Đài RT: Ukraine tấn công Donetsk bằng bom chùm
Các lực lượng Ukraine được cho là đã bắn bom chùm vào thành phố Donetsk trong một vụ pháo kích đêm 5/8, gây thiệt hại cho một trường đại học và một số mục tiêu dân sự khác.
Mặt tiền Đại học Kinh tế và Thương mại Donetsk bốc cháy sau khi được cho là bị quân đội Nga pháo kích. Ảnh: RT
Theo thông báo ngày 6/8 của Trung tâm Kiểm soát và Điều phối chung (JCCC) cho Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng (DPR), 4 quả bom chùm 155mm đã được bắn vào trung tâm thành phố, gây ra hỏa hoạn ở ba quận.
Các quả bom chùm được cho là đã phát nổ trên không. Đại học Kinh tế và Thương mại Donetsk đã bốc cháy sau vụ pháo kích, trong khi Thị trưởng Donetsk Alexei Kulemzin cho hỏa hoạn cũng được báo cáo tại một số tòa nhà chung cư.
Cuộc pháo kích diễn ra sau khi ít nhất 3 người thiệt mạng và 10 người bị thương do một cuộc bắn phá của Ukraine hôm đầu tuần. Một vụ pháo kích khác cũng đã sát hại một thường dân khác ở một thị trấn gần đó, JCCC cho biết.
Video đang HOT
Ukraine bắt đầu sử dụng bom, đạn chùm sau khi nhận được loại vũ khí gây tranh cãi này từ Mỹ hồi giữa tháng 7. Mỹ cho biết quyết định cung cấp bom chùm là do Ukraine không còn nhiều đạn pháo tiêu chuẩn. Theo Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan, việc cung cấp bom chùm chỉ mang tính tạm thời.
Washington thừa nhận rằng họ nhận thức được nguy cơ gia tăng do bom, đạn chùm gây ra cho dân thường, nhưng tuyên bố rằng Kiev đã cam kết sử dụng chúng một cách có trách nhiệm và tránh xa các khu vực đông dân cư, đồng thời sẽ theo dõi việc sử dụng bom chùm để thực hiện rà phá bom mìn sau này.
Bom, đạn chùm đã bị hơn 100 quốc gia cấm vì tác động tàn phá của chúng đối với dân thường. Đạn chùm thường được thiết kế để nổ giữa không trung và giải phóng hàng chục hoặc thậm chí hàng trăm quả đạn phụ có thể gây sát thương trong một khu vực rộng lớn.
Khi Mỹ quyết định cung cấp bom, đạn chùm cho Ukraine, Nga đã từng tuyên bố rằng hành động này chỉ nhằm kéo dài cuộc xung đột. Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu cho biết nước này có bom chùm hiệu quả hơn nhiều so với của Mỹ, phạm vi tấn công rộng hơn và đa dạng hơn, đồng thời cảnh báo lực lượng vũ trang Nga có thể sẽ buộc phải sử dụng vũ khí tương đương để chống lại lực lượng Ukraine, như một cách đáp trả.
Ông Shoigu cho biết cũng giống như Mỹ và Ukraine, Nga không phải là một bên tham gia Công ước về Bom, đạn chùm. Tuy nhiên, Nga đã hạn chế sử dụng kho vũ khí này của mình trong cuộc xung đột hiện tại, nhận thức được mối đe dọa mà loại vũ khí đó gây ra cho dân thường.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc António Guterres đã lên tiếng phản đối Mỹ quyết định cung cấp bom, đạn chùm cho Ukraine. Động thái này làm dấy lên làn sóng chỉ trích cả trong nước Mỹ và trên thế giới.
Mỹ cân nhắc viện trợ vũ khí có thể xoay chuyển xung đột ở Ukraine
Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đang tích cực xem xét phê chuẩn viện trợ bom chùm cho Ukraine, giữa lúc Kiev muốn đạt được thành tựu lớn sau vài tuần phản công.
Chia sẻ với hãng tin CNN, giới chức Mỹ cho biết Nhà Trắng sẽ sớm đưa ra quyết định cuối cùng. Nếu được thông qua, bom chùm có thể được đưa vào trong gói viện trợ quân sự mới của Mỹ cho Ukraine vào tháng Bảy.
"Vũ khí này chắc chắn sẽ tạo ra tác động đáng kể ở vùng chiến sự", một quan chức Mỹ nhận định.
Bom chùm Mark 20 Rockeye II trên tàu sân bay USS Dwight D. Eisenhower của Mỹ. Ảnh: Reuters
Theo các quan chức khác, sự thay đổi điều kiện chiến đấu ở Ukraine trong hai tuần qua khiến giới chức Mỹ cân nhắc nghiêm túc về việc viện trợ bom chùm.
Từ năm 2022, các quan chức Ukraine đã kêu gọi Mỹ cung cấp bom chùm. Theo Kiev, nó sẽ bổ sung thêm nguồn đạn cho các hệ thống pháo và tên lửa mà phương Tây cung cấp, cũng như giúp thu hẹp ưu thế của pháo binh Nga.
Song Mỹ vẫn từ chối cung cấp, do lo sợ bom chùm gây rủi ro cho dân thường. Ngay cả một số đồng minh chủ chốt của Mỹ gồm Anh, Pháp và Đức cũng đã ký kết lệnh cấm sử dụng bom chùm.
Ukraine bắt đầu phản công từ đầu tháng 6, nhưng tới nay vẫn chưa đạt được bước tiến lớn nào. Trong khi đó, các tuyến phòng thủ của Nga lại kiên cố hơn nhiều so với dự đoán của phương Tây.
Do đó, giới chức Mỹ tin số lượng lớn bom chùm của nước này có thể thay đổi tình hình ở Ukraine.
Song, một quan chức Mỹ lại nhận định, bom chùm không thể xoay chuyển tình thế. Bởi cả quân đội Nga và Ukraine đều đã sử dụng bom chùm, kể từ khi xung đột bùng nổ vào tháng 2/2022. Gần đây, các lực lượng Ukraine đã bắt đầu sử dụng bom chùm do Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp.
Bom chùm có thể mang theo hàng chục cho đến hàng trăm quả đạn con, và có phạm vi sát thương rộng hơn nhiều so với bom đạn thông thường. Hơn 123 quốc gia đã phê chuẩn hiệp ước cấm sản xuất, sử dụng và tàng trữ bom chùm. Tuy nhiên, Mỹ, Nga và Ukraine không tham gia ký kết hiệp ước.
Mỹ thừa nhận tình trạng thiếu đạn dược Mỹ đang cạn kiệt đạn dược trong kho vũ khí của chính mình trong bối cảnh cung cấp viện trợ quân sự cho Ukraine. Cố vấn An ninh Quốc gia Nhà Trắng Jake Sullivan. Ảnh: Reuters Tờ Pravda của Ukraine ngày 17/7 dẫn lời Jake Sullivan, Cố vấn An ninh Quốc gia của Tổng thống Joe Biden, cho biết Mỹ đang cạn kiệt...