Dậy sóng với những “đại án”
Năm 2013 liên tiếp nhiều vụ án kinh tế – tham nhũng lớn được các cơ quan tố tụng hoàn tất hồ sơ và đưa ra xét xử. Bên cạnh đó, năm 2013 cũng đã xảy ra nhiều vụ án động trời mà cho tới thời điểm này vẫn chưa có hồi kết.
1. Tử hình lãnh đạo ALC II tham ô tài sản
Từ ngày 6-15.11, TAND TP.HCM đã mở phiên tòa xét xử vụ án tham nhũng tại Công ty Cho thuê tài chính 2 (ALC II) thuộc Agribank. Vũ Quốc Hảo (SN 1955) – nguyên Tổng Giám đốc ALC II bị tuyên án tử hình vì tội “Tham ô tài sản”: 20 năm tù tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, 15 năm tù vì tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Tổng hợp hình phạt chung đối với Vũ Quốc Hảo là tử hình. Ngoài ra, bị cáo Đặng Văn Hai (SN 1957) – nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH và Xây dựng Quang Vinh bị tuyên tử hình vì tội “Tham ô tài sản”, 15 năm tù tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, 12 năm tù tội “Lợi dụng chức vụ trong khi thi hành công vụ”. Tổng hợp hình phạt chung tử hình. 9 bị cáo khác bị tuyên từ 3 – 14 năm tù.
2. Đại án tham nhũng tại Vifon
Sau 5 ngày xét xử, ngày 27.11.2013, TAND TP. HCM đã tuyên án đối với “bộ sậu” trong vụ án tham nhũng tại Công ty cổ phần Kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam (Vifon). Nguyễn Thanh Huyền (SN 1955) – nguyên Phó Tổng Giám đốc, kế toán trưởng Vifon, kẻ chủ mưu trong vụ án bị xử phạt 20 năm tù về tội “Tham ô tài sản”, 15 năm tù về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”, tổng hợp hình phạt là 30 năm tù (mức hạn tù cao nhất trong luật định). 4 bị cáo còn lại bị tuyên phạt từ 7 – 22 năm tù.
3. Lừa đảo ở dự án Thanh Hà – Cienco5
Sau 6 ngày xét xử nghị án, ngày 9.12.2013, TAND TP.Hà Nội đã tuyên phạt 5 bị cáo trong vụ lừa đảo ở dự án Thanh Hà – Cienco5, chiếm đoạt của khách hàng gần 800 tỷ đồng. Lê Hòa Bình (SN 1954) – nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty CP Xây dựng và dịch vụ 1.5 chủ mưu trong vụ án bị tuyên tù chung thân về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, 10 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, tổng hợp hình phạt cho 2 tội là tù chung thân. Nguyễn Thị Kim Thoa (SN 1965) – nguyên Phó Tổng Giám đốc kiêm kế toán trưởng Công ty 1.5 bị tuyên phạt tù chung thân về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
4. Bác sĩ phi tang thi thể khách hàng
Đã qua hơn 2 tháng kể từ khi xảy ra vụ bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường ném thi thể nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền (SN 1974, ở phố Hàng Thiếc, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) xuống sông Hồng để phi tang, đến nay việc tìm kiếm thi thể vẫn không kết quả.
Video đang HOT
Mặc dù gia đình chị Huyền đã nỗ lực, sử dụng nhiều biện pháp, thậm chí cả các chuyên gia thuộc Hiệp hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam đã dùng máy địa bức xạ để quét nhưng thi thể chị Huyền thì vẫn bặt vô âm tín. Thủ phạm chính trong vụ án là bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường, lúc đầu bị khởi tố về tội giết người. Sau khi củng cố tài liệu, Công an TP. Hà Nội đã khởi tố bác sĩ này các tội: Vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác và tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt.
5. Nguyễn Thanh Chấn 10 năm tù oan
Vụ án ông Nguyễn Thanh Chấn gây chấn động dư luận nhất năm 2013.
