Đau mỏi cột sống cổ kéo dài, người đàn ông bàng hoàng khi bác sĩ kết luận u trong tủy
Đã có không ít bệnh nhân bị u trong tủy sống nhưng chờ đợi đến khi bệnh diễn biến nặng mới đến can thiệp thì đã quá muộn, kết quả phẫu thuật kém hoặc một số người đi nước ngoài phẫu thuật rất tốn kém nhưng hiệu quả không như mong muốn…
Nam bệnh nhân mắc bệnh lý nguy hiểm về thần kinh
Sáng 17/12, thông tin từ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết các bác sĩ của bệnh viện vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật loại bỏ u trong tủy sống cho anh N.V.C (47 tuổ.i, Bắc Ninh). Đây là một bệnh lý nguy hiểm và đòi hỏi kỹ thuật cao trong phẫu thuật thần kinh.
Trước đó, bệnh nhân C. nhập viện với các triệu chứng nghiêm trọng như rối loạn cảm giác và yếu nửa người bên trái. Trước đó, bệnh nhân đã có tiề.n sử đau mỏi vùng cột sống kéo dài 10 tháng, cảm giác tê rát ở nửa cánh tay trái, đặc biệt đau tăng khi ho hoặc vận động mạnh.
Những triệu chứng này khiến bệnh nhân nghi ngờ mắc bệnh lý cột sống và đã điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, tuy nhiên tình trạng không thuyên giảm.
Trong 4-5 tháng gần đây, tình trạng này diễn tiến xấu hơn: Đau và tê nửa thân trái tăng rõ rệt; Yếu cơ tay trái, kèm co thắt cơ vùng thân; Giảm cảm giác rõ rệt ở nửa thân mình.
Bệnh nhân được chỉ định chụp cộng hưởng từ qua đó phát hiện khối u nằm trong tủy sống. Đây là một trong những bệnh lý nguy hiểm, cần can thiệp sớm để tránh nguy cơ tổn thương tủy không thể hồi phục.
PGS.TS Đồng Văn Hệ, Phó Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức thăm khám lại cho bệnh nhân sau ca phẫu thuật u trong tủy.
Những thách thức trong phẫu thuật u trong tủy
Theo PGS.TS Đồng Văn Hệ, Phó Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, u trong tủy là một bệnh lý phức tạp. U tủy được phân loại thành ba dạng chính:
Video đang HOT
U ngoài màng tủy: Khối u nằm ngoài màng bao tủy, ít ảnh hưởng trực tiếp đến nhu mô tủy.
U dưới màng tủy (ngoài tủy): Khối u nằm giữa màng tủy và nhu mô tủy, có nguy cơ chèn ép tủy sống.
U trong tủy: Khối u phát triển bên trong nhu mô tủy sống, gây tổn thương trực tiếp cấu trúc tủy.
“Loại u mà bệnh nhân C. mắc phải thuộc nhóm nguy hiểm nhất: u trong tủy. Để loại bỏ khối u, các bác sĩ phải thực hiện kỹ thuật phức tạp: bổ đôi tủy sống để tiếp cận và cắt bỏ khối u. Phương pháp này đòi hỏi sự chuẩn xác tuyệt đối, vì tủy sống là cơ quan thần kinh trung ương, điều khiển mọi hoạt động vận động, cảm giác và chức năng nội tạng”- PGS.TS Đồng Văn Hệ nói.
Trước khi phẫu thuật, bệnh nhân C. được các bác sĩ tư vấn kỹ càng về nguy cơ cao, bao gồm mất chức năng vận động hoặc cảm giác và liệt hoàn toàn. Phẫu thuật cắt u trong tủy của bệnh nhân C. rất khó vì u nằm trong tủy, u lớn, vị trí khối u gần trung tâm hô hấp, tuần hoàn, nguy cơ liệt, không thở được, t.ử von.g cao.
Tuy nhiên, với kinh nghiệm lâu năm và sự hỗ trợ của các thiết bị y khoa hiện đại, PGS.TS Đồng Văn Hệ và kíp bác sĩ tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã tiến hành phẫu thuật thành công cho bệnh nhân.
Sau phẫu thuật, tình trạng của bệnh nhân C. đã có sự cải thiện đáng kể: Cảm giác ở nửa thân trái bắt đầu phục hồi; Chức năng vận động dần cải thiện, các cơn đau và co thắt cơ giảm rõ rệt.
Hiện tại, bệnh nhân C. đã hồi phục và được xuất viện, được hướng dẫn phục hồi sẽ bao gồm vật lý trị liệu tích cực và theo dõi sát sao để đảm bảo không có biến chứng sau mổ.
Tầm quan trọng của phát hiện sớm u trong tủy
PGS.TS Đồng Văn Hệ nhấn mạnh, những người có triệu chứng đau lưng kéo dài, rối loạn cảm giác hoặc giảm vận động cần được thăm khám sớm. Chẩn đoán bằng cộng hưởng từ (MRI) là phương pháp hiệu quả nhất để phát hiện các khối u trong tủy từ giai đoạn đầu. Điều này không chỉ giúp phẫu thuật dễ dàng hơn mà còn giảm thiểu nguy cơ mất chức năng vĩnh viễn.
U trong tủy là bệnh lý hiếm gặp nhưng không phải không thể chữa trị nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Nhiều người bệnh đến khám nhưng e ngại về rủi ro phẫu thuật nên để bệnh diễn biến nặng theo thời gian, đến khi quay lại khám thì người đã yếu liệt, khó khăn trong can thiệp và điều trị.
