Đại án Việt Á: Những quan chức nào đối diện án tử hình?
Trong vụ án Việt Á, 6 người bị đề nghị truy tố về tội ‘Nhận hối lộ’ theo khoản 4, Điều 354 Bộ luật Hình sự, có thể đối diện mức hình phạt cao nhất là tử hình.
6 bị can đối diện án tử hình
Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) vừa ban hành kết luận điều tra, đề nghị truy tố 38 bị can trong vụ Công ty Việt Á nâng khống giá kit xét nghiệm COVID-19.
Theo tiến sĩ luật Đặng Văn Cường (Trưởng Văn phòng luật sư Chính Pháp) trong số này, 6 người bị đề nghị truy tố về tội “Nhận hối lộ” theo khoản 4, Điều 354 Bộ luật Hình sự, mức hình phạt cao nhất là tử hình.
Những bị can đối diện khung hình phạt cao nhất gồm: Cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long; Nguyễn Huỳnh, cựu thư ký của Nguyễn Thanh Long; Phạm Duy Tuyến, cựu Giám đốc CDC Hải Dương; Trịnh Thanh Hùng, cựu Phó Vụ trưởng Vụ KH7CN, Bộ KH Nguyễn Minh Tuấn, cựu Vụ trưởng Trang thiết bị và Công trình Y tế, Bộ Y tế; Nguyễn Nam Liên, cựu Vụ trưởng Kế hoạch Tài chính, Bộ Y tế.
Theo cơ quan điều tra, ông Nguyễn Thanh Long nhận hối lộ 2,25 triệu USD (khoảng hơn 51 tỷ đồng). Nguyễn Huỳnh nhận hối lộ hơn 53,9 tỷ đồng. Trong đó bị can đã chuyển cho ông Nguyễn Thanh Long hơn 49,9 tỷ đồng và giữ lại cho cá nhân 4 tỷ đồng.
Bị can Phạm Duy Tuyến nhận hối lộ 27 tỷ đồng, Trịnh Thanh Hùng nhận hối lộ 350.000 USD (khoảng hơn 7 tỷ đồng). Nguyễn Minh Tuấn nhận hối lộ 300.000 USD (khoảng hơn 6,9 tỷ đồng). Nguyễn Nam Liên nhận hối lộ 100.000 USD (khoảng hơn 2 tỷ đồng).
Ông Nguyễn Thanh Long và Chu Ngọc Anh.
Những người được đề nghị giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
Quá trình điều tra, Cơ quan Cảnh sát điều tra đề nghị áp dụng các tình tiết giảm nhẹ cho cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, cựu Bộ trưởng KH&CN Chu Ngọc Anh, cựu Bí thư Hải Dương Phạm Xuân Thăng và nhiều cựu quan chức.
C03 đề nghị giảm nhẹ với ông Nguyễn Thanh Long vì bị can thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; tích cực hợp tác với cơ quan điều tra làm rõ bản chất vụ án; có thành tích xuất sắc trong công tác; đã nộp khắc phục số tiền nhận từ Phan Quốc Việt (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Việt Á).
Video đang HOT
C03 đề nghị xem xét giảm nhẹ đối với ông Phạm Xuân Thăng vì thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải. Ông Thăng tích cực hợp tác với cơ quan điều tra làm rõ bản chất vụ án và có thành tích xuất sắc trong công tác; đã nộp khắc phục toàn bộ số tiền nhận của Phan Quốc Việt và Phạm Duy Tuyến (cựu Giám đốc CDC Hải Dương).
Đối với ông Chu Ngọc Anh, được đánh giá là thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; tích cực hợp tác với cơ quan điều tra làm rõ bản chất vụ án; có thành tích xuất sắc trong công tác.
Trong khi đó, ông Phạm Công Tạc (cựu Thứ trưởng Bộ KH-CN) được xác định tích cực hợp tác với cơ quan điều tra làm rõ bản chất vụ án, có thành tích xuất sắc trong công tác.
