Đẫm nước mắt tiễn “thiên thần nhí” hiến giác mạc về trời
Trưa nay (24.2), rất đông người thân và bạn bè lớp 2A6 trường Tiểu học Tân Mai đã đến Nhà tang lễ Mai Dịch (Hà Nội) để chia buồn, tiễn đưa thiên thần hiến giác mạc Nguyễn Hải An về nơi an nghỉ.
14h58 ngày 22.2, bé Nguyễn Hải An ra đi mãi mãi. Bé là “thiên thần nhí” đã tặng lại đôi mắt của mình cho bạn khác.
Gần 12h trưa nay, lễ viếng bé Hải An 7 tuổi hiến giác mạc diễn ra trong niềm tiếc thương và cảm động của người thân và bạn bè lớp 2A6 trường Tiểu học Tân Mai.
Hai ngày qua là khoảng thời gian đau đớn của những người yêu quý Hải An bởi lẽ sự ra đi của em quá thương tâm. Hải An bay về trời và tặng giác mạc của mình cho những người ở lại.
Cô giáo, các em học sinh cùng lớp và gia đình tại buổi lễ tiễn biệt bé Hải An.
Phút lặng im của các em nhỏ khi nhìn bạn mình lần cuối.
Video đang HOT
Tất cả mọi người đều rơi nước mắt khi nhìn Hải An lần cuối.
Mẹ của Hải An bật khóc khi nhìn các bạn của con mình đến tiễn đưa, nhiều lúc chị ngất lịm vì thương con.
Những đôi mắt đỏ hoe của các em học sinh lớp 2A trường Tiểu học Tân Mai (quận Hoàng Mai, Hà Nội).
Thay mặt Bộ trưởng Bộ Y Tế, ông Nguyễn Đình Anh – Vụ trưởng Vụ Truyền thông và Thi đua khen thưởng (Bộ Y tế) đã đến viếng và tiễn đưa bé Hải An về nơi an nghỉ.
Mẹ bé Hải An khóc và ôm những người bạn cùng lớp của bé vào lòng.
Bạn thân của bé Hải An bật khóc nức nở.
Những người bạn tiễn đưa linh cữu bé Hải An về nơi an nghỉ cuối cùng.
Theo Danviet
Thu Uyên - Người đi tìm những mảnh đời thất lạc
"Khi thấy các gia đình được đoàn tụ, cảm xúc của tôi rất lạ lùng, tôi chảy nước mắt và cười, tôi nói như thế thay cho cả êkíp của chương trình. Để làm nên một cuộc đoàn tụ, mất rất nhiều thời gian.Và thật kỳ lạ là chúng tôi càng cố gắng làm thì dường như càng có thêm sức", đó là lời chia sẻ của nhà báo Thu Uyên (ảnh) sau gần 10 năm làm chương trình "Như chia hề có cuộc chia ly".
Cảm phục những người vượt lên số phận
Kể từ số đầu tiên năm 2007, hình ảnh, chàng trai Nguyễn Văn Linh bồn chồn, hồi hộp trong giây phút gặp lại mẹ, gia đình sau 20 năm xa cách, sống trong buồn tủi, chông chênh, bơ vơ đã khiến cả trường quay lặng đi vì xúc động. Ngay sau số đầu tiên này, chương trình đã được biết đến trên khắp cả nước.
Chương trình "Như chưa hề có cuộc chia ly". Ảnh: I.T
"Như chưa hề có cuộc chia ly" là một chương trình giúp tìm lại người thân, giúp cho cuộc sống có thêm những cuộc đoàn tụ diệu kỳ. Cuộc đời đã sắp đặt các số phận con người, đã bắt con người nếm trải nỗi đau dằng dặc của sự chia ly và rồi cũng đã trả lại cho con người niềm vui vô hạn của sự đoàn tụ. Hai chữ "đoàn tụ" thật sự là gần gũi mà thiêng liêng.
Chia sẻ về điều này, nhà báo Thu Uyên-chủ nhiệm chương trình cho biết: "Khi thấy các gia đình được đoàn tụ, cảm xúc của chúng tôi rất lạ lùng, chúng tôi chảy nước mắt và cười, tôi nói như thế thay cho cả êkíp chương trình chúng tôi. Để làm nên một cuộc đoàn tụ, mất rất nhiều thời gian và trong quá trình đấy, chúng tôi vì có rất nhiều việc phải làm nên không phải khóc nhiều lắm dù đó là những câu chuyện rất bi thương. Mệt mỏi thì có mệt mỏi nhưng vì nghĩ không thể để những người gửi thư cho chương trình phải chờ đợi lâu và thất vọng nên chúng tôi rất cố gắng. Và thật kỳ lạ chúng tôi càng cố gắng làm thì dường như càng có thêm sức".
"Cuộc đời này có tỷ tỷ yếu tố bất ngờ mà khi thực hiện, tôi phải tin là trên đời này luôn có nhiều điều kỳ diệu xảy ra. Những người mà chúng tôi gặp gỡ đều có niềm tin mãnh liệt là sẽ tìm lại được người thân của mình". Nhà báo Thu Uyên
Nhà báo Thu Uyên tâm sự: "Điều khó nhất chính là thời gian. 9 năm đã trôi qua, nếu tìm ra ngay từ những năm đầu tiên thì các bà mẹ có thể chỉ 60 tuổi, nhưng đến năm nay thì đã xấp xỉ 70. Đây chính là áp lực rất lớn"- nữ chủ nhiệm chương trình nói. Do vậy, một trong những ưu tiên tìm kiếm của chương trình là các trường hợp mẹ tìm con, hoặc con tìm mẹ mà tuổi của người mẹ đã cao".
