bà Thánh Mẫu Liễu Hạnh.
Đền Mẫu Sơn Sapa là di tích lịch sử hơn 200 năm t.uổi
Đền Thờ Mẫu Sơn đã trải qua 200 năm t.uổi, không giống như những ngôi đền, chùa khác, ngôi chùa nhỏ này nằm ở bờ kè sông Hồng và sông Nậm Thị. Trước đây ngôi đến bị xuống cấp do sự tàn phá của thời gian nhưng đến năm 2013 đã được tân trang lại đẹp hơn để tôn vinh giá trị lịch sự, tín ngưỡng và nhằm quảng bá đến khách du lịch. Theo lịch sử Việt thì Đền Mẫu Sơn được triều đại nhà Nguyễn đã phong tặng một danh hiệu cho đền Mẫu Sơn ba lần (vào năm 1853, 1888 và 1924). Năm 2011, tiếp tục được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia.
Tất cả những đền, chùa ẩn mình ở núi rừng Sapa đều mang một vẻ đẹp tâm linh mạnh mẽ, bởi sông núi kỳ vĩ và thiên nhiên nơi đây tạo nên một cảm giác uy nghiêm không nơi nào có được. Vào những ngày lễ dâng hương, người dân và du khách khắp nơi kéo về, khói hương nghi ngút càng làm cho chốn này trở nên huyền bí, linh thiêng như trong cõi tiên cảnh.
Đền được xây dựng ở trên cao, cũng có lưng tựa vào núi và phía trước hướng ra khoảng không gian rộng lớn, thoáng đãng, đón chào cỏ cây hoa lá. Cổng của Đền Mẫu Sơn được thiết kế theo lối kiến trúc cổng tam quan một tầng mái rất quen thuộc với Phật giáo Việt Nam. Đặc biệt, đền có ba lối đi vào, có một lối chính ở giữa lớn và hai lối phụ nhỏ hai bên hông và một chính điện duy nhất giữa đền. Phía trước điện, du khách sẽ được chiêm ngưỡng một bia đá được chạm khắc tinh tế và khi bước vào bên trong điện sẽ mở ra trước mắt là ba gian thờ, trong đó gian chính giữa thờ thánh mẫu Liễu Hạnh.
Những lưu ý khi đi trải nghiệm các đền Mẫu Thượng Sapa, đền Mẫu Sơn Sapa và đền Hàng Phố Sapa là ăn mặc kín đáo, lịch sự và không mặc váy, quần ngắn hoặc bất kỳ loại trang phục không đứng đắn vì hình thức bên ngoài nói lên sự tôn trọng tín ngưỡng của du khách. “Đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên” khi bước chân vào đền, chùa, hạn chế tiếng ồn tốt nhất có thể hoặc cố gắng giữ im lặng và quan trọng là đi đến những nơi tín ngưỡng bằng tâm, dù bạn không thuộc tín ngưỡng tôn giáo nơi này cũng hãy tôn trọng tập quán và tâm linh của người dân địa phương vì bạn đã bước chân vào thánh địa tôn giáo quan trọng.
Sapa mang màu sắc của chốn linh thiêng và phong cảnh kỳ vĩ
Chắc chắn rằng một chuyến du lịch đến đền Mẫu Thượng Sapa sẽ mang lại cho bạn nhiều điều thú vị. Đừng bỏ lỡ một nơi có thể chiêm ngưỡng cảnh sắc núi non hữu tình, vừa có thể thắp hương lễ bái cầu xin sự bình an và sức khỏe.
Vẻ đẹp cổ kính của chùa Địa Tạng Phi Lai
Đến chùa Địa Tạng Phi Lai sau cơn mưa mới cảm nhận được hết vẻ đẹp như 'tiên cảnh' của ngôi chùa.
Tọa lạc tại xã Liêm Sơn, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, chùa Địa Tạng Phi Lai thu hút hàng nghìn du khách thập phương bởi vẻ đẹp cổ kính, thanh tịnh.
Chùa Địa Tạng Phi Lai nằm ở vị trí đắc địa trên một quả đồi, có thế tựa lưng vào núi, phía sau là đồi thông xanh rì rào, phía trước là ruộng lúa mênh mông, tách biệt hẳn với khu dân cư nên vô cùng tĩnh lặng.
Đặt chân đến chùa Địa Tạng Phi Lai, dường như mọi muộn phiền âu lo đều tan biến, thay vào đó là cảm giác tiêu dao, tự tại như đang lạc bước vào chốn bồng lai tiên cảnh.
Không gian mộc mạc với những trải nghiệm giản dị tìm về đời sống xưa khiến bất kỳ ai cũng thấy an lạc.
Trong chùa lưu giữ nhiều cổ vật quí thiêng liêng, từng cổ vật ẩn chứa những bí mật lịch sử nghìn năm trước của thời đại Lý - Trần.
Các vườn thiền có thể là trải đá trắng, có vườn thiền là thảm cỏ xanh rì, có vườn thiền lại là những viên gạch cổ khắc họa tiết rồng thời Lý.
Trong khuôn viên chùa có rất nhiều bãi cỏ, có đặt bàn ghế cho du khách ngồi nghỉ chân.
Cây cảnh trong khuôn viên chùa được cắt tỉa, chăm sóc xanh mướt.
Không gian yên tĩnh, vẻ đẹp cổ kính và thanh bình khiến du khách đến đây đều cảm thấy thư thái.
Không chỉ là chốn thờ tự linh thiêng, chùa còn là nơi sinh hoạt tâm linh của người dân trong vùng, nơi trải nghiệm cuộc sống, hướng con người đến với những giá trị chân - thiện - mỹ.
Bất kỳ góc nhỏ nào nơi đây cũng đều được nâng niu, mang những nét an tịnh lan tỏa tới lòng người.
Nơi dừng chân thanh bình, thư thái.
Đặc biệt, sự cân đối, hài hòa với thiên nhiên chính là phong cách nổi bật tại chùa Địa Tạng Phi Lai.
Khám phá 'chốn bồng lai tiên cảnh' Cổng trời Ô Quy Hồ Cổng trời Ô Quy Hồ được xem là 'chốn bồng lai tiên cảnh', một địa điểm check in nổi tiếng thuộc xã Sơn Bình, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu. Được mệnh danh là "vua" trong tứ đại đỉnh đèo phía Tây Bắc Việt Nam, đèo Ô Quy Hồ đã trở thành điểm đến nổi tiếng hấp dẫn. Đèo Ô Quy Hồ được...