Các bác sĩ cũng lưu ý, một số trường hợp u trong tủy như bệnh nhân C. nhưng gia đình hoặc người bệnh không đồng ý mổ vì lo lắng rủi ro tai biến. Họ chờ đợi đến khi bệnh diễn biến nặng mới đến can thiệp thì đã quá muộn, kết quả phẫu thuật kém hoặc một số người đi nước ngoài phẫu thuật rất tốn kém. Trên thực tế đã có bệnh nhân đi nước ngoài phẫu thuật với chi phí lên đến hàng tỷ đồng nhưng kết quả không hơn khi mổ tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức…
Bé 4 tháng tuổ.i bị vẹo cổ vì gia đình cho làm việc này quá sớm
Qua lời kể của cha mẹ bệnh nhi, các bác sĩ phát hiện trẻ được cho tập lẫy quá sớm, từ hơn 2 tháng tuổ.i.
Trường hợp trẻ bị vẹo cổ. Ảnh: BSCC.
Bác sĩ Đỗ Thị Lan, khoa Y học Cổ truyền và Phục hồi Chức năng, Bệnh viện Tr.ẻ e.m Hải Phòng, cho biết b.é tra.i 4 tháng tuổ.i được gia đình đưa đến khám do vẹo cổ, đầu nghiêng sang một bên.
Qua thăm khám, bác sĩ ghi nhận trẻ tiếp xúc tốt, hoạt bát nhưng có tình trạng vẹo cổ rất rõ. Khai thác sâu tiề.n sử từ cha mẹ bệnh nhi, các bác sĩ phát hiện trẻ tập lẫy sớm, từ hơn 2 tháng tuổ.i.
Trẻ ở trong tư thế nằm sấp, vươn đầ.u lâ.u, khi mỏi tự hạ xuống. Cha mẹ nghĩ con "cứng cổ" mới lẫy được nên luôn cổ vũ bé làm nhiều.
Khi bé được 4 tháng tuổ.i thì xuất hiện vẹo cổ nhưng cha mẹ chờ con tự hết. Tuy nhiên, sau 2 tuần, tình trạng vẹo cổ của b.é tra.i này vẫn chưa cải thiện.
"Ngoài trường hợp trên, khoa cũng đang điều trị cho nhiều trường hợp bị vẹo cổ sau sinh do tư thế. Trường hợp này hay gặp ở những trẻ 4-6 tháng tuổ.i. Vẹo cổ có thể xuất hiện muộn hơn đến trên một tuổ.i khi cha mẹ cho con tập lẫy sớm, bế ẵm, đặt trẻ nằm sai tư thế, cho bú sai tư thế, xem tivi nhiều...", bác sĩ Lan nói.
Trẻ bị vẹo cổ có thể sẽ không thay đổi hoặc tiến triển nặng hơn nếu không có các phương pháp tập vận động, chăm sóc đúng.
Bác sĩ khoa Y học Cổ truyền và Phục hồi Chức năng cho hay vẹo cổ ở trẻ có rất nhiều nguyên nhân:
Tư thế: Ngôi ngược trong bào thai; sau sinh do bế ẵm đặt sai tư thế; vận động không đúng độ tuổ.i.
Do xơ hóa cơ ức đòn chũm.
Do bệnh lý bẩm sinh: Bại não, chậm phát triển vận động, biến dạng bẩm sinh cột sống cổ...
Trường hợp trẻ bị vẹo cổ được bác sĩ Lan can thiệp. Ảnh: BSCC.
Điều trị vẹo cổ sẽ kết hợp đa mô thức y học cổ truyền và phục hồi chức năng với mục đích làm mềm các nhóm cơ co cứng. Đồng thời, phương pháp này giúp khỏe các nhóm cơ còn yếu, tập kiểm soát đầu cổ, giữ cho đầu cổ trẻ đúng với tư thế sinh lý.
"Thông thường, những trường hợp vẹo cổ do tư thế phát hiện sớm và biên độ vẹo cổ không nhiều, trẻ vận động cổ tốt sẽ được bác sĩ hướng dẫn chế độ tập luyện tại nhà. Một số trường hợp sẽ cần can thiệp trị liệu", bác sĩ Lan chia sẻ.
Qua trường hợp bé 4 tháng tuổ.i trên, bác sĩ Lan khuyến cáo cha mẹ nên cho trẻ vận động đúng mốc phát triển. Phụ huynh không nên tập cho trẻ tập lẫy quá sớm. Khi trẻ lẫy, gia đình không nên để trẻ ở tư thế nằm sấp, vươn đầu quá lâu.
Ngoài ra, phụ huynh cũng cần lưu ý không nên bế vác sớm. Nếu trẻ có nhu cầu này khi bế, cha mẹ cần đỡ đầu con. Khi cho con bú, mẹ cũng nên cho trẻ bú đều 2 bên, tránh các tư thế nằm nghiêng, quay đầu cổ sang một bên quá lâu.
Hiện nay, nhiều cha mẹ cho con tiếp xúc với tivi từ rất sớm. Khi trẻ còn nhỏ, gia đình nên hạn chế cho trẻ xem tivi, tránh tư thế bất động lâu khiến cổ trẻ dễ mỏi, nghiêng. Vẹo cổ do sai tư thế có thể điều trị khỏi được sau một thời gian phục hồi chức năng. Trường hợp vẹo cổ do bệnh lý cần phải thăm khám chuyên sâu, quá trình phục hồi chức năng sẽ kéo dài, bác sĩ Lan nhấn mạnh.
Đau cổ vai gáy do sử dụng điện thoại di động sai tư thế và cách khắc phục Thói quen sử dụng điện thoại di động trong tư thế cong gập cổ và vai thường gây ra áp lực lên cổ, vai và gáy. Việc này lâu dài dẫn đến căng thẳng cơ, viêm khớp và các vấn đề về cột sống. Đau cổ vai gáy do sử dụng điện thoại di động sai tư thế Trong thời đại công nghệ...