Đây là thế giới qua con mắt của người bị loạn thị: hóa ra bấy lâu nay chúng ta đã nhầm
Thực tế cho thấy có một tỉ lệ không nhỏ trong xã hội ngày nay đang mắc các tật về mắt liên quan đến khúc xạ, mà cụ thể là cận thị, viễn thị và loạn thị.
Hiểu một cách đơn giản thì cận thị là tật khiến bạn chỉ nhìn được rõ các vật ở gần, còn nhìn xa thì mờ nhòe vì mắt không điều tiết được. Viễn thị thì ngược lại, vật ở xa thì rõ, còn ở gần thì không.
Trên thực tế, nhiều người đã cho rằng loạn thị là sự kết hợp giữa cận thị và viễn thị, nghĩa là hình ảnh luôn mờ dù là xa hay gần. Nhưng thực ra, đó lại là quan niệm hoàn toàn sai lầm.
Muốn biết thế giới trong mắt người loạn thị là như thế nào, hãy cùng đến với một bức ảnh đang được cư dân mạng chia sẻ dữ dội những ngày qua. Bức ảnh được đăng tải trên trang Twitter của tài khoản tên Unusual Facts , cho thấy sự khác biệt về hình ảnh giữa một người bình thường, và người mắc tật loạn thị.
Bức ảnh đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều, tuy nhiên phe ủng hộ thì đông hơn. Chẳng hạn, một người dùng đã thẳng thừng phản bác, cho rằng tấm hình bên trái có những sọc sáng là do thấu kính khi chụp bị bụi bẩn bám vào.
Tuy nhiên sau đó, rất đông người đã vào chia sẻ rằng tấm hình này đã mô tả một cách chính xác những gì mà họ phải nhìn thấy mỗi ngày. Và có tới hàng chục ngàn người vào xác nhận rằng họ luôn nhìn thấy những dải sáng mờ, đặc biệt là khi lái xe lúc tối trời.
Vậy thực sự loạn thị là gì? Tại sao người loạn thị lại nhìn thấy những sọc sáng?
Về cơ bản, chúng ta nhìn được ảnh là nhờ giác mạc “hứng” ánh sáng và đẩy ảnh lên võng mạc. Từ đây, các dây thần kinh thị giác sẽ nhận thông tin và giúp não bộ nhận biết được những gì xảy ra xung quanh.
Ở người cận thị, giác mạc đã bị tật khiến cho hình ảnh hội tụ ở phía trước võng mạc nên bạn sẽ không thể nhìn ảnh ở xa. Viễn thị thì ngược lại, hình ảnh hội tụ phía sau võng mạc, và vì thế bạn sẽ không thể nhìn rõ vật ở gần.
Nhưng loạn thị thì khác! Nó xảy ra là vì giác mạc của bạn hơi cong chứ không tròn hoàn toàn. Ánh sáng vì thế sẽ hội tụ vào nhiều điểm trên giác mạc, thay vì một điểm như bình thường, và khiến cho hình ảnh bị mờ nhòe, dễ tạo thành những sọc sáng như trong bức hình được chia sẻ kia.
Không phải ai cũng giống nhau
Theo tiến sĩ nhãn khoa Stephanie Marioneaux từ Học viện nhãn khoa Hoa Kỳ, bức ảnh trên quả thực mô tả đúng những gì mà nhiều người mắc loạn thị nhìn thấy mỗi ngày, nhưng không phải tất cả mọi người đều giống nhau. Hình ảnh thấy khi mắc loạn thị còn phụ thuộc vào độ loạn, và khả năng mắc kèm các tật khúc xạ khác nữa (như cận loạn hoặc viễn loạn).
“Mọi thứ phụ thuộc vào độ loạn. Nhưng ngoài ra còn nhiều yếu tố khác chứ không riêng gì tật khúc xạ mới khiến cho hình ảnh trong mắt bạn bị mờ đi,” - cô cho biết.
Tham khảo: IFL Science
Phẫu thuật tật khúc xạ vĩnh viễn nên bắt đầu từ khi nào?