Ngoài ra, nhiều bị can khác cũng được xác định thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; tích cực hợp tác với cơ quan điều tra làm rõ bản chất vụ án; có thành tích xuất sắc trong công tác; đã nộp khắc phục toàn bộ số tiền nhận của Phan Quốc Việt…
Bị can Phan Quốc Việt thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; tích cực hợp tác với cơ quan điều tra làm rõ toàn bộ bản chất vụ án. Việt có đóng góp trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19; phần lớn số tiền hưởng lợi, gây thiệt hại tài sản Nhà nước và tiền đưa hối lộ đã được thu hồi.
Toàn cảnh vụ 'quả bom' Việt Á tại Hải Dương
Hàng loạt cán bộ, bao gồm cả những lãnh đạo chủ chốt của tỉnh Hải Dương, được xác định có liên đới đến Công ty CP công nghệ Việt Á 'thổi giá' kit xét nghiệm COVID-19.
Phạm Duy Tuyến - cựu giám đốc CDC tỉnh Hải Dương (phải) bị khởi tố, bắt tạm giam cùng với Phan Quốc Việt - Ảnh: Bộ Công an
Tuổi Trẻ Online điểm lại toàn cảnh vụ việc liên quan sai phạm trong mua sắm kit test COVID-19 của Công ty CP công nghệ Việt Á xảy ra tại tỉnh Hải Dương.
Bắt giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh
Ngày 17-12-2021, Cơ quan CSĐT Bộ Công an ra quyết định khởi tố vụ án hình sự vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Công ty Việt Á và các đơn vị, địa phương liên quan.
Cùng với khởi tố vụ án, cơ quan điều tra tống đạt quyết định khởi tố, bắt tạm giam đối với ông Phạm Duy Tuyến - giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Hải Dương - khi được xác định đã nhận của Việt Á số tiền lên tới 27 tỉ đồng. Đổi lại, Việt Á ký được 5 hợp đồng với tổng giá trị hơn 151 tỉ đồng tại tỉnh này.
Ngày 21-12-2021, ông Phạm Xuân Thăng - bí thư Tỉnh ủy - chủ trì hội nghị lần thứ 48 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, chỉ đạo làm rõ trách nhiệm liên quan sai phạm tại CDC Hải Dương.
Tại hội nghị này, ông Thăng nhấn mạnh sai phạm của ông Tuyến là rất nghiêm trọng, đi ngược lại với nỗ lực chống dịch của cả hệ thống chính trị và gây bức xúc trong cán bộ, nhân dân trong tỉnh.
Ông Thăng đề nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban cán sự Đảng UBND tỉnh phải rút kinh nghiệm sâu sắc trong công tác chỉ đạo quản lý, giám sát, phòng ngừa tham nhũng, nhất là trong công tác mua sắm, thanh quyết toán phục vụ phòng chống dịch.
Ông Phạm Xuân Thăng - bí thư Tỉnh ủy, chủ tịch HĐND tỉnh Hải Dương - chủ trì Hội nghị lần thứ 48 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy ngày 21-12-2021 - Ảnh: H.B.
Ngày 23-12-2021, tại phiên họp thường kỳ tháng 12 của UBND tỉnh Hải Dương, ông Triệu Thế Hùng - chủ tịch UBND tỉnh, chỉ đạo Sở Y tế, Sở Tài chính khẩn trương rà soát toàn bộ các dự án mua sắm trang thiết bị y tế từ thời điểm đầu năm 2020 đến nay.
Sau khi nghe các báo cáo liên quan, ông Hùng nhấn mạnh thực hiện đúng thông báo kết luận số 530 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch và xử lý sai phạm xảy ra tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hải Dương.
