Đại học ở Việt Nam đang vận hành với tư duy thời 1940-1960
“ Tư duy quản lý và vận hành đại học hiện nay ở nước ta phổ biến vẫn đang là tư duy của nền công nghiệp cơ khí chạy bằng than đá của những năm 1940 – 1960, chứ không phải văn minh thế kỷ 21″ – Tiến sĩ Nguyễn Hữu Lam khẳng định.
Niềm vui cử nhân ngày tốt nghiệp.
TS Nguyễn Hữu Lam, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển Quản trị, trường ĐH Kinh tế TP. HCM có cuộc trò chuyện về giáo dục đại học (GDĐH) nhân Dự thảo Luật GDĐH đang được bàn thảo tại Quốc hội.
Tránh tư duy theo “mớ”, theo “mẻ”
- Từ góc nhìn của một giảng viên, ông mong gì ở một đạo luật dành cho GDĐH?
- Một bộ luật tốt là một bộ luật không phải hướng về quá khứ mà là hướng tới tương lai. Nó phải hỗ trợ, làm dễ dàng, và tạo điều kiện thuận lợi để đạt tới những điều mà cộng đồng và từng thành viên mong muốn. Vì thế, nó phải giúp và buộc các trường đại học và nền GDĐH thực hiện đúng vai trò và chức năng của nó với sự phát triển và tiến bộ của xã hội và các thành viên trong xã hội.
Trong bối cảnh đất nước ta còn là một nước chậm phát triển đang đối mặt với cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt, nền GDĐH và các trường đại học phải là nhân tố then chốt để (1) nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, (2) phát triển một xã hội công bằng văn minh, (3) củng cố và phát triển những giá trị đạo đức và tinh thần cho toàn xã hội và (4) tạo ra sự thay đổi cần thiết để bắt nhịp với sự tiến bộ của nhân loại đang diễn ra rất nhanh hiện nay. Luật GDĐH cần phải tạo ra hành lang pháp lý cần thiết để hỗ trợ và buộc nền GDĐH, các trường đại học, các thành viên có liên quan (giảng viên, sinh viên, doanh nghiệp, gia đình, các tổ chức xã hội…) thực hiện tốt các vai trò và chức năng của đại học với sự tiến bộ và phát triển của đất nước ta.
- Trong Dự thảo Luật GDĐH đang chờ Quốc hội thông qua, có đề cập đến việc phân tầng cơ sở GDĐH. Chuyện này là thế nào, thưa ông?
- Trong sự phát triển của xã hội hiện đại, các nhu cầu đa dạng (loại, cấp độ, chất lượng, sự phong phú…) của xã hội, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và từng cá nhân cần được tôn trọng, đáp ứng và thỏa mãn. Hãy để các trường đại học lựa chọn và đáp ứng các nhu cầu đa dạng khác nhau của xã hội dựa trên những năng lực và chọn lựa của họ và khi họ đã chọn lựa thì phải buộc họ thực hiện đúng những cam kết một cách minh bạch.
Khái niệm “phân tầng”, theo tôi, là sản phẩm của tư duy hành chính, bao cấp. Thêm nữa, khái niệm này muốn đề cập đến chủ đề “chất lượng”. Nhưng thế nào là chất lượng? Chất lượng chính là sự thỏa mãn. Khi đề cập đến “chất lượng” theo kiểu tư duy hành chính, bao cấp thì ai cũng muốn mình được xếp ở mức chất lượng cao. Các quyết định phân tầng nếu được đề ra theo kiểu hành chính này sẽ dẫn tới việc quyết định chủ quan, duy ý chí của giới quản lý, chạy đua xin – cho để có hạng cao hơn, và sự dối trá của các trường với giới quản lý và xã hội.
Khi hiểu chất lượng là sự thỏa mãn thì hãy để người sử dụng các sản phẩm giáo dục (sinh viên, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội…) và những người tài trợ (Nhà nước, phụ huynh, sinh viên, doanh nghiệp, ngân hàng…) đánh giá. Và để họ đánh giá đúng thì cần có hệ thống thông tin minh bạch giúp họ ra quyết định phù hợp. Vai trò của Nhà nước là bảo vệ quyền lợi của các thành viên trong xã hội vì thế các cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục phải đưa ra những tiêu chuẩn (chặn dưới) cho từng loại hình và phương thức giáo dục khác nhau và buộc các cơ sở giáo dục phải đáp ứng các chặn dưới này và thực hiện đúng cam kết của mình. Nói chung, phải tránh tư duy giáo dục theo “mẻ”, theo “mớ”.
Video đang HOT
- Tư duy giáo dục theo “mẻ”, theo “mớ” là sao, thưa ông?
