Đã là vợ chồng, không duyên không gặp, không nợ không đến
Xét về nghiệp quả nhân duyên, bên nhà Phật cho rằng vợ chồng là duyên, không có duyên sẽ không gặp, không có nợ sẽ không đến.
Ảnh minh họa
Vì sao có một số phụ nữ thường phàn nàn về người chồng của mình?
Người phụ nữ từ thời khắc được gả làm vợ của một người đàn ông thì sẽ đem toàn tâm thân giao phó cho người đàn ông này. Sau khi kết hôn, họ một mực yêu thương gia đình và chăm sóc chồng con. Nhưng có những người cả đời không nhận được một câu động viên khích lệ của người chồng. Thậm chí có người còn bị chồng không quan tâm, coi trọng. Thế là họ sinh ra bực bội, than vãn và phàn nàn về người chồng của mình.
Nhưng xét về nhân quả thì đây là do kiếp trước người vợ đã thiếu nợ người chồng ở kiếp này của mình. Người vợ đã bao giờ từng nghĩ: “Tại sao mình không lấy người này, người kia mà lại lấy chồng mình bây giờ?” Đó là bởi vì người vợ thiếu nợ người chồng nên kiếp này được gả cho người chồng hiện tại để trả nợ. Nếu như không thiếu nợ thì sẽ không đến, không có duyên thì sẽ không tụ.
Nhưng điều này cũng là bởi vì người chồng ở kiếp trước đã nợ người vợ của mình. Không có nợ thì sẽ không tạo thành một gia đình. Có những người đàn ông chỉ mong muốn lấy được người vợ đó mà chấp nhận làm hết công việc từ chăm sóc gia đình đến nuôi dưỡng con cái… Đây chẳng phải là vì thiếu nợ sao? Chỉ là trong xã hội đa phần chúng ta chứng kiến thì đều phụ nữ thiếu nợ đàn ông mà thôi.Có người phụ nữ lại nói: “Tôi không nợ chồng tôi thứ gì cả, bởi vì chồng tôi đối xử rất tốt với tôi!”
Video đang HOT
Có người phụ nữ lại than rằng: “Tại sao tôi lại lấy được một người chồng vô dụng như vậy? Làm gì cũng không thành?”
Người phụ nữ kiểu này đi đâu cũng chỉ trích người chồng của mình là vô dụng, không làm được việc gì thành cả, việc kiếm sống toàn là do bản thân mình đảm nhiệm. Nhưng kỳ thực, đó là bởi vì ở kiếp trước, người đàn ông này đã vì người vợ mà dốc hết sức mình. Cho nên, ở kiếp này người vợ phải đền bù tổn thất đó cho người chồng. Đây không phải là người vợ gặp xui xẻo mà là bởi vì kiếp trước mình đã gieo nhân này thì kiếp này sẽ nhận được quả đó.
Cũng có cặp vợ chồng rất hòa thuận, vợ chồng đối xử với nhau rất tốt, sẵn lòng vì nhau. Nhưng mà người vợ lại không hòa hợp với mẹ chồng. Kỳ thực đây là vì người vợ đã thiếu nợ mẹ chồng của mình ở kiếp trước. Nếu như giữa mẹ chồng và con dâu bất hòa cũng đều là do oan thân, chủ nợ ở kiếp trước gặp lại trong kiếp này.
Bên nhà Phật giảng rằng, chấp nhận là có thể chấm dứt được nghiệp này. Cho nên, người vợ và người chồng đều nên về nhà giữ tâm bình tĩnh, chấp nhận người bạn đời của mình.
Người phụ nữ được gả cho người đàn ông nào thì đều là mệnh của mình. Người mà hôm nay mình gặp đều là đã có trong mệnh rồi, đều là nhân gieo trồng từ kiếp trước nên ngày hôm nay mới nhận được quả như vậy. Đàn ông cũng vậy, không nợ sẽ không đến.
Cho nên, trong gia đình, vợ chồng đừng nên trách mắng nhau bởi vì như vậy, nợ kiếp trước chưa giải quyết xong lại tăng thêm nợ ở kiếp này, tức là “nghiệp cũ chưa hết lại thêm nghiệp mới.” Hãy đối xử tử tế với nhau để hóa giải nợ kiếp trước. Nhà Phật có câu: “Chúng sinh là bình đẳng.” Người chồng hay người vợ không phải là tài sản riêng của mình, chỉ là có một đoạn nhân duyên với mình ở kiếp trước, kiếp này đến để kết thúc đoạn nhân duyên đó mà thôi.
Duyên tận duyên tán, tất cả sẽ phân ly. Đừng oán trách người chồng hay người vợ của mình mà hãy trả giá, bỏ công sức ra nhiều hơn, lặng lẽ giúp đỡ người kia nhiều hơn ngay bây giờ, bạn chắc chắn sẽ nhận được quả ngọt. Phàn nàn người khác cũng