Có người đã nói cái tên gọi Nguyễn Thanh Chấn giống như cuộc đời thực của ông. 10 năm trước đây người đàn ông hiền lành này đã gây chấn động cả xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang khi bị kết tội giết người, nạn nhân là chị Nguyễn Thị Hoan (người cùng thôn với ông Chấn). 10 năm sau người đàn ông 52 tuổi này lại khiến dư luận chấn động lần nữa khi được tạm trả tự do sau 10 năm ngồi tù. Lý do khiến ông Chấn được tha là nghi phạm chính trong vụ án sát hại chị Nguyễn Thị Hoan là Lý Nguyễn Chung (SN 1988) đã ra đầu thú.
Ngày 6.11, tại phiên tái thẩm, Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao đã tuyên hủy bản án đã tuyên Nguyễn Thanh Chấn tù chung thân về tội giết người. Hiện hồ sơ của vụ án này đã được chuyển cho Cơ quan CSĐT – Bộ Công an thụ lý. Tuy nhiên, theo thủ tục pháp luật, ông Chấn vẫn còn phải chờ quyết định đình chỉ điều tra vụ án từ cơ quan tố tụng thì mới thực sự thành người vô tội.
6. Nhà ngoại cảm dởm làm giả hài cốt liệt sĩ
Ngày 28.10.2013, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Quảng Trị đã phối hợp Công an tỉnh Bắc Ninh, Bộ Công an tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt khẩn cấp Nguyễn Văn Thúy (tức cậu Thủy, SN 1959) và vợ là Mẫn Thị Duyên (SN 1962, cùng trú ở thôn Trác Bút, thị trấn Chờ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh). Hành vi của 2 đối tượng này khiến cả xã hội phẫn uất, dư luận bức xúc khi đã làm giả hài cốt, di vật, nơi chôn liệt sĩ để bịp bợm kiếm tiền của các thân nhân liệt sĩ. Đây là hành vi là lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Đến nay Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Quảng Trị vẫn đang điều tra, hoàn thiện hồ sơ để đưa kẻ lừa đảo ra truy tố, xét xử trước pháp luật.
7. Nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải lĩnh án tử
Bị cáo Dương Chí Dũng tại phiên tòa.
Sau hơn 3 ngày xét xử và nghị án (từ 12 – 16.12), TAND TP.Hà Nội đã tuyên bản án nghiêm khắc đối với Dương Chí Dũng và 9 đồng phạm trong vụ án tham nhũng, cố ý làm trái các quy định quản lý kinh tế của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), gây thất thoát của Nhà nước gần 367 tỷ đồng. Hai bị cáo Dương Chí Dũng (SN 1957) – nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải, nguyên Chủ tịch HĐQT Vinalines và Mai Văn Phúc (SN 1957) – nguyên Tổng Giám đốc Vinalines đã bị tuyên án tử hình vì các tội tham ô tài sản và cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng. 8 bị cáo khác bị tuyên từ 4-22 năm tù.
8. Mang quan tài diễu phố để đòi lại công lý
Một vụ giết người xảy ra vào một đêm tháng 3.2013, ở phường Hội Hợp, TP. Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Cho rằng con em mình bị chết oan, người thân đã dùng xe đưa quan tài nạn nhân đi lên phố kêu oan. Vụ việc càng trở lên phức tạp, khi có đến hàng nghìn người kéo theo gây mất an ninh trật tự nghiêm trọng. Ngày 5 và 6.9.2013, 8 bị cáo trong vụ án được đưa ra xét xử sơ thẩm. 1 án tử hình, 2 án chung thân, người nhẹ nhất trong nhóm bị truy tố giết người cũng bị 12 năm tù. Sau phiên xử cả 6 bị cáo và gia đình bị hại cùng đồng loạt kháng cáo. Phiên xử phúc thẩm vụ án này dự kiến đầu tháng 12.2013, nhưng sau đó bất ngờ bị hoãn.
9. Bắt trùm ma túy Tàng “Keangnam”
Ngày 27.6, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (Bộ Công an) và Công an tỉnh Bắc Ninh bắt được vụ mua bán ma túy với 256 bánh heroin. Chủ của số ma túy “khủng” này là Giàng A Tàng (SN 1982, trú tại Loóng Luông, Mộc Châu, Sơn La) hay còn gọi là Tàng “Keangnam”, Tàng “đô la”. Sở dĩ Tàng có biệt danh đó là thời điểm tòa nhà Keangnam (Hà Nội) vừa rao bán căn hộ cao cấp (khoảng 5 tỷ đồng/căn), Tàng lái xe từ Mộc Châu xuống đăng ký mua liền mấy căn và trả ngay bằng tiền mặt. Cách đây khoảng 3 năm, Tàng đầu tư xây dựng ngôi nhà cao 7 tầng ở trung tâm thị trấn Nông Trường Mộc Châu.
