Đà Nẵng nói gì về việc phê duyệt mua 70.000 kit test của Việt Á còn cao hơn giá ở Hải Dương?
Dựa trên đề nghị của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP.Đà Nẵng và tờ trình của Sở Y tế TP.Đà Nẵng, lãnh đạo UBND TP.Đà Nẵng đã phê duyệt mua của Công ty Việt Á 70.000 kit test LightPower với giá hơn 509.000 đồng, cao hơn giá của CDC Hải Dương đã mua.
Chiều tối 19/12, trao đổi với PV Dân Việt về thông tin Đà Nẵng mua 70.000 kit test LightPower với giá hơn 509.000 đồng của Công ty Việt Á, ông Tôn Thất Thạnh – Giám đốc CDC Đà Nẵng nói rằng, đó chỉ là quyết định chứ chưa mua về.
“Giá hơn 509.000 đồng là họ báo giá lung tung và quyết định vậy thôi, chúng tôi đã mua đâu. Trước đó, chúng tôi mua giá chỉ hơn “ba trăm sáu mấy ngàn thôi”", ông Thạnh nói.
Khi PV Dân Việt hỏi, CDC Đà Nẵng mua kit test của Việt Á với giá hơn “ba trăm sáu mấy ngàn” như lời ông nói là vào thời điểm nào thì ông Thạnh trả lời không rõ thời gian nào, chỉ nói là mua trong đợt dịch vừa qua.
Lãnh đạo Thành ủy, HĐND, UBND TP.Đà Nẵng trao tặng bằng khen của Thủ tướng, tặng hoa chúc mừng CDC Đà Nẵng vì thành tích xuất sắc phòng chống Covid-19. Ảnh: Đình Thiên
Video đang HOT
Ngoài ra, khi PV Dân Việt đặt rõ câu hỏi, dựa theo đề nghị 583/TTr-TTKSBT ngày 14/5/2021 của CDC Đà Nẵng và Tờ trình thẩm định số 2080/BCTĐ-SYT ngày 20/5/2021 của Sở Y tế TP.Đà Nẵng, lãnh đạo UBND TP.Đà Nẵng đã ban hành Quyết định 1799 ngày 25/5/2021 về việc phê duyệt lựa chọn nhà thầu gói thầu mua sắm vật tư y tế, sinh phẩm chống dịch Covid-19 cho CDC Đà Nẵng, trong đó có danh mục phê duyệt mua 70.000 kit test LightPower của Công ty Việt Á với giá 509.250 đồng/kit, tổng giá trị của danh mục này hơn 35 tỷ 647 triệu đồng, Giám đốc CDC Đà Nẵng cho biết, ông chưa nắm rõ giấy tờ, quyết định này.
“Tôi phải cho kiểm tra lại chứ tôi không nhớ giấy tờ này. Nếu vào thời điểm tháng 5, tôi sẽ làm việc lại với Trưởng khoa Dược để nói cho rõ”, ông Thạnh nói.
Về đề nghị và Tờ trình thẩm định của Sở Y tế TP.Đà Nẵng gửi UBND TP.Đà Nẵng để ra quyết định phê duyệt lựa chọn mua 70.000 kit test của Công ty Việt Á với giá hơn 509.000 đồng, PV Dân Việt đã liên hệ với bà Ngô Thị Kim Yến – Phó Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng (vào thời điểm tháng 5/2021, bà Yến đang giữ chức Giám đốc Sở Y tế) để giải đáp thông tin vì sao Đà Nẵng phê duyệt giá mua cao như vậy, bà Yến cho biết, Sở Y tế sẽ có thông tin lại cho phóng viên.
Trước đó như Dân Việt đã thông tin, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố 7 bị can, trong đó có Phan Quốc Việt, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Việt Á và Phạm Duy Tuyến, Giám đốc CDC Hải Dương.
Tháng 4/2020, Công ty Việt Á được Bộ Y tế cấp phép đăng ký lưu hành cho sản phẩm kit xét nghiệm Covid-19. Đến nay, Công ty Việt Á đã cung ứng kit xét nghiệm Covid-19 cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật và các cơ sở y tế khác của 62 tỉnh, thành phố trên cả nước với doanh thu khoảng gần 4.000 tỷ đồng.
Đà Nẵng phê duyệt mua 70.000 kit test của Công ty Việt Á. Ảnh: Đình Thiên
Kết quả điều tra bước đầu, Phan Quốc Việt và các đối tượng là lãnh đạo chủ chốt Công ty Việt Á khai nhận: Quá trình kinh doanh và tiêu thụ kit xét nghiệm Covid-19 do Công ty Việt Á sản xuất, lợi dụng tính cấp bách về nhu cầu test Covid-19 của các địa phương trên cả nước, sản phẩm kit test Covid-19 thuộc danh mục được áp dụng hình thức chỉ định thầu rút gọn nên Phan Quốc Việt đã chủ động cung ứng thiết bị, vật tư, sinh phẩm y tế trước cho các bệnh viện, CDC các tỉnh, thành phố sử dụng.
Sau đó, thông đồng với lãnh đạo các đơn vị này hợp thức hồ sơ chỉ định thầu bằng cách Công ty Việt Á sử dụng các pháp nhân trong hệ thống (công ty liên danh, công ty con) lập hồ sơ chào hàng sản phẩm, xác nhận khống các báo giá… để hoàn thiện hồ sơ, ký hợp đồng, thanh quyết toán cho Công ty Việt Á theo giá do Công ty Việt Á đưa ra, cao hơn nhiều so với giá thành sản xuất.
Để được giao cung ứng trước thiết bị, vật tư y tế, tiêu thụ với số lượng lớn, tăng doanh thu lợi nhuận và được tạo điều kiện trong việc hoàn thiện hồ sơ, thanh quyết toán theo giá do Công ty Việt Á đề nghị, Phan Quốc Việt còn thỏa thuận, thống nhất, chi cho cán bộ, lãnh đạo các đơn vị mua hàng với số tiền rất lớn.
Báo cáo Thủ tướng việc bổ sung quy hoạch sân bay Lý Sơn, Phú Quý
Cục Hàng không Việt Nam vừa đề xuất bổ sung quy hoạch, xây dựng sân bay tại các đảo như Lý Sơn (Quảng Ngãi), Phú Quý (Bình Thuận).
Đảo Lý Sơn được xem xét bổ sung quy hoạch sân bay.ẢNH N.T
Cục Hàng không Việt Nam hôm nay, 29.5, đã lấy ý kiến góp ý dự thảo Quy hoạch mạng cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Theo đó, Cục Hàng không Việt Nam cho biết sẽ nghiên cứu, khảo sát, đánh giá và báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định việc bổ sung quy hoạch, xây dựng sân bay tại các đảo (Lý Sơn, Phú Quý...).
Trước đó, trong văn bản thẩm định quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2050 trình Bộ GTVT, Cục Hàng không Việt Nam đề xuất đến năm 2050 chỉ bổ sung sân bay Cao Bằng vào 28 sân bay đã được quy hoạch hiện nay.
Cục Hàng không Việt Nam vẫn giữ nguyên đề xuất thời kỳ 2021 - 2030 quy hoạch 28 sân bay (hiện có 22 sân bay đang khai thác) đã được Thủ tướng phê duyệt từ năm 2018, gồm 14 sân bay quốc tế (Nội Bài, Long Thành, Tân Sơn Nhất, Vân Đồn, Cát Bi, Thọ Xuân, Vinh, Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai, Cam Ranh, Liên Khương, Cần Thơ, Phú Quốc) và 14 sân bay nội địa là Lai Châu (chưa xây dựng), Điện Biên, Sa Pa (chưa xây dựng), Nà Sản (tạm dừng khai thác), Đồng Hới, Quảng Trị (chưa xây dựng), Phù Cát, Tuy Hòa, Pleiku, Buôn Ma Thuột, Phan Thiết (đang triển khai xây dựng), Rạch Giá, Cà Mau, Côn Đảo.
Định hướng đến năm 2050, Cục Hàng không Việt Nam đề xuất chỉ bổ sung sân bay Cao Bằng vào quy hoạch. Lúc đó, cả nước có 29 sân bay bao gồm 14 sân bay quốc tế, 15 sân bay nội địa. Cục Hàng không Việt Nam cũng đề xuất tiếp tục duy trì vị trí quy hoạch sân bay quốc tế Hải Phòng đã được Thủ tướng phê duyệt quy hoạch vị trí vào năm 2011 tại Tiên Lãng, nhằm mục đích dự bị cho sân bay quốc tế Nội Bài và sân bay quốc tế Cát Bi.
Tuy nhiên, ngày 8.5, UBND tỉnh Quảng Ngãi có văn bản đề nghị bổ sung sân bay Lý Sơn vào quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2050.
Sau khi xem xét, Cục Hàng không Việt Nam cho biết sẽ đề xuất bổ sung các cảng hàng không tại các huyện đảo quan trọng của quốc gia gồm Lý Sơn (Quảng Ngãi), Phú Quý (Bình Thuận) vào "Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050" để vừa tạo động lực cho phát triển kinh tế biển đảo, vừa khẳng định chủ quyền vùng trời, biển đảo quốc gia.
Quảng Nam hướng dẫn việc đi lại, cách ly đủ 14 ngày đối với người về từ Đà Nẵng Quảng Nam nới lỏng việc đi lại của người dân với TP Đà Nẵng nhưng yêu cầu người đi về trong ngày đăng ký di chuyển trên một tuyến đường duy nhất, người từ Đà Nẵng về Quảng Nam phải cách ly đủ 14 ngày hoặc cho tới lúc ra lại Đà Nẵng. Ngày 29-5, Ban chỉ đạo Phòng chống dịch Covid-19 tỉnh...