Theo nhà báo Thu Uyên, năm 2016, chương trình tròn 100 số, đã lên sóng VTV, hồ sơ gửi về lên đến khoảng 40.000 đăng ký, hơn 700 trường hợp đã đoàn tụ với người thân thành công. "Đây đều là những trường hợp vô cùng may mắn vì người đi tìm và người được đi tìm đều gặp nhau"- nhà báo Thu Uyên chia sẻ.
Đến thời điểm hiện tại, trường hợp đoàn tụ thành công đã vượt xa con số 700, Thu Uyên kể chị ấn tượng nhất với những nhân vật giàu nghị lực và một bản chất lương thiện dù hoàn cảnh trớ trêu: "Với một người thất lạc, trong tâm trí luôn cảm giác thiếu thốn tình cảm, thì họ chỉ có thể tự vươn lên bằng chính nghị lực bản thân. Họ nỗ lực trong cuộc sống và thậm chí lương thiện hơn rất nhiều người xung quanh. Chẳng hạn, khi một đứa trẻ lạc nhà, lang thang, em hoàn toàn có thể bị tiêm nhiễm thói hư tật xấu. Tuy nhiên, nhiều nhân vật trong chương trình đã kiên quyết là bản thân không được sống tiêu cực, để không phải hổ thẹn với những người thân trong gia đình còn đang chờ được gặp lại".
Không có niềm tin sẽ không thể làm được
Nhớ lại cái duyên đưa chị đến với chương trình, nhà báo Thu Uyên bảo, trong xã hội nào cũng có chia ly, riêng ở Việt Nam ra thì ly tán là chuyện diễn ra trong mỗi gia đình họ tộc, vì đã phải trải qua nhiều giai đoạn lịch sử khắc nghiệt. Khi bận lo mưu sinh, người ta có thể tạm quên đi sự mất mát, còn khi đã đủ ăn đủ mặc, việc được gặp lại người thân có lẽ đã trở thành nhu cầu số một đối với rất nhiều người.
Vào năm 2000, chị đã nghĩ về việc thực hiện một chương trình để giúp cho những người bị biệt ly có cơ hội đoàn viên. Tuy nhiên, ý tưởng cũng sẽ chỉ là ý tưởng nếu không xây dựng được một mô hình hoạt động. Cuối năm 2007, mô hình đã hình thành, trong đó phần truyền hình như phần nổi của tảng băng, dưới đó là hoạt động tìm kiếm, xử lý thông tin, tổng đài và các cổng thông tin như hòm thư, website...
Và mất gần một năm đầu, hoạt động mới đi vào chuyên nghiệp chị mới thực sự yên tâm. Chương trình vào guồng quay, mọi người ngày càng có nhiều kinh nghiệm nên cứ thế nhận được nhiều tin vui, nhiều lúc các anh em trong êkíp vô cùng bất ngờ vì kết nối được những trường hợp nghĩ khó có thể làm được.
Chị tâm sự: "Mỗi tháng chỉ có ba chục ngày. Từ chương trình này đến chương trình kế tiếp khi có khi phải mất từ 4-5 tuần. Trong 4 hoặc 5 tuần đó, phải nghĩ, phải ngẫm, phải sống, phải quan sát và mô tả lại hơn một chục thân phận; phải tìm, phải đến, phải đi, phải cân nhắc từng li từng tí. Khó nhất, là không được cho phép mình vội vã trong điều kiện công việc xoay vần như chong chóng... Cuộc sống vốn dĩ đa dạng, những chuyện đời mà chúng tôi thu hoạch được thật vô cùng sống động. Khi tìm kiếm, chúng tôi tuân thủ những nguyên tắc xác minh thông tin kỹ lưỡng và đến cùng. Khi làm người kể chuyện, chúng tôi cố gắng để "nhìn rừng trước khi nhìn cây". Mỗi câu chuyện chia ly hay đoàn tụ trong chương trình hẳn không thể làm rung động khán giả đến như thế, nếu chúng chỉ là chuyện của vài người, của một gia đình. Vì vậy, tôi vừa làm vừa học rất nhiều: Ôn lại lịch sử, tìm "nhân vật lịch sử" để hỏi han, tra cứu tài liệu tham khảo về tâm lý, đọc thêm sách, tra tranh ảnh của địa điểm và thời kỳ liên quan... Nhiệm vụ của chúng tôi không chỉ là hàn gắn chia ly, mà còn qua đó, "nhìn cây mà thấy rừng", vì có biết bao nhiêu nhân tình và luân lý trong những câu chuyện chia ly - đoàn tụ đó".
Nhà báo Thu Uyên chia sẻ: "Mục tiêu của chương trình là mang lại hạnh phúc cho những người bị thất lạc, nếu không có niềm tin sẽ không thể làm được chương trình. Cuộc đời này có tỷ tỷ yếu tố bất ngờ mà khi thực hiện, tôi phải tin là trên đời này luôn có nhiều điều kỳ diệu xảy ra. Những người mà chúng tôi gặp gỡ đều có niềm tin mãnh liệt là sẽ tìm lại được người thân của mình".
Nhà báo Thu Uyên khiêm tốn cho rằng công sức của mình chỉ là một phần rất nhỏ trong muôn vàn những đóng góp cho xã hội.
Theo Danviet
Biển người đón Việt kiều về ăn Tết ở sân bay Tân Sơn Nhất giữa đêm Mặc dù đã quá nửa đêm nhưng ga quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất vẫn còn hàng nghìn người chờ đón Việt kiều về nước ăn Tết. Hầu hết người dân đến từ huyện ven TP.HCM và các tỉnh lân cận đi đón Việt kiều vào cùng thời điểm khiến sân bay trở nên "nghẹt thở", trẻ em vật vờ bên cha...