Dân số Trung Quốc giảm nhanh năm thứ hai liên tiếp
Năm 2023 ghi nhận năm thứ hai liên tiếp dân số Trung Quốc giảm nhanh khi tỷ lệ sinh giảm, tỷ lệ tử vong tăng và đất nước từng đông dân nhất thế giới đang đối mặt với cuộc khủng hoảng nhân khẩu học trong tương lai.
Người dân tham quan Tử Cấm Thành tại Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 1/10/2020. Ảnh minh họa: AFP/ TTXVN
Số liệu do Cục Thống kê Quốc gia Bắc Kinh (NBS) công bố ngày 17/1 cho thấy vào cuối năm 2023, dân số Trung Quốc là 1.409.670.000 người, giảm 2.080.000 người so với một năm trước đó. Trong năm 2022, mức giảm này là 850.000 người. Đây cũng là năm đầu tiên kể từ 1960, Trung Quốc ghi nhận dân số giảm.
Trong năm ngoái, Trung Quốc có 9.020.000 ca sinh, đạt tỷ lệ sinh là 6,39, giảm so với 9.560.000 ca sinh trong năm 2022. Tổng số ca sinh trong năm 2023 cũng đã giảm trong năm thứ 7 dù số lượng ít hơn so với các năm trước đó, cụ thể chỉ tương đương 50% tổng ca sinh trong năm 2016.
Trong năm 2023, số người tử vong tăng hơn gấp đôi lên 690.000 trường hợp. Các nhà nhân khẩu học cho rằng số ca tử vong tăng hồi đầu năm 2023 là do Trung Quốc dỡ bỏ các hạn chế liên quan đại dich COVID-19.
Video đang HOT
Năm 2016 Trung Quốc đã chấm dứt chính sách mỗi gia đình có một con – áp dụng từ những năm 1980 trong bối cảnh lo ngại về dân số quá đông. Năm 2021, Trung Quốc bắt đầu cho phép các cặp vợ chồng có thể sinh con thứ ba. Tuy vậy, các biện pháp chính sách này chưa cải thiện được tình trạng suy giảm nhân khẩu học. Một chuyên gia cho rằng tỷ lệ sinh giảm là do chi phí sinh hoạt tăng cao cũng như số lượng phụ nữ tham gia lực lượng lao động và theo đuổi giáo dục đại học ngày càng tăng.
Chính phủ Trung Quốc hiện đang thúc đẩy tỷ lệ sinh thông qua việc tuyên truyền về sinh sản và thực hiện các hình thức trợ cấp. Tuy nhiên, giới chuyên gia nhân khẩu học cho rằng xu hướng giảm dân số Trung Quốc là không thể đảo ngược, vì hiện nay thế hệ trẻ đã thay đổi quan điểm về khả năng sinh sản và nhìn chung không muốn sinh thêm con. Để giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế khi số người trưởng thành trong độ tuổi lao động bị thu hẹp, giới chuyên gia cho rằng Trung Quốc nên đưa ra nhiều ưu đãi hơn cho việc chăm sóc, nuôi dạy trẻ em.
Hôn nhân tại Trung Quốc giảm kỷ lục
Số cặp đôi kết hôn tại Trung Quốc trong năm 2022 đã rơi xuống mức thấp nhất kể từ khi nước này tiến hành thống kê chính thức.
Chỉ có 6,83 triệu cặp đôi kết hôn tại Trung Quốc năm 2022. Ảnh: AFP
Tờ báo địa phương Yicai hôm 11/6 dẫn số liệu từ Bộ Dân chính Trung Quốc cho biết chỉ có 6,83 triệu cặp đôi đăng ký kết hôn trong năm 2022, giảm 800.000 cặp so với năm trước đó.
Hãng thông tấn Reuters (Anh) đưa tin tình trạng giảm số cặp kết hôn trong năm 2022 duy trì xu hướng đã diễn ra trong thập niên qua. Bên cạnh đó, nó còn bị ảnh hưởng bởi quãng thời gian áp dụng quy định phong tỏa phòng dịch nghiêm ngặt tại nước này.
Một số tỉnh tại Trung Quốc đã kéo dài thời gian nghỉ có trả lương cho các cặp đôi mới kết hôn.
Cùng thời điểm, giới chức Trung Quốc cũng phải "đau đầu" xử lý tỷ lệ sinh giảm và dân số già hóa.
Năm 2022, dân số Trung Quốc lần đầu tiên giảm trong 6 thập niên. Diễn biến này được coi là dấu mốc khởi đầu của một thời kỳ dài giảm dân số. Tỷ lệ sinh tại Trung Quốc năm 2022 giảm xuống còn 6,77 ca sinh trên 1.000 người trong khi con số này năm 2021 là 7,52 ca sinh trên 1.000 người.
Khoảng 9,56 triệu trẻ sơ sinh ra đời vào năm 2022, trong khi năm trước đó là 10,62 triệu trẻ. Các nhà hoạch định chính sách ngày càng lo ngại về tác động mà cuộc khủng hoảng nhân khẩu học có thể gây ra đối với tăng trưởng kinh tế Trung Quốc.
Nhiều nhà nhân khẩu học cảnh báo rằng Trung Quốc sẽ "già trước khi giàu" bởi lực lượng lao động giảm còn chính phủ phải chi nhiều tiền hơn cho dân số cao tuổi ngày càng đông.
Để khuyển khích các cặp đôi kết hôn và tăng tỷ lệ sinh, trong tháng 5, Trung Quốc thông báo sẽ triển khai dự án thí điểm tại 20 thành phố để hình thành văn hóa kết hôn và sinh con "thời đại mới".
Global Times đánh giá dự án thí điểm này tập trung vào khuyến khích kết hôn, sinh con ở độ tuổi phù hợp, khích lệ các bậc cha mẹ chia sẻ trách nhiệm nuôi con và xử nạn "tiền sính lễ" cao chót vót. Tiền sính lễ là phong tục lâu đời ở Trung Quốc, trong đó nhà trai phải đưa cho gia đình nhà gái một khoản tiền trước khi kết hôn.
Reuters cho biết các thành phố nằm trong dự án thí điểm bao gồm Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông và Hàm Đan, tỉnh Hà Bắc.
'Bức tranh' sáng của kinh tế Trung Quốc sau một năm thách thức Dù quý IV có phần chững lại so với kỳ vọng, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong cả năm 2023 vẫn vượt mục tiêu đề ra, cho thấy một bức tranh sáng sủa chung sau một năm đầy thách thức. Người dân chọn mua hàng trong siêu thị ở Hà Bắc, Trung Quốc, ngày 9/12/2023. Ảnh: THX/TTXVN Theo báo cáo ngày 17/1...