Dàn xe máy cổ từ thời vua Bảo Đại
Lần đầu tiên, dàn xe máy cổ từ thời vua Bảo Đại được tập hợp và trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh làm nức lòng người dân Kinh Bắc. “Độc chưa từng có” là lời duy nhất dành cho những chiếc xe máy thuộc thế hệ đầu tiên có mặt ở Việt Nam.
Chủ nhân của dàn xe máy cổ có niên đại từ thời vua Bảo Đại là Dương Minh Chính – một người ở tuổi 40 nhưng có thâm niên sưu tầm đồ cổ hơn 20 năm. Anh cũng là cái tên không xa lạ trong giới sưu tầm đồ cổ ở Việt Nam.
Dàn xe máy cổ còn “nguyên đai nguyên kiện” từ thời vua Bảo Đại
Những chiếc xe cổ kính từ màu sơn
7 chiếc xe máy cổ nguyên bản do Pháp sản xuất được Dương Minh Chính “gom” ròng rã ba năm trời, từ thời điểm năm 2009 đến nay. Những “thương hiệu” như Koehler Escoffier, Monet Goyon, JongLi, Monet Goyon Macon… “tề tựu” dưới tay Dương Minh Chính, ngoài tiền bạc, công sức bỏ ra… còn là cả một cơ duyên không phải ai cũng có.
Những chiếc xe tuổi đời hàng trăm năm vẫn còn gần như nguyên vẹn. Thời gian dường như chỉ làm cho nước sơn thêm cổ kính, và ở nhiều chi tiết xe trở nên bóng láng.
Bộ sưu tập độc nhất vô nhị…
Đây là những chiếc xe đầu tiên có mặt ở Việt Nam .
Đăng ký xe chính chủ được đóng dấu và chữ ký của quan toàn quyền Pháp.
Điều độc đáo ở bộ sưu tập xe cổ này, tất cả những chiếc xe cổ đó đều là những chiếc xe… chính chủ. Đăng ký xe được cấp từ những năm đầu thế kỷ 19, được nhà cầm quyền cấp bằng chữ tiếng Pháp, kèm theo số căn cước của mỗi người.
Chiếc Terrot 100cc cấp cho chủ xe Nguyễn Văn Sang, sinh năm 1924 tại Sài Gòn được cấp ngày 24/7/1951 có chữ ký của nhà chức trách người Pháp – D.Hermine chiếc Macon Koehler & Erooffier 125cc cấp cho chủ xe Trần Trọng Ái, sinh năm 1920, trú tại Sa Đéc ngày 15/1/1951 vẫn do D.Hermine ký…
Chiếc xe đời đầu còn chưa có cả… giảm xóc.
Chiếc Macon Koehler & Erooffier 125cc cấp cho chủ xe Trần Trọng Ái, sinh năm 1920, trú tại Sa Đéc ngày 15/1/1951 vẫn do D.Hermine ký…
Video đang HOT
Ổ máy hột vịt.
Chiếc macon này đời sau đã nâng cấp có giảm xóc.
Trên những chiếc xế cổ này, ngoài sự cổ điển ở kiểu dáng, cách thiết kế, khung xe, hộp máy…, phụ kiện lý thú khác là những chiếc… còi xe. Chúng được gắn bên ngoài, khi thì thiết kế ngay trên hộp máy thông với ống dẫn hơi được sinh ra do một thiết bị được thiết kế cọ xát với một bánh răng cái được thiết kế ngay trên tay lái… và tất cả đều là còi hơi.
Ở những chiếc xe cổ đời đầu, yên xe là bộ khung sắt nối với hai càng xe, chưa có yên bọc da. Chiếc yên da duy nhất dành cho người cầm lái, và là da bò chính hang. Xe càng cổ, các chi tiết trên xe càng thô sơ nhưng không kém phần tinh tế về thẩm mỹ. Những chiếc xe đời sau mới có thêm bộ giảm xóc thô sơ.
Còi hơi lắp trên ổ máy…
… trên tay lái…
trên ghi-đông xe.
hay trông giống như một chiếc kèn đồng…
Chiếc còi hơi này được nối với một mô tơ quay tạo khí…
hoặc thô sơ hơn nữa, chủ xe phải… thổi bằng miệng!?
Đam mê sưu tập xe từ nhỏ, nhưng sở thích của Dương Minh Chính phải là những chiếc xe cổ điển. Năm 2009, tình cờ được biết thông tin có hai người rao bán hai chiếc Terrot đời 1930 loại 100cc và 150cc, Chính gấp rút vào T.p Hồ Chí Minh tìm gặp. Sau đó, anh mở rộng “mạng lưới” tìm kiếm, nhờ người giới thiệu… Sau ba năm, kết quả mà Chính có được là 7 chiếc xe cổ duy nhất có từ thời vua Bảo Đại.