- Tư duy quản lý và vận hành đại học hiện nay ở nước ta phổ biến vẫn đang là tư duy của nền công nghiệp cơ khí chạy bằng than đá của những năm 1940 – 1960 chứ không phải tư duy của nền văn minh tri thức trong điều kiện bùng nổ tri thức và cạnh tranh toàn cầu với một thế giới thay đổi rất nhanh của thế kỷ thứ 21.
Trong xã hội công nghiệp cơ khí chạy bằng than đá, sản xuất hàng loạt (theo mẻ, theo mớ) với cùng một tiêu chuẩn (cho phép một dung sai nhất định) thống trị. Trong khi đó, trong xã hội mà chúng ta đang sống đòi hỏi một nền giáo dục được cá nhân hóa, khuyến khích và phát triển tư duy sáng tạo và đáp ứng các nhu cầu đa dạng, phong phú của các cá nhân. Quá trình học tập của người học trong nhà trường trong bối cảnh thế giới hiện đại cần phải kết hợp giữa việc tiếp thu tri thức và sáng tạo tri thức, phát triển cho họ những năng lực phản ứng với những thay đổi không thể dự báo được, và cá nhân hóa việc học ở mức độ cao.
Tiến sĩ Nguyễn Hữu Lam.
Bài học cá basa cho GDĐH
- Theo ông, việc quản trị GDĐH ở các nước phát triển, đang được làm theo cách nào? Ta có thể học hỏi gì được ở họ?
- Đứng trước sự phát triển nhanh chóng của thế giới hiện đại, tất cả các quốc gia trên thế giới đều rơi vào khủng hoảng giáo dục chứ không phải riêng Việt Nam. Tuy nhiên, họ phản ứng rất nhanh, còn ta thì quá chậm. Xu thế chung là phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đại học để bảo đảm nguyên tắc “tự do học thuật và tự do sáng tạo”, trên cơ sở đáp ứng tốt hơn nữa các nhu cầu phát triển của đất nước và từng người dân. Việc phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm này được thể hiện thông qua phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của các chủ thể tham gia vào hệ thống giáo dục, đặc biệt là hội đồng trường.
Chúng ta vẫn còn bùng nhùng trong việc tổ chức và hoạt động của hội đồng trường và vì thế chưa phát huy được tính tự chịu trách nhiệm của nhà trường, chưa xử lý thỏa đáng những mối quan hệ lợi ích trong hệ thống (vẫn có xu hướng xin – cho với Bộ và Nhà nước trong khi các nhu cầu chính đáng của các doanh nghiệp và xã hội không được đáp ứng và quyền lợi của người học chưa được quan tâm thích đáng – một thể chế hướng lên trên chứ không phải hướng ra ngoài).
- Theo ông, làm thế nào để đại học Việt Nam có thể cạnh tranh được với các đại học trong khu vực?
- Nền đại học non trẻ trong một xã hội chậm phát triển như Việt Nam ta đang bị buộc phải cạnh tranh với các đại học trên thế giới, dù muốn hay không. Nếu ta không phát triển và cạnh tranh được thì các giảng viên giỏi sẽ ra nước ngoài làm việc và sinh viên giỏi sẽ đi học ở nước ngoài và ở lại đó. Để có thể sánh vai và cạnh tranh được với các đại học trong khu vực và trên thế giới, chúng ta còn phải làm rất nhiều điều nhưng theo tôi, có thể phải chú trọng những điều sau: Một, hãy buộc và tạo điều kiện cho các trường đại học thực hiện đúng vai trò và chức năng của nó là “trung tâm tri thức”. Muốn vậy, nguyên tắc “tự do học thuật và tự do sáng tạo” cần được tôn trọng và phải là hiện thực.
Hai, các trường đại học phải là nơi thực hiện những điều đúng và thực hiện những điều này đúng cách với chuẩn mực thế giới chứ không phải theo “tiêu chuẩn Việt Nam”. Vậy điều gì là đúng? Có 3 điều cốt lõi của chất lượng và uy tín của trường đại học: (1) Quản lý học thuật: Bao gồm năng lực quản lý các chương trình giáo dục và đào tạo và các chương trình nghiên cứu của nhà trường – điều này liên quan đến năng lực của đội ngũ quản lý của nhà trường (2) Chương trình giáo dục và đào tạo: Bao gồm năng lực phát triển các chương trình đào tạo đạt chuẩn mực cao, đáp ứng tốt nhu cầu phát triển của xã hội, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và các cá nhân người học (3) Giảng viên giỏi: Có năng lực thực hiện được các chương trình đã đề ra và áp dụng các phương pháp hiện đại và sáng tạo trong nghiên cứu và giảng dạy với chất lượng cao, đáp ứng tốt nhu cầu của người học.