Ngày 23-12-2021, ông Triệu Thế Hùng - chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương - chỉ đạo rà soát các dự án mua sắm thiết bị y tế từ đầu năm 2020 đến nay - Ảnh: T. T
Đến ngày 31-12-2021, Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Hải Dương tổ chức kỳ họp thứ 5 do ông Vũ Hồng Hiên - chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy chủ trì.
Tại kỳ họp, UBKT Tỉnh ủy nhận thấy ông Phạm Duy Tuyến với cương vị giám đốc CDC tỉnh Hải Dương, khi thực hiện việc ký hợp đồng mua sắm thiết bị, vật tư, sinh phẩm xét nghiệm phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 đã vi phạm các quy định của Luật đấu thầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, bị Cơ quan CSĐT Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam để điều tra.
UBKT Tỉnh ủy Hải Dương sau đó quyết định khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Phạm Duy Tuyến.
Loạt cán bộ chủ chốt trong Ban thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương có vi phạm
Trong hai ngày 10 và 11-8-2022, UBKT Trung ương tổ chức họp kỳ thứ 18 do ông Trần Cẩm Tú - chủ nhiệm UBKT Trung ương chủ trì.
Tại kỳ họp, UBKT Trung ương nhận định Ban thường vụ Tỉnh ủy, Ban cán sự đảng UBND tỉnh Hải Dương đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, để Công ty CP công nghệ Việt Á độc quyền bán bộ kit xét nghiệm và tham gia thực hiện xét nghiệm trái quy định; một số cán bộ tham nhũng, tiêu cực, nhận hối lộ, bị khởi tố, bắt tạm giam.
Toàn cảnh kỳ họp thứ 18 do ông Trần Cẩm Tú - chủ nhiệm UBKT Trung ương chủ trì - Ảnh: Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Trách nhiệm đối với những vi phạm này thuộc về Ban thường vụ Tỉnh ủy, Ban cán sự đảng UBND tỉnh Hải Dương và các ông: Phạm Xuân Thăng - bí thư Tỉnh ủy, chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Dương Thái - cựu chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương, nguyên trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch của tỉnh; Lương Văn Cầu - cựu phó chủ tịch UBND tỉnh, nguyên phó trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch của tỉnh; Phạm Mạnh Cường - giám đốc Sở Y tế; Nguyễn Trọng Hưng - nguyên giám đốc Sở Tài chính.
Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Phạm Xuân Thăng bị đình chỉ sinh hoạt Đảng
Ngày 16-9, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư để xem xét, thi hành kỷ luật các tập thể, cá nhân vi phạm.
Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương nhiệm kỳ 2020 - 2025; đình chỉ sinh hoạt đảng, đình chỉ các chức vụ trong Đảng và trình Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét, thi hành kỷ luật đối với ông Phạm Xuân Thăng.
Ông Phạm Xuân Thăng - bí thư Tỉnh ủy, chủ tịch HĐND tỉnh Hải Dương - bị đình chỉ sinh hoạt Đảng - Ảnh: TIẾN THẮNG
Ban Bí thư quyết định thi hành kỷ luật khiển trách Ban cán sự đảng UBND tỉnh Hải Dương nhiệm kỳ 2021 - 2026 và các cá nhân: Triệu Thế Hùng, Lương Văn Cầu.
Cảnh cáo Ban cán sự đảng UBND tỉnh Hải Dương nhiệm kỳ 2016 - 2021; cách chức ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hải Dương nhiệm kỳ 2020 - 2025 đối với ông Nguyễn Trọng Hưng; cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng đối với ông Nguyễn Dương Thái; khai trừ Đảng đối với ông Phạm Mạnh Cường.
"Quả bom Việt Á phát nổ", bao nhiêu đối tượng bị gọi tên? Liên quan đến vụ Việt Á, đến nay, Cơ quan điều tra Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và Công an các địa phương đã khởi tố 66 đối tượng, trong đó có hai cựu Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ Khoa học và Công nghệ. Bài liên quan