Dân Hy Lạp vẫn muốn dùng đồng euro
Hy Lạp nhiều khả năng sẽ tiếp tục là thành viên của khối eurozone sau khi các đảng thân Liên minh châu Âu (EU) tại nước này đã giành được thắng lợi sít sao trong cuộc tổng tuyển cử lần thứ hai hôm 17.6 vừa qua, theo kết quả kiểm phiếu sơ bộ.
Kết quả kiểm phiếu sơ bộ cho thấy các đảng thân EU tại Hy Lạp đã giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử lần hai – Ảnh: Reuters
Kết quả kiểm phiếu sơ bộ do Bộ Nội vụ công bố ngay sau cuộc bầu cử cho thấy đảng bảo thủ Tân Dân chủ giành được 29,5% số phiếu bầu, trong khi đối thủ chính của họ trong cuộc bầu cử lần này là đảng cánh tả Syriza về nhì với tỷ lệ 27,1%.
Đảng Xã hội Pasok, vốn là đồng minh thân cận của đảng Tân Dân chủ, chiếm 12,3% số phiếu bầu.
Video đang HOT
Như vậy, cùng với 50 ghế được thưởng do là đảng dẫn đầu cuộc bầu cử, liên minh hai đảng Tân Dân chủ và Pasok đã có được 161 trên tổng số 300 ghế tại Quốc hội. Được biết, liên minh này đã cam kết sẽ thỏa hiệp với EU để nhận gói giải cứu tài chính trị giá 130 tỉ euro nhằm cứu đất nước khỏi bị phá sản.
Số liệu thống kê trên do Bộ Nội vụ Hy Lạp đưa ra dựa trên kết quả kiểm phiếu trực tiếp tại khoảng 12% số phòng phiếu trên cả nước.
Giới phân tích nhận định kết quả cuộc bầu cử lần này đồng nghĩa với việc Hy Lạp sẽ tiếp tục ở lại khối eurozone.
Tuy nhiên, họ cũng cảnh báo cách biệt mong manh về số phiếu bầu cho thấy sự chia rẽ của người dân Hy Lạp và đảng Syriza có khả năng tiến hành các cuộc biểu tình phản đối chính phủ liên hiệp sắp thành lập với sự tham dự của rất đông những cử tri phản đối gói viện trợ từ EU.
Ông Evangelos Venizelos, lãnh đạo đảng Pasok, đã mời đảng Syriza cùng tham gia vào nội các mới, nhưng đảng này đã từ chối. Thủ lĩnh Alexis Tsipras của đảng cánh tả Syriza đã từng thề sẽ hủy bỏ thỏa thuận giải cứu ký kết với EU trước đây, vốn đem lại cho Hy Lạp một khoản viện trợ kèm theo điều kiện là nước này phải siết chặt chi tiêu ngân sách mạnh mẽ.
Theo Thanh Niên
"Ý tưởng Italy nên rút khỏi Eurozone chỉ là trò đùa"
Cựu Thủ tướng Italy Silvio Berlusconi ngày 2/6 nói rằng ông chỉ đùa khi trước đó gợi ý Italy nên rút khỏi khu vực đồng euro (Eurozone) trừ khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đồng ý bơm thêm tiền mặt vào nền kinh tế nước này.
Cựu Thủ tướng Italy Silvio Berlusconi. (Nguồn: AP)
Trước đó, hôm 1/6, ông Berlusconi viết trên trang Facebook của mình: "Chúng ta (Italy) phải nói với Châu Âu một cách mạnh mẽ rằng ECB nên bắt đầu việc in tiền. Nếu không, chúng ta phải có sức mạnh để nói lời chào tạm biệt và rời khỏi Eurozone trong khi vẫn ở trong Liên minh Châu Âu (EU), hoặc nói với Đức rằng nước này nên rời khỏi Eurozone nếu họ không đồng ý."
Nhưng chỉ chưa đầy 24 giờ đồng hồ sau, ông Berlusconi đã đảo ngược lập trường này của mình, vốn xung đột với lập trường của Thủ tướng Mario Monti và có nguy cơ gây phương hại cho chính phủ kỹ trị mới được thành lập ở Italy trong gần một năm qua trước cuộc tổng tuyển cử dự kiến tổ chức vào năm tới. Ông Berlusconi viết tiếp trên trang Facebook của mình ngày 2/6 rằng ý tưởng rút khỏi đồng Eurozone của ông chỉ là một trò đùa và sẽ là sai lầm nghiêm trọng nếu có ai lại coi đó là một tin chính trị.
Đảng Nhân dân Tự do (PDL) trung hữu của ông Berlusconi là một trong hai đảng chính hiện đang ủng hộ Chính phủ kỹ trị của ông Monti, lên nhậm chức vào tháng 11/2011 với mục tiêu là nhằm ngăn chặn khả năng Italy bị vỡ nợ cũng như nguy cơ đồng euro tan rã. Hầu hết báo chí Italy ngày 2/6 đều nhấn mạnh rằng việc PDL tiếp tục ủng hộ ông Monti là điều không thể nếu đảng này công khai vận động chống lại đồng euro.
Lâu nay, ông Berlusconi thường đưa ra những phát biểu mang tính khiêu khích nhưng sau đó lại hay bác bỏ chúng. Thí dụ, chỉ chưa đầy 1 tháng sau sự sụp đổ của ngân hàng Lehman Brothers Holdings hồi tháng 9/2008, Thủ tướng Italy khi đó là ông Berlusconi nói rằng các nhà lãnh đạo thế giới đang xem xét đóng cửa các thị trường quốc tế để "viết lại các nguyên tắc tài chính toàn cầu".
Nhưng trong vòng một giờ sau, ông Berlusconi đã bác bỏ phát biểu này của mình, mà đã khiến chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones lao dốc hơn 8%, với việc nói rằng không có nhà lãnh đạo nào nghĩ đến chuyện đóng cửa các thị trường và đó chỉ là một tin đồn mà ông "nghe được trên radio"./.
Theo TTXVN
Hi Lạp trước nguy cơ rời khối đồng euro: Từ bỏ tất cả hoặc cắn răng ở lại Hôm nay 12-2, Quốc hội Hi Lạp phải quyết định sẽ cắn răng chịu đựng các quy định hà khắc của Liên minh châu Âu (EU) để được cứu trợ hay chấp nhận vỡ nợ và rời khối đồng euro. Người biểu tình ở Athens ném bom xăng vào cảnh sát chống bạo động - Ảnh: Reuters Theo Hãng tin AFP, hôm qua...