Ba, huy động nguồn lực của toàn xã hội cho phát triển GDĐH. Ai hưởng lợi từ trường đại học và quá trình GDĐH thì phải có nghĩa vụ đóng góp vào quá trình này.
Bốn, có cơ chế hiệu quả để thu hút những người Việt Nam học tập ở các trường đại học tiên tiến trên thế giới, các giáo sư hàng đầu ở nước ngoài về giảng dạy và nghiên cứu tại các đại học Việt Nam. Tạo ra môi trường giao tiếp, học tập lẫn nhau hiệu quả hơn giữa các trường trong nước và các trường nước ngoài thông qua các dự án trao đổi học thuật, trao đổi giảng viên và sinh viên, các chương trình cùng nhau nghiên cứu về các vấn đề có quan tâm chung…
Nói về những điều này làm tôi nghĩ về những người nông dân ở Đồng bằng sông Cửu Long với con cá basa. Những người nông dân nghèo, một nắng hai sương, đầu đội trời, chân đạp đất đã tạo ra sản phẩm cá basa vượt qua được rào cản vệ sinh thực phẩm nghiệt ngã của FDA (Cơ quan kiểm soát an toàn thực phẩm Hoa Kỳ), cạnh tranh thắng lợi với những nhà sản xuất cá da trơn ở Mỹ, và đưa sản phảm này đi khắp thế giới. Tất cả các ngành, trong đó có GDĐH của Việt Nam, muốn phát triển cần phải học bài học cá basa.
- Và Luật GDĐH phải đóng vai trò gì trong xu hướng đó?
- Một định chế tốt là một định chế xác định rõ nghĩa vụ và trách nhiệm của các chủ thể có liên quan, từ đó, buộc các chủ thể đó thực hiện các nghĩa vụ và trách nhiệm của mình một cách chủ động, sáng tạo và đầy năng động. Trên cơ sở này sẽ khuyến khích và tạo động lực để sáng tạo, đổi mới để phát triển. Luật GDĐH phải là nền tảng để tạo ra mức độ cao của (1) Trách nhiệm (2) Chủ động (3) Động lực (4) Sáng tạo và Đổi mới của tất cả các chủ thể có liên quan cho sự phát triển GDĐH và nền đại học.
Theo Sinh viên Việt Nam
Những khóa MBA có "đầu vào" khó nhất Việt Nam
Nhu cầu học Thạc sỹ QTKD (MBA) ngày càng lớn và bỏ ra 10.000USD để học MBA đang là lựa chọn của nhiều người. Nhưng làm thế nào để học được một chương trình MBA thực sự chất lượng? Làm sao để tấm bằng MBA mở ra cơ hội làm việc không chỉ tại VN mà toàn cầu?
Câu trả lời chỉ có thể là những chương trình MBA được kiểm định ACBSP hoặc AACSB với tiêu chuẩn đầu vào cứng là IELTS và GMAT (cần có chứng chỉ chứ không được xem xét tương đương).
Không phải ngẫu nhiên mà hầu hết các chương trình MBA uy tín ở Mỹ và Châu Âu như INSEAD (Pháp), IMD (Thụy Sĩ), Harvard Business School, Kellogg School of Management hay Berkeley-Haas School of Mangement (Mỹ) rất nghiêm túc với vấn đề kiểm định và có yêu cầu đầu vào cao vì "người học MBA phải có năng lực và quyết tâm rất lớn và không thể sản xuất hàng loạt những nhà quản lý giỏi".
Nói đến đầu vào MBA ở Việt Nam thì rất nhiều người đang tìm hiểu hoặc đã học đều thừa nhận những khóa MBA khó nhất hiện nay là MBA Troy (Mỹ), MBA Hawaii (Mỹ) và MBA CFVG (Pháp). Chẳng hạn như với chương trình MBA Troy tại ĐH Kinh tế (ĐHQGHN), ứng viên phải có đồng thời chứng chỉ IELTS 6.0 (hoặc TOEFL ibt 70) và GMAT 500.
Trao đổi với bà Tiến sĩ Dianne B. Eppler, Giám đốc các học xá toàn cầu kiêm giảng viên Strategic Management của ĐH Troy chúng tôi được biết: "Một cách để nhận biết chương trình MBA có được ACBSP hoặc AACSB kiểm định hay không là dựa trên điều kiện đầu vào, có yêu cầu IELTS và GMAT hay không. Đầu vào khó thể hiện đẳng cấp và đảm bảo chất lượng. Đi dạy MBA ở nhiều quốc gia trên thế giới tôi nhận thấy các nhà tuyển dụng dù ở đâu cũng tìm hiểu rất kỹ những hồ sơ có bằng MBA. Mà thông tin về mỗi chương trình MBA đều có đầy đủ trên Internet, nên không khó để nhận ra đâu là tấm bằng MBA được kiểm định. Với một tấm bằng MBA được kiểm định bởi ACBSP hoặc AACSB, các bạn có thể tự tin apply (xin việc) ở những công ty đa quốc gia trên toàn thế giới".
