Đền Mẫu Đông Cuông: Di sản linh thiêng giữa lòng Yên Bái
Tọa lạc bên bờ sông Thao, nơi thượng nguồn sông Hồng bao la, Đền Mẫu Đông Cuông không chỉ là một di sản văn hóa lịch sử quan trọng của tỉnh Yên Bái mà còn là điểm du lịch tâm linh hút khách.
Đền Mẫu Đông Cuông. Ảnh: IT
Được biết đến với nhiều tên gọi như Đền Đông, Đền Thần Vệ Quốc hay Đền Chầu Đệ Nhị Thượng Ngàn, Đền Mẫu Đông Cuông mang trong mình giá trị lịch sử sâu sắc và vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ.
Lịch sử hình thành và phát triển của Đền Mẫu Đông Cuông gắn liền với những năm tháng lịch sử của dân tộc. Từ năm 1995, với sự cho phép của UBND tỉnh Yên Bái, ngôi đền đã được xây dựng và tôn tạo lại, tiếp tục khẳng định vị thế là một trong những ngôi đền linh thiêng nhất khu vực. Năm 2000, Đền được công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa cấp tỉnh và sau đó, vào năm 2009, đã được nâng cấp thành Di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia, qua Quyết định số 296/QĐ-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Vị trí đắc địa của Đền Mẫu Đông Cuông, nằm cách trung tâm tỉnh lỵ Yên Bái khoảng 55 km về phía Tây Bắc, giúp du khách có thể dễ dàng thăm quan và cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên cùng không khí tâm linh đặc biệt nơi đây. Đường đi đến Đền đã được cải thiện, rải nhựa, bê tông, tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển bằng các phương tiện như xe máy, ô tô, xe khách.
Lễ rước Mẫu tại Lễ hội Đền Đông Cuông.
Kiến trúc đền Đông Cuông mang đặc trưng của nghệ thuật xây dựng thời Lý Trần, với cấu trúc hình chữ đinh gồm hai tòa đại bái và hậu cung cấm, thể hiện sự tinh tế và uy nghi trong từng chi tiết. Ngôi đền không chỉ là nơi thờ phụng Mẫu Thượng Ngàn, Chầu Đệ Nhị và các vị thần vệ quốc mà còn là điểm tín ngưỡng tâm linh với dấu ấn sâu đậm về vị Chầu Bà Đệ Nhị trong lòng người dân.
Bên cạnh đó, Đền Mẫu Đông Cuông còn là một phần của cụm Di tích gồm Đền chính, Miếu Cô, Miếu Cậu và Miếu Đức Ông, tạo nên một không gian tâm linh đa dạng và phong phú. Cây Đa cổ thụ 800 tuổi ngay tại cổng vào ngôi đền là biểu tượng của sự trường tồn và vững chãi, mở đầu cho hành trình tìm hiểu về một di sản văn hóa, lịch sử đặc biệt.
Lễ rước Mẫu tại Lễ hội Đền Đông Cuông.
Video đang HOT
Đền Mẫu Đông Cuông không chỉ thu hút du khách bởi giá trị tâm linh, kiến trúc độc đáo mà còn bởi vị trí đắc địa giữa cảnh sắc thiên nhiên hữu tình. Dưới bóng dáng cây Đa cổ thụ, ngôi đền mang dáng vẻ của sự cổ kính, uy nghi nhưng không kém phần bình yên và thơ mộng. Sự kết hợp giữa văn hóa, lịch sử và thiên nhiên đã tạo nên một Đền Mẫu Đông Cuông đầy sức hút, là điểm đến không thể bỏ qua đối với những ai yêu thích khám phá và trải nghiệm văn hóa tâm linh của Việt Nam.
Năm 2023, Đền Đông Cuông được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Sự kiện này đã góp phần nâng cao tầm vóc của Đền Đông Cuông, thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế và tăng cường niềm tự hào văn hóa trong lòng người dân Việt Nam.
Đền Đông Cuông được ghi danh vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ hội Đền Đông Cuông năm 2024 sẽ được tổ chức trong 2 ngày 20 – 21/2/2024 (tức ngày 11, 12 tháng Giêng năm Giáp Thìn).
Lên Tây Bắc ngắm hoa tớ dày nhuộm thắm núi rừng
Dịp Tết Nguyên đán, núi rừng Mù Cang Chải (Yên Bái) đón mùa xuân về bằng sắc hồng rực rỡ của hoa tớ dày, hay còn gọi là hoa đào rừng.
Mù Cang Chải là huyện vùng cao phía Tây của tỉnh Yên Bái, cách trung tâm TP Yên Bái 180km. Nơi đây không chỉ có những thửa ruộng bậc thang ấn tượng mà còn thu hút du khách bởi sự dịu dàng, duyên dáng của mùa hoa tớ dày.
Hoa tớ dày thuộc họ hoa đào, người Mông ở Mù Cang Chải thường gọi là "pằng tớ dầy", dịch theo nghĩa tiếng Việt là "hoa đào rừng".
Hoa thường nở vào cuối năm và kéo dài đến hết Tết Nguyên đán.
Hoa tớ dày phân bố tự nhiên và mọc nhiều ở một số địa bàn thuộc huyện Mù Cang Chải như các xã: Nậm Khắt, Púng Luông, Dế Xu Phình, Lao Chải, Khao Mang, dọc theo suối Nậm Kim và mọc nhiều nhất ở La Pán Tẩn.
Hoa tớ dày có thân gỗ, chỉ mọc và nở hoa ở độ cao trên 1.000m so với mực nước biển.
Hoa tớ dày có năm cánh hồng phớt với nhụy dài đỏ kết thành từng chùm lớn tràn đầy sức sống trên những thân cây mảnh khảnh, vươn cao và tán rộng.
Tớ dày trở thành một trong những biểu tượng đặc biệt của vùng đất vốn khắc nghiệt. Nhận thấy vẻ đẹp của loài hoa này và sự hấp dẫn đối với khách du lịch, giờ đây người dân ở La Pán Tẩn nói riêng và nhiều nơi khác cũng bắt đầu đưa hoa về trồng quanh nhà.
Những ngày này, hoa tớ dày đang nở nhiều và đẹp nhất ở bản Háng Gàng, xã Lao Chải và bản Trống Páo Sang, xã La Pán Tẩn. Đây cũng là hai điểm thu hút đông du khách nhất khi hoa vào mùa nở rộ.
Nhiều bạn tranh thủ lưu lại những khoảnh khắc thanh xuân cùng với tớ dày.
Các em nhỏ cũng được bố mẹ cho đi chụp ảnh check-in với sắc hồng rực rỡ của hoa.
Những ngày cuối năm, đến mùa hoa, nơi nơi ở Mù Cang Chải đều rực một màu hồng, tạo nên bức tranh xuân rực rỡ.
Hoa nở vào đúng dịp Tết của người Mông, nhuộm thắm cả sườn đồi, báo hiệu thời điểm đồng bào được mặc đồ mới, nam nữ cùng tập khèn, chơi Pao... đón Tết đến, Xuân về.
Vịnh Hạ Long - Cát Bà trở thành Di sản Thiên nhiên thế giới thuộc 2 địa phương Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà được UNESCO công nhận di sản thế giới, bởi nơi đây có các khu vực với vẻ đẹp thiên nhiên bao gồm đảo đá vôi có thảm thực vật che phủ. Vịnh Hạ Long là một trong những danh lam thắng cảnh nổi tiếng nhất Việt Nam, có sức hút đặc biệt đối với du...