Theo thống kê của Viện Thị giác Brien Holden tại Việt Nam, tỷ lệ mắc tật khúc xạ của người dân Việt Nam chiếm khoảng từ 15% - 40%, tức là khoảng 14 - 36 triệu người.
Bà Vũ Thị Thanh - Giám đốc Bệnh viện Mắt Hà Nội cho hay, cùng với sự phát triển của đời sống xã hội và thói quen sinh hoạt, tỷ lệ tật khúc xạ ngày càng gia tăng gây nhiều ảnh hưởng đến chất lượng sống và kết quả học tập của lớp trẻ.
Các bác sỹ Bệnh viện Mắt Hà Nội thực hiện ca phẫu thuật mắt theo công nghệ mổ mắt không chạm.
Một thống kê của Bộ Y tế cho thấy tại Việt Nam, trẻ em trong độ tuổi từ 6-15 tuổi có tỷ lệ mắc tật khúc xạ từ 20-40% ở khu vực thành thị, từ 10-15% tại khu vực nông thôn. Điều này có nghĩa có khoảng 3 triệu trẻ em đang có tật khúc xạ cần được chỉnh kính.
Còn theo thống kê của Viện Thị giác Brien Holden tại Việt Nam vào năm 2015, tỷ lệ mắc tật khúc xạ của người dân Việt Nam chiếm khoảng từ 15% - 40%, tương ứng khoảng từ 14 - 36 triệu người mắc tật khúc xạ.
Ở người trẻ có 3 tật khúc xạ: cận thị, viễn thị, loạn thị; trong đó tật khúc xạ cận thị phổ biến nhất, thường gặp ở độ tuổi học đường.
Mắt có tật khúc xạ sẽ gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt, ảnh hưởng đến học tập, thậm chí gây ra rối loạn khác ở mắt: bị lác, nhược thị...
Những dấu hiệu của tật khúc xạ có thể là xem tivi hay sách báo phải lại gần mới thấy, học sinh ngồi học không đọc được chữ, hay nheo mắt khi nhìn, kết quả học tập, lao động giảm...
Đối với trẻ em cần được kiểm tra mắt sớm để phát hiện tật khúc xạ, điều chỉnh kính kịp thời. Nếu được điều chỉnh kính phù hợp mắt được nhìn rõ hơn, có sự phối hợp 2 mắt tốt, tránh nguy cơ có thể xảy ra trong tương lai.
Đối với trường hợp trên 18 tuổi, khi độ tật khúc xạ ổn định, bệnh nhân có thể lựa chọn phương pháp điều chỉnh tật khúc xạ vĩnh viễn là phẫu thuật.
Tại Việt Nam, từ gần 2 năm nay, các bệnh viện lớn như Bệnh viện Mắt Trung ương, Bệnh viện Mắt TP HCM đã áp dụng công nghệ mổ mắt không chạm SmartSurface. Số lượng bệnh nhân được mổ lên tới hàng chục nghìn người. Cuối tuần qua, Bệnh viện Mắt Hà Nội chính thức triển khai công nghệ mổ mắt tiên tiến này.
Công nghệ mới giúp nhanh chóng loại bỏ các lớp giác mạc bề mặt mà không cần vạt giác mạc, thực hiện thủ thuật mà không cần chạm vào mắt, không đau. Phương pháp này giúp thị lực của người bệnh tốt hơn và đã được áp dụng tại nhiều nước tiên tiến trên thế giới.
Do xử lý bề mặt không xâm lấn, kỹ thuật mới giúp an toàn hơn, giảm sự căng thẳng cho bệnh nhân, giúp quá trình chữa bệnh nhanh hơn.
V.Thu
Theo giadinhnet
Lật tẩy kính ‘thần’ trị cận thị Gần đây, có một loại kính được quảng cáo có khả năng chữa cận, viễn và loạn thị được rao bán đầy trên các trang mạng xã hội. Pháp Luật TP.HCM đã vào cuộc tìm hiểu. Người bán tâng bốc đeo đâu sáng đó PV liên hệ với ông Tân qua số điện thoại 090862xxxx (0908625455) để hỏi tác dụng của kính chữa...