Monet Goyon 125CC, được cấp giấy phép vào năm 1951 cho một chủ xe ở Sa Đéc
Ngồi lên chiếc xe cổ dường như cảm nhận được lịch sử phát minh đối với phương tiện đi lại gắn liền hàng trăm năm với cuộc sống hiện đại của con người.
“Cái quý hiếm ở những chiếc xe này đó đều là những chiếc xe chính chủ, và đều là xe của những người thân cận, trung thành với ông vua co nhiều thú chơi đầy văn hóa – Bảo Đại.
Một chủ xe đồng thời cũng là quan chức cuối cùng ở triều vua Bảo Đại khi còn sống đã khẳng định với tôi, thời vua Bảo Đại có khoảng 100 chiếc xe máy tất cả, người dân không phải ai có tiền cũng có thể được dùng. Hơn nữa, những người còn giữ được cả “đăng ký xe chính chủ” càng không phải dễ tìm”.
“Độc chưa từng có” là những gì mà người xem phải thốt lên trước bộ sưu tập không thể so đến bằng tiền!
“Số tiền mà tôi bỏ ra để sưu tập dàn xe cổ này hiện tại đã vượt trên con số 70.000USD. Đã có rất nhiều người ngỏ ý muốn mua lại, đặc biệt là các nhà sưu tập đồ cổ ở Huế, Sài Gòn… nhưng tôi chưa có ý định “sang tên đổi chủ”" – Dương Minh Chính tiết lộ một cách thành thật.
Theo Kiên Trung
Vietnamnet
Bộ sưu tập xế 'khủng' nhất Việt Nam của đại gia Sài Thành
Không giống như nhiều "đại gia" khác thể hiện độ giàu có của mình bằng bộ sưu tập các loại ô tô đắt tiền, Nguyễn Hiển Tuấn chọn cho mình một lối đi riêng, khiến nhiều đại gia có "máu mặt" khác cũng phải ghen tị.
Từ biệt danh Tuấn "hâm"
Khi đã tạm ổn với cuộc sống của gia đình, niềm đam mê nung nấu phải quyết tâm làm giàu từ bé đã thôi thúc Tuấn nỗ lực nhiều hơn. Thế nhưng, trong một lần tình cờ xem qua tivi, thấy nhà Đài đưa tin về cảnh xe máy cũ, Tuấn bỗng thích và bắt tay thực hiện ngay ý định có phần "lạ đời" của mình.
Hàng ngày, Tuấn tranh thủ giải quyết công việc rồi lân la ra khu chợ gần nhà tìm mua, bán xe máy cũ. Lúc đầu, nhiều tiểu thương thấy lạ, đâm ra nghi hoặc về căn bệnh "khác người" này của Tuấn và gọi anh bằng cái tên chẳng mấy tốt đẹp: Tuấn "hâm".
Những chiếc xe đạp ở showroom của Tuấn đều cũng rất đặc biệt. Có những chiếc xe được sản xuất cách đây hàng trăm năm.
Người thân trong gia đình cũng kịch liệt phản đối, thậm chí, còn bày tỏ thái độ ghét vì tự dưng trong nhà lại có một đứa con có phần "quái dở" đến thế. Bỏ ngoài tai tất cả, Tuấn vẫn lao vào sưu tập xe.
Từ những chiếc xe thuộc dạng vứt đi, đến những chiếc xe chỉ toàn sắt gỉ, hay bị hỏng máy, Tuấn bỏ tiền ra mua tất, sau đó đem về nhà hì hục suốt ngày mày mò, sửa chữa lại. Việc làm này ngốn của Tuấn mất rất nhiều thời gian, có những lúc khiến anh chùn bước, đặc biệt khi rơi vào "tâm bão" chỉ trích của người thân. Trong lúc đang lưỡng lự, người em út của Tuấn tên Cường thấy vậy cũng xắn tay vào giúp anh. Khi có thêm đồng minh, Tuấn bắt đầu thể hiện rõ hơn niềm đam mê.
"Bao nhiêu tiền bạc trong nhà cứ lần lượt "đội nón ra đi", cũng may mà vợ tôi hiểu và thông cảm cho. Nói thật là thú đam mê này chỉ tốn tiền nhiều hơn, chứ lợi ích thì tôi chưa thấy đâu cả. Những người nào từng chơi xe cổ chắc họ sẽ thấm nhuần được điều này. Thường thì khi bỏ rất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc ra để đầu tư mua xe cổ, nhưng nếu có tân trang lại đem bán chắc gì mấy người mua, mà nếu họ mua thì cũng chỉ với giá bèo" - Tuấn cho biết.
Tuấn giới thiệu từng chiếc xe trong bộ sưu tập của mình rất thuần thục như thuộc lòng bàn tay.
Biết thế, nhưng ròng rã nhiều năm trời, anh vẫn ngược Bắc, xuôi Nam, lên những vùng khỉ ho cò gáy để sưu tập xe. Trong mỗi chuyến đi ấy, có lần anh trở về tay trắng, nhưng cũng có những chuyến đi dài ngày anh sưu tập được số lượng xe tương đối khá.
