Đến độ tuổi này mà con còn bị chân vòng kiềng, bố mẹ cần đưa đi khám ngay!
Hiện tượng trẻ nhỏ đi với dáng chân vòng kiềng rất phổ biến, nhưng điều bố mẹ lo lắng là con mình bị cong chân ở mức độ bình thường hay cần đi khám?
Chân vòng kiềng (chân chữ O) là dạng hai chân không thẳng, hai đầu gối không chạm được vào nhau mà bị cong ra phía ngoài. Tùy từng bé mà chân có hiện tượng cong nhiều hay cong ít. Theo nghiên cứu từ Viện Hàn Lâm Nhi khoa Hoa Kì (AAP), hầu hết trẻ dưới 2 tuổi đều có cấu tạo khung xương chân vòng kiềng. Đây là hiện tượng hết sức bình thường do khi ở trong bụng mẹ không gian chật hẹp nên chân bé bị co lại.
Khi mới biết đi, chân trẻ bắt đầu duỗi thẳng ra. Nhưng nếu đến khoảng 3 tuổi mà bố mẹ để ý thấy chân con có hình dạng chữ O thì nên đưa trẻ đến bệnh viện kiểm tra. Bởi thông thường ở độ tuổi này, xương chân của bé sẽ bớt cong và dần về dáng thẳng.
Nếu trẻ đã 3 tuổi vẫn đi với dáng chân vòng kiềng, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám (Ảnh minh họa).
Nếu không nắn chỉnh, chân vòng kiềng sẽ ảnh hưởng đến thẩm mĩ và tâm lý của trẻ. Theo bác sĩ CK II Trịnh Quang Dũng, Trưởng khoa Phục hồi chức năng, Bệnh viện Nhi Trung ương, việc nắn chỉnh chân vòng kiềng phải được thực hiện bởi các kĩ thuật viên, bố mẹ lưu ý không tự ý nắn bóp chân vòng kiềng cho bé. Việc tự ý nắn chỉnh chân vòng kiềng không những không có tác dụng cải thiện cấu trúc xương mà trái lại, nó sẽ khiến cho con bị bầm tím, viêm cơ, thậm chí trật khớp.
Hiện nay, nhiều bố mẹ có con bị chân vòng kiềng đặc biệt quan tâm đến việc đưa con đi khám ở đâu, điều trị như thế nào? Dưới đây là danh sách các địa chỉ uy tín có dịch vụ khám và điều trị dị tật này ở trẻ nhỏ:
HÀ NỘI
1. Khoa Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng – Bệnh viện Nhi Trung ương
Địa chỉ: số 18/879 La Thành, Đống Đa – Hà Nội
Bệnh viện Nhi Trung ương là một trong những địa chỉ khám chữa bệnh Nhi cho trẻ em hàng đầu cả nước. Bệnh viện có đầy đủ các chuyên khoa điều trị các bệnh khác nhau của trẻ từ 0 – 15 tuổi, trong đó khoa Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng là đơn vị đứng đầu trong cả nước trong lĩnh vực Phục hồi chức năng Nhi khoa.
Hiện nay, Khoa Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng có áp dụng các phương pháp, hình thức trị liệu chân vòng kiềng khác nhau, bao gồm: Điện trị liệu, ánh sáng trị liệu, thủy trị liệu, siêu âm, sóng ngắn, vận động trị liệu…
2. Khoa Nhi – Bệnh viện Phục hồi chức năng
Địa chỉ: Số 35 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân, Hà Nội
Đây là bệnh viện công lập chuyên sâu và điều trị cho bệnh nhân bằng vật lý trị liệu đầu tiên ở khu vực phía Bắc, bố mẹ có thể cho trẻ tập phục hồi chức năng theo cả 2 hình thức nội trú hoặc ngoại trú. Đội ngũ bác sĩ là các Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ, Điều dưỡng, Kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm, tâm huyết với nghề từ Trường Đại học Y Hà Nội.
Khoa Nhi – Bệnh viện Phục hồi chứng năng là khoa lâm sàng chuyên sâu về các kỹ thuật phục hồi chức năng cho trẻ em (trẻ
Danh sách bác sĩ, phòng khám Nhi uy tín ở Hà Nội được nhiều mẹ tin tưởngĐỌC NGAY
3. Phòng khám xương khớp – cột sống ICCare
Địa chỉ: Số 5 Hàng Chuối, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Phòng khám ICCare là một bộ phận thuộc chuyên khoa thần kinh cột sống – cơ – xương – khớp. ICCare là đơn vị chuyên điều trị các chứng bệnh như thoát vị đĩa đệm, xẹp đốt sống, đau thắt lưng, đau thần kinh tọa, các vấn đề về chân….
Thiết bị hiện đại được áp dụng vào điều trị chân vòng kiềng bao gồm Công nghệ Laser tần số giúp kích thích và nắn chỉnh những sai lệch ở vùng chân…
4. Phòng khám chuyên khoa Thần kinh Cột sống Hoa Kỳ (ACC)
Địa chỉ: Số 44 Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Các bố mẹ có thể tìm đến Khoa trị liệu thần kinh Cột sống và Vật lý trị liệu phục hồi chức năng này để được thăm khám và tư vấn điều trị tình trạng chân vòng kiềng cho bé.
Các phương pháp điều trị chân vòng kiềng được áp dụng tại phòng khám ACC bao gồm: Trị liệu bằng laser với cường độ cao; máy trị liệu vận động ATM2; phục hồi chức năng bằng phương pháp Pneumex.
TP HỒ CHÍ MINH
5. Khoa Ngoại chỉnh hình – Bệnh viện Nhi đồng 1, TP Hồ Chí Minh
Địa chỉ: số 341, Sư Vạn Hạnh, Quận 10, TP Hồ Chí Minh
Đây địa chỉ khám chữa bệnh chuyên khoa Nhi đầu ngành khu vực phía Nam với môi trường an toàn, thân thiện. Để khám và điều tị về cho các bé bị chân vòng kiềng, bố mẹ có thể đưa trẻ đến khoa Ngoại chỉnh hình.
6. Khoa Vật lý trị liệu & Phục hồi chức năng, Bệnh viện Nhi đồng 2, TP Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Số 14, đường Lý Tự Trọng, phường Bến Nghé, Q.1. TP Hồ Chí Minh
Bệnh viện Nhi đồng 2 là bệnh viện chuyên khoa Nhi hạng I trực thuộc Sở y tế TP.HCM. Nơi đây cũng là một trong các bệnh viện nhi hàng đầu trong cả nước. Bệnh viện khám chữa bệnh cho bệnh nhi từ 0 đến 16 tuổi, trong đó có khoa Vật lý trị liệu & Phục hồi chức năng chuyên khám và điều trị tật chân vòng kiềng.
7. Khoa Chỉnh hình Nhi – Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP Hồ Chí Minh
Địa chỉ: 929 Trần Hưng Đạo, Phường 1, Quận 5, TP Hồ Chí Minh
Đây là bệnh viện chuyên khoa hạng I tại khu vực phía Nam, chuyên tiếp nhận và điều trị các vấn đề xương khớp, chấn thương, phục hồi chức năng… Bố mẹ ở khu vực phía Nam có thể đưa con đến Khoa Chỉnh hình Nhi của bệnh viện để khám và khắc phục, điều trị các vấn đề về xương khớp cho trẻ dưới 15 tuổi.
Chân vòng kiềng ảnh hưởng đến thẩm mĩ và tâm lý trẻ nhỏ (Ảnh minh họa).
8. Phòng khám Chấn thương chỉnh hình cho trẻ em – Bệnh viện đa khoa Xuyên Á
Địa chỉ: 42, Qốc lộ 22, Ấp Chợ, Xã Tân Phú Trung, Củ Chi, TP Hồ Chí Minh
Đây là phòng khám do chính BS.CK2. Phan Văn Tiếp (nguyên trưởng khoa CTCH Nhi – Bệnh viện CTCH Tp.HCM) trực tiếp phụ trách. Với kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao, bác sĩ sẽ khám và điều trị các bệnh lý xương khớp khác nhau, trong đó có dị tật Chân vòng kiềng (gối chữ O) và gối chữ X.
Để đảm bảo an toàn cho bé bố mẹ nên biết
Khi con bị ngã từ trên giường xuống đất, 90% bố mẹ có hành động sai lầm gây nguy hiểm cho con.
Theo phản xạ tự nhiên khi nhìn thấy con bị ngã, rất nhiều ông bố bà mẹ ngay lập tức bế con dậy. Tuy nhiên, đây lại là hành động có thể gây nguy hiểm cho con đấy bố mẹ ạ.
Trẻ nhỏ rất hiếu động, nghịch ngợm, thích khám phá xung quanh, đôi khi bản thân chúng cũng chưa nhận thức được việc sự nguy hiểm nên chỉ cần một chút bất cẩn, lơ là của người lớn là lũ trẻ có thể bị ngã. Trường hợp thường xuyên gặp nhất là trẻ ngã từ trên giường xuống đất...
Theo phản xạ tự nhiên, khi thấy con ngã là các ông bố bà mẹ thường hốt hoảng, không giữ được bình tĩnh và lập tức bế con dậy để đung đưa, vỗ về, dỗ cho bé nín khóc sau đó mới xem bé có bị thương ở đâu hay không. Tuy nhiên, hành động này của bố mẹ lại có thể khiến con gặp nguy hiểm. Bởi khi bố mẹ chưa biết tình trạng của con sau khi bị ngã ra sao mà đã vội bế bé lên có thể sẽ làm vết thương của bé nặng hơn.
Video hướng dẫn cách xử trí khi trẻ không may bị ngã trên giường xuống đất.
Thay vì vội vã bế con dậy, bố mẹ hãy làm những điều sau đây để đảm bảo an toàn cho bé:
Bình tĩnh và quan sát con 15 giây
Khi con không may bị ngã, bố mẹ hãy kiểm tra kỹ xem trên cơ thể con có vế thương nào không rồi mới nhẹ nhàng bế con lên.
Nếu trẻ bị thương ở phần cổ hoặc lưng, bố mẹ tuyệt đối không được bế trẻ lên. Hãy đảm bảo trẻ nằm ở tư thế thẳng và không di chuyển. Sau đó, bố mẹ lập tức bấm số gọi cứu thương.
Nếu chân tay của trẻ không thể hoạt động, bố mẹ chạm nhẹ vào là con khóc thét, lúc đó có thể bé bị gãy xương hoặc trật khớp. Bố mẹ hãy bế trẻ ở tư thế cố định để đưa bé đến bệnh viện, trong lúc di chuyển, động tác của bố mẹ cần nhẹ nhàng, tránh gây thêm thương tổn cho trẻ.
Nếu may mắn trẻ không bị thương nặng sau cú ngã mà chỉ bị sưng tấy hoặc vết thương ngoài da, bố mẹ có thể dùng đá lạnh để chườm vết sưng tấy của trẻ, dùng bông, vải sạch để cầm máu với vết thương ngoài da. Nếu bé tỉnh táo và không có triệu chứng nào bất thường, mẹ có thể yên tâm.
Ngoài ra, bố mẹ cũng không nên bôi dầu gió cho con vì sẽ khiến tình trạng vết thương nặng hơn. Một số mạch máu nhỏ khi bị day sẽ làm máu chảy liên tục.
Theo dõi con chặt chẽ sau khi bị ngã
Nên giữ bé tỉnh táo trong ít nhất 1h sau khi bị ngã, và có thể cho con ngủ một giấc ngắn sau đó, nhưng không quá 20 phút. Bố mẹ cần quan sát liệu trẻ có xuất hiện những dấu hiệu nguy hiểm như: ngủ mê man, nôn ói, nôn ra máu, sắc mặt trắng bệch, hôn mê... thì bố mẹ cần lập tức đưa trẻ đến bệnh viện khám.
Sau khi bị ngã đập đầu xuống đất, dù không phải chấn thương sọ não nhưng nhiều bé vẫn bị nôn ói từ 1- 2 lần. Vì vậy, trong 1-2 giờ đầu sau khi bé ngã, mẹ chỉ nên cho bé uống nước hoặc bú mẹ, không nên cho bé ăn thức ăn dạng rắn, đặc.
Lưu ý để phòng tránh việc trẻ bị ngã
- Người lớn phải luôn quan sát trẻ nhỏ, nên lắp thêm thanh chắn quanh giường để đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Không sử dụng chăn, gối... để kê làm hàng rào chắn vì trẻ nhỏ rất hiếu động, chúng sẵn sàng bò qua gối, đệm chắn để tìm đường ra ngoài và càng làm chúng dễ bị ngã hơn.
- Không để đồ chơi ở xa tầm với của trẻ khiến bé phải di chuyển, với tay để lấy đồ chơi dễ làm trẻ bị hẫng và ngã.
- Ở khu vực xung quanh giường không nên bày biện đồ vật dễ vỡ hoặc nguy hiểm. Bố mẹ cần trải xốp hoặc thảm dày, đệm để trong trường hợp trẻ bất cẩn bị ngã thì vết thương cũng sẽ giảm nhẹ.
- Khi bé lớn hơn, hãy dạy con cách leo lên và leo xuống giường an toàn.
Tai nạn thương tâm tại nhà: Trẻ bị que sắt cắm vào đầu, bị chó cắn vào mặt Mặc dù các bác sĩ cảnh báo nhiều lần nhưng nhiều trẻ em vẫn bị những tai nạn thương tâm ngay trong nhà mình như bị chó cắn, té ngã bị dị vật đâm... Ảnh minh họa Ngày 9.6, thạc sĩ, bác sĩ Đào Trung Hiếu, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), cho biết bệnh viện vừa tiếp nhận mổ...