Ông trùm ma túy này thường sử dụng ôtô đắt tiền Lexus, BMW và sống cuộc sống sang trọng kiểu đế vương. Theo đánh giá của ban chuyên án, việc Tàng “Keangnam” bị bắt giữ đã ảnh hưởng mạnh tới các băng nhóm buôn ma túy Việt – Lào, làm giảm đáng kể nguồn cung ma túy thẩm lậu vào Việt Nam. Vụ án này vẫn đang được cơ quan công an điều tra mở rộng thêm, kết cục của ông trùm ma túy chưa được định đoạt.
Theo Dân việt
14/15 mẫu ngô luộc có hóa chất độc hại
14/15 mẫu ngô luộc có hóa chất độc hại
Hôm nay (29/1), theo tin từ Cục An toàn thực phẩm, 14/15 mẫu ngô luộc lấy tại một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long có sử dụng hóa chất bảo quản nhóm Nitrit.
Đây là đợt kiểm tra sau khi có thông tin ngô luộc tại Đồng Tháp, Vĩnh Long và Tiền Giang không đảm bảo an toàn thực phẩm do nông dân trồng ngô bằng hóa chất có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Cục An toàn thực phẩm đã chỉ đạo Viện Vệ sinh Y tế công cộng TP.HCM tiến hành điều tra, xác minh thông tin và lấy mẫu bắp ngô cần thiết và kiểm nghiệm tồn dư hóa chất nghi ngờ.
Viện Vệ sinh và Y tế công cộng TP.HCM đã tiến hành lấy 15 mẫu bắp ngô nguyên liệu đê kiểm nghiệm hóa chất bảo vệ thực vật nhóm Chlor hữu cơ, và 14 mẫu bắp ngô luộc để kiểm nghiệm hàm lượng Nitrat, Nitrit, Cyclamate, chỉ tiêu kim loại nặng (Pb, Cd, Hg), tại tỉnh Tiền Giang (Chợ Gạo và các địa điểm bán dọc đường thuộc huyện Chợ Gạo), Vĩnh Long (Huyện Bình Minh và một số rẫy bắp thuộc huyện Bình Tân), Đồng Tháp (Chợ Đất Sét thuộc xã Mỹ An Hưng A, chợ Tòng Sơn thuộc xã Mỹ An Hưng B thuộc huyện Lấp Vò). Kết quả kiêm nghiệm cho thấy:
- Các mâu bắp ngô nguyên liệu đảm bảo an tòan (15/15 mẫu đêu đạt chỉ tiêu hóa chất bảo vệ thực vật nhóm Chlor hữu cơ)
- Các mẫu bắp ngô luộc: Không phát hiên hiện sử dụng muối Nitrat, đường Cyclamate và bị ô nhiễm kim loại nặng. Tuy nhiên có hiên tượng ngô luộc sử dụng hóa chât bảo quản nhóm Nitrit (Đã phát hiên 14/14 mẫu bắp luôc có hàm lượng Nitrit từ 230,30 - 669,29 mg/kg).
Cục An tòan vệ sinh nhấn mạnh: "Việc sử dụng nhóm chât Nitrit đê bảo quản bắp ngô luôc trong chê biên là không được phép, có nguy cơ ảnh hưởng đên sức khỏe người tiêu dùng".
Theo 24h
Một đối tượng giết đại gia chè là giáo viên? Danh tính của hai nghi can sát hại đại gia chè xứ Thái đã được xác định. Một trong hai đối tượng là một nữ giáo viên dạy hợp đồng. Vụ việc đại gia chè xứ Thái, ông Vũ Dương Bình - Chủ tịch HĐQT công ty CP tập đoàn Tân Cương Hoàng Bình được phát hiện đã tử vong tại nhà nghỉ...