Đem cánh tay silicon đi tiêm vắc xin Covid-19 để lấy giấy chứng nhận
Một người đàn ông tại Ý bị phát hiện đeo cánh tay giả đi tiêm vắc xin Covid-19 để lấy chứng nhận mà không tiêm thực sự.
Ý đã thông báo các biện pháp cấm người chưa tiêm vắc xin tham gia nhiều hoạt động xã hội, văn hóa và thể thao SHUTTERSTOCK
Đài CNN ngày 4.12 đưa tin một người đàn ông 50 tuổi tại thành phố Biella (vùng Piedmont, Ý) đã tìm cách dùng cánh tay silicon ngụy trang như cánh tay thật để tiêm vắc xin Covid-19 và lấy chứng nhận, thay vì tiêm thật.
Video đang HOT
Màn đánh lừa này bị điều dưỡng Filippa Bua phát hiện khi bà chuẩn bị tiêm vắc xin cho người đàn ông trên vào ngày 2.12 và phát hiện cánh tay có dấu hiệu bất thường.
“ Màu da bất thường, trắng hơn nhiều so với 2 bàn tay và mặt của bệnh nhân”, bà kể và sau khi kiểm tra, cô phát hiện ra cánh tay giả làm bằng silicon.
“Trước hết tôi cảm thấy tội cho ông ấy vì nghĩ rằng ông ấy có tay giả. Nhưng sau đó ông ta thừa nhận đang đeo cánh tay giả nhằm mục đích tránh tiêm vắc xin”, theo bà Bua.
Phát hiện trên khiến điều dưỡng kỳ cựu này trải qua nhiều cung bậc cảm xúc, sau khi theo nghề từ năm 1987 và đã tiêm hàng ngàn liều.
“Đầu tiên tôi thấy bất ngờ, sau đó là giận dữ, tôi cảm thấy bị xúc phạm về nghề nghiệp. Ông ấy không hề tôn trọng sự hiểu biết và chuyên môn của chúng tôi. Tôi chưa từng nghĩ sẽ gặp chuyện như thế trong đời”, bà Bua chia sẻ.
Chính quyền vùng Piedmont lên án âm mưu của người đàn ông ẩn danh trên, khi cho rằng “trường hợp này có thể xem là lố bịch”.
Chủ tịch vùng Piedmont Alberto Cirio cho rằng sự việc là sự xúc phạm đối với hệ thống y tế vùng, một trong những nơi đứng đầu ở Ý về năng lực tiêm vắc xin và liều tăng cường. Hiện cơ quan y tế thành phố Biella đã nộp đơn kiện lên văn phòng công tố địa phương.
Australia ban hành luật mới ngăn chặn nội dung phỉ báng trực tuyến
Theo các quy định mới sẽ được ban hành tại Australia trong tuần tới, các nền tảng mạng xã hội sẽ buộc phải tiết lộ danh tính của những cá nhân đăng nội dung phỉ báng hoặc gây tổn hại một cách ẩn danh.
Theo phóng viên tại Sydney, Chính phủ Australia sẽ ban hành các quy định mới trong tuần tới nhằm ngăn chặn nội dung có tính phỉ báng, lạm dụng và bắt nạt trên các nền tảng truyền thông xã hội.
Theo các quy định mới, các nền tảng mạng xã hội sẽ buộc phải tiết lộ danh tính của những cá nhân đăng nội dung phỉ báng hoặc gây tổn hại một cách ẩn danh.
Chính phủ Australia sẽ thiết lập một cơ chế khiếu nại, cho phép những ai cho rằng họ đang bị bôi nhọ, bắt nạt hoặc tấn công trên mạng xã hội nộp đơn yêu cầu nền tảng xã hội gỡ bỏ nội dung liên quan.
Bộ trưởng Dịch vụ Xã hội và Gia đình Anne Ruston cho biết nếu các nền tảng truyền thông xã hội không tuân thủ, vụ việc sẽ được chuyển sang tòa án giải quyết, trong đó yêu cầu nền tảng cung cấp chi tiết về danh tính của kẻ lạm dụng hoặc bôi nhọ.
Bà Ruston nhấn mạnh các nền tảng truyền thông xã hội không thể trốn tránh trách nhiệm của mình đối với những kẻ bắt nạt và lạm dụng trực tuyến./.
Cô gái mua 1kg râu bạch tuộc trên mạng và cái kết thất vọng tràn trề: Sờ vào như "đồ giả", thực hư thế nào đây? Clip của cô gái sau khi được đăng tải đã khiến cư dân mạng bàn tán xôn xao. Vừa qua, có một cô gái đã đăng tải clip chia sẻ về trải nghiệm mua 1kg râu bạch tuộc trên mạng và nhận về cái kết thất vọng ê chề. Trong clip, một người đang dùng tay bóp nát từng chiếc râu bạch tuộc...