Anh kể, một lần nửa đêm, đang yên giấc ngủ thì chuông điện thoại reo lên, đang ngái ngủ thì đầu dây bên kia một người quen thông báo có người ở Đà Lạt muốn bán loại xe anh đang cần. Không cần suy nghĩ, anh khoác vội áo và lên đường vượt hàng trăm km tìm đến địa chỉ. Thế nhưng, đến nơi anh thất vọng vì người bạn nhầm thông tin loại xe. Anh thất thểu trở về với hai bàn tay trắng. Và những lần như thế đã khiến anh quen dần hơn với nỗi buồn ở các chuyến đi.
Đến ông chủ của bộ sưu tập xế cổ "khủng" nhất Việt Nam
Thành quả mà Tuấn có được sau nhiêu năm trời bỏ công sức là bộ sưu tập hàng trăm chiếc xe từ xe máy cổ, xe đạp, đến ô tô, và thậm chí là xe ngựa kéo.
Bộ sưu tập này anh đã nhiều năm dày công sưu tập,và thậm chí còn nhờ người quen ở nước ngoài mang về.
Mỗi con xe trong bộ sưu tập đều có một "quá khứ" rất đặc biệt, nó gắn liền với những ngày miệt mài mà Tuấn đã dày công đi khắp nơi tìm kiếm.
Trong show room của Tuấn, bất kể ai nếu có dịp ghé qua cũng đều phải ngạc nhiên về mức độ chịu chơi của ông chủ này. Những loại xế cổ tưởng chừng như chỉ còn trong sách vở, tranh ảnh nhưng ở chỗ Tuấn thì có gần như tất cả. Thậm chí, Tuấn tự hào, ở Việt Nam, có những dòng xế cổ mà chỉ riêng mình anh có, và "đó chính là điều đặc biệt để tạo nên thương hiệu cho chính mình nhất".
Dẫn chúng tôi đi lòng vòng quanh nơi trưng bày bộ sưu tập của mình tại 195, QL 13, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, TP.HCM, Tuấn cứ giới thiệu từng con xe, thông số của nó, và điều lạ là anh đều nằm rõ "lai lịch" của nó như thuộc lòng bàn tay.
Ngoài bộ sưu tập là những dòng xe máy, xe đạp, Tuấn còn có bộ sưu tập xe ô tô đời cổ
Tôi buộc miệng hỏi: "Trong khi nhiều đại gia khác thể hiện độ "giàu", mức độ chịu chơi của mình bằng những chiếc ô tô hạng sang, đắt tiền, vì sao anh lại đi ngược lại xu thế này?". Tuấn cười trừ: "Tôi cũng chẳng phải đại gia gì cả, chỉ là đam mê thôi. Nhưng thú chơi của tôi cũng tốn hàng triệu USD đấy".
Đại gia đình thành công nhờ sự đoàn kết
Gia đình của Tuấn gồm có 5 anh chị em, tất cả đều đam mê kinh doanh và rất thành công. Ngay cả bản thân Tuấn, dù đã có chút tiếng tăm, tạo dựng được tên tuổi của mình ở đất Sài Thành, nhưng trong mắt anh, người chị cả Nguyễn Hiển Hồng, Chủ tịch Hồng Cường mới chính là "điểm nhấn" thật sự.
5 chị em của Tuấn đều rất thành công trong lĩnh vực kinh doanh, Có được điều này theo anh là sự đoàn kết, nhất quán với nhau của từng thành viên trong gia đình.
Tuấn bảo, có được cơ ngơi đàng hoàng như lúc này, và sự lớn mạnh của Tập đoàn Hồng Cường ở Việt Nam là do sự nhạy bén, bản lĩnh thương trường của người chị cả. Đến nay, thương hiệu Hồng Cường chuyên phân phối mâm đúc và lốp xe đã được nhiều người biết đến và tín nhiệm.
Thời điểm nay, Hồng Cường có 7 chi nhánh tại TP.HCM và được các đại lý kinh doanh mâm đúc, lốp xe ở tất cả các tỉnh thành trên cả nước.
Điều đặc biệt ở ngôi nhà này chính là 5 chị em chưa bao giờ tồn tại hoặc có khái niệm tranh giành địa vị, quyền lực, mà mọi người luôn thể hiện sự quyết tâm cao để cùng nhau xây dựng thương hiệu.
Giang Uyên
Theo Bưu Điện Việt Nam
Solowins cho người mê xe cổ Những năm gần đây, tại các thành phố lớn như Sài Gòn, Đà Nẵng, Hà Hội... xuất hiện trào lưu chơi xe máy cổ. Họ coi chiếc xe Peugeot, Lambretta, Vespa, Honda 67... như một món đồ trang sức thể hiện phong cách riêng của mình. Để đáp ứng niềm đam mê chơi xe máy cổ, Công ty Gia Toàn Motor đã chế...