Hội thảo MBA Troy thu hút sự quan tâm của nhiều ứng viên.
Có khó mới nên khôn
Trong khi nhiều người chọn các chương trình MBA đầu vào dễ dàng, thời gian học ngắn để nhanh chóng có được tấm bằng thì cũng không ít các ứng viên lại sẵn sàng dành thời gian và công sức để được tham gia học các chương trình MBA khó. Họ thường là các học viên đã từng học ĐH ở nước ngoài, đang làm việc trong các công ty đa quốc gia, các tổ chức phi chính phủ, các tập đoàn kinh tế lớn, các ngân hàng, người nước ngoài sống và làm việc tại Việt Nam...
Chị Phạm Thị Thùy Linh, Trưởng bộ phận đào tạo, phòng nhân sự tập đoàn Big C Việt Nam, học viên mới trúng tuyển vào MBA Troy khóa 6 chia sẻ: "Ngoài một tấm bằng giá trị được công nhận quốc tế, cái tôi cần là kiến thức thực sự để áp dụng trong công việc, việc học IELTS và GMAT để lấy chứng chỉ cũng giúp tôi nâng cao trình độ tiếng Anh để sau này học tốt hơn thôi, khó nhưng không phải không thể vượt qua được".
Chị Phạm Thu Giang, chuyên viên kiểm toán nội bộ, ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chia sẻ với phóng viên: "Tôi đang tìm khóa MBA phù hợp mà hoa cả mắt, chóng cả mặt trước một rừng thông tin."
Đúng là tìm được chương trình MBA phù hợp không hề dễ. Nếu chọn sai thì cả người học và nhà tuyển dụng đều gánh chịu hậu quả. Tuy nhiên, các nhà tuyển dụng ngày càng có nhiều thông tin và sự tinh tường để nhận biết đâu là một tấm bằng MBA giá trị thực nên cuối cùng sự thiệt thòi vẫn nằm ở người học.
Một chương trình MBA giá trị thực phải giúp người học có sự đột phá về tư duy ngay trong quá trình học. Chị Thái Thị Ngọc, công tác tại ngân hàng Seabank, học viên MBA Troy vẫn luôn tự hào vì được thăng chức từ trưởng phòng lên Phó giám đốc phụ trách khách hàng lớn trong vòng 2 năm đi học MBA. Anh Almed Abdelrafi, cán bộ ĐSQ Sudan tại Việt Nam, chia sẻ "Sang Việt Nam 3 năm để công tác, tôi cũng đã kịp hoàn thành chương trình MBA Troy của Mỹ. Kiến thức về tài chính và nhân sự của khóa MBA đã giúp tôi rất nhiều trong công việc tại đại sứ quán, và càng hun đúc đam mê kinh doanh của tôi. Sắp tới khi hết nhiệm kỳ công tác ở Việt Nam, tôi sẽ về nước và mở công ty riêng của mình."
Học viên MBA nhận bằng nghiệp từ ĐH Troy, Mỹ.
Còn bạn Trịnh Thanh Tùng, một cựu học viên MBA Troy, hiện đang làm việc trong một tập đoàn tài chính ở Singapore nói: "Trước mình chỉ nghĩ học MBA để có kiến thức và tư duy tốt về quản trị, nhưng trong quá trình tìm việc ở Singapore mới thấy bằng cấp là rất quan trọng, đặc biệt là những bằng được kiểm định quốc tế. Cũng may tấm bằng MBA Troy của mình có kiểm định ACBSP nên mình đã qua được vòng hồ sơ và thêm tự tin để vượt qua vòng phỏng vấn.
Lọt vào một chương trình MBA "đáng đồng tiền bát gạo" đã khó, quãng thời gian học sau đó tiếp tục là một thử thách. Nhưng kết quả ngọt ngào vẫn đang chờ đợi những người dám đối mặt với khó khăn để nâng tầm bản thân.
Theo dân trí
Kỹ năng sống - Người lớn cũng cần Kỹ năng sống được coi trọng vì có tác dụng lớn trong hình thành tư duy, nhân cách mỗi người. Đó là thái độ sống, giá trị sống căn bản, như sống trung thực, can đảm đối mặt sự thật, biết thương yêu và biết cách vượt lên nghịch cảnh. Ai được học, có cơ hội rèn luyện kỹ năng sống, ứng biến...