Dân số già hoá, Hàn Quốc mở cơ hội cho người giúp việc nước ngoài
Ngày 1/9, Hàn Quốc đã phê duyệt kế hoạch của chính quyền thành phố Seoul cho phép 100 lao động nước ngoài vào nước này thông qua một chương trình thí điểm làm người giúp việc trong các gia đình.
Hai người đàn ông cao tuổi ngồi ghế đá trò chuyện trên đường phố Seoul. Ảnh: AFP
Quyết định này được đưa ra khi Hàn Quốc đang phải đối mặt với tỷ lệ sinh giảm mạnh và dân số già đi, nhằm giúp nhiều phụ nữ có cơ hội gia nhập lực lượng lao động.
Trong một bài đăng trên tài khoản Facebook vào tuần trước, Thị trưởng Seoul Oh Se-hoon cho biết: “Những người giúp việc người nước ngoài có thể đem lại sức sống mới cho xã hội của chúng ta. Đặc biệt, chương trình này có thể mang lại lợi ích ngay lập tức đối với những người thất nghiệp”.
Nhiều phụ nữ Hàn Quốc đối mặt với áp lực khi phải ở nhà chăm sóc gia đình hoặc chọn không sinh con hoàn toàn do chi phí nuôi con cao. Trong khi đó, theo Bộ lao động Hàn Quốc, số lượng thanh niên nước này quan tâm đến công việc giúp việc gia đình đang ngày càng giảm.
Video đang HOT
Các quan chức cho biết Hàn Quốc đang đàm phán với Philippines để trở thành một trong những nguồn cung cấp lao động tiềm năng cho chương trình thí điểm dự kiến khởi động sớm nhất vào tháng 12 năm nay.
Theo quy định hiện hành, chỉ một số người nước ngoài nhất định, chẳng hạn như vợ/chồng của người Hàn Quốc và người gốc Hàn, mới được phép làm người giúp việc tại Hàn Quốc. Chính phủ ước tính tiền lương cho người giúp việc gia đình sống toàn thời gian cùng gia đình chủ là khoảng 3,5 triệu won đến 4,5 triệu won/tháng (trong khoảng 63-82 triệu đồng/tháng).
Đáp lại những lời chỉ trích rằng chính phủ đang nhập khẩu lao động giá rẻ trong bối cảnh điều kiện làm việc tại các gia đình vốn đã nghèo nàn, các quan chức cho biết những người lao động nhập cư sẽ được đảm bảo mức lương tối thiểu 9.620 won/giờ (khoảng 175.000 đồng) giống như người Hàn Quốc.
Thị trưởng Oh cho biết: “Không có giải pháp nào phù hợp cho tất cả mọi người để giải quyết tỷ lệ sinh thấp. Chúng tôi để ngỏ mọi khả năng khi đối mặt với cuộc khủng hoảng quốc gia như thế này”.
Chương trình thí điểm mới này là nỗ lực mới nhất trong một loạt nỗ lực của chính phủ nhằm đảo ngược tỷ lệ sinh đang sụt giảm của nền kinh tế lớn thứ tư châu Á.
Năm 2022, Hàn Quốc ghi nhận tỷ lệ sinh thấp nhất thế giới, với số con trung bình mà mỗi phụ nữ sinh là 0,78 và Seoul thậm chí còn thấp hơn ở mức 0,59. Tỷ lệ trung bình ở các quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) là 1,59 vào năm 2020.
Tỷ lệ phần trăm dân số của người nước ngoài vào Hàn Quốc định cư cũng thuộc loại thấp nhất trong OECD.
Phản ứng trước kế hoạch thí điểm mà thành phố đưa ra, hàng chục nhóm dân sự kêu gọi chính phủ hủy bỏ kế hoạch, với lý do nên tập trung vào việc cắt giảm thời gian làm việc của người lao động trong nước. Park Min-ah, đồng giám đốc tổ chức dân sự Politicalmamas, lý giải: “Cha mẹ cần nhiều thời gian hơn để dành cho con cái chứ không phải thuê ai đó nuôi dạy con cái họ”.
Hàn Quốc công bố kế hoạch hạn chế 'cơn sốt' học thêm
Ngày 26/6, Chính phủ Hàn Quốc đã công bố kế hoạch nhằm hạn chế việc người dân chi tiêu ngày một tăng cho các lớp học thêm, ở các cơ sở giáo dục do tư nhân quản lý, điều hành - vốn được cho là một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ sinh giảm ở quốc gia này.
Học sinh Hàn Quốc tham dự kỳ thi năng lực quốc gia (CSAT) hằng năm để lấy điểm xét tuyển vào các trường đại học và cao đẳng. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Động thái này diễn ra 1 tháng sau khi Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol lên tiếng về việc đề thi tuyển sinh đại học ở nước này bao gồm nhiều câu hỏi nằm ngoài chương trình giảng dạy ở các trường công lập, một số câu được liệt vào dạng "hóc búa".
Phát biểu tại buổi họp báo, Bộ trưởng Giáo dục Hàn Quốc Lee Ju-ho cam kết loại bỏ các "câu hỏi hóc búa" trong các kỳ thi, vốn kéo theo tình trạng cạnh tranh gay gắt giữa phụ huynh và học sinh tại các lớp học thêm. Bộ trên tuyên bố sẽ đảm bảo tính công bằng cho kỳ thi tuyển sinh đại học.
Để đạt được mục tiêu này, Hàn Quốc sẽ thiết lập một ủy ban độc lập để lọc ra những "câu hỏi hóc búa", đánh giá mức độ công bằng của bài kiểm tra. Những giáo viên tham gia ra đề thi cũng sẽ bị cấm bán bộ câu hỏi, cung cấp các bài giảng hoặc tư vấn thông tin liên quan đến kỳ thi đại học trong khoảng thời gian nhất định.
Ngoài ra, Bộ Giáo dục Hàn Quốc cũng sẽ kiểm soát hệ thống giáo dục tư nhân, tăng cường giám sát hành vi quảng cáo phóng đại, sai sự thật.
Đề thi đại học chính thức bao gồm những "câu hỏi hóc búa" đã khiến phụ huynh và học sinh Hàn Quốc phải tìm đến các cơ sở học thêm, do tư nhân điều hành. Số liệu thống kê của Bộ Giáo dục và Cơ quan Thống kê Hàn Quốc cho thấy, trong năm 2022, người dân nước này phải chi khoản phí cao kỷ lục, lên tới 26.000 tỷ won (khoảng 20 tỷ USD) cho việc học thêm của trẻ, bất chấp số lượng học sinh, sinh viên nhập học giảm 0,9%. Đáng chú ý, cứ 10 học sinh thì có 8 em học thêm ở các cơ sở giáo dục tư nhân, tham gia vào các trường luyện thi (còn được gọi là Hagwon) trên khắp đất nước.
Áp lực phụ thuộc vào hệ thống giáo dục tư nhân khiến chi phí nuôi dạy con ở Hàn Quốc ở mức cao nhất thế giới, dẫn đến tâm lý e ngại có con, khiến tỷ lệ sinh của Hàn Quốc giảm xuống nhóm thấp nhất thế giới.
Thành lập ủy ban tư vấn chính sách hướng tới thống nhất hai miền Triều Tiên Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Bộ Thống nhất Hàn Quốc ngày 28/2 công bố thành lập Ủy ban Hoạch định tương lai thống nhất, với mục tiêu đề ra một tầm nhìn dài hạn mới hướng tới thống nhất hai miền Triều Tiên. Binh sĩ Hàn Quốc gác tại Khu vực an ninh chung (JSA) thuộc Khu phi quân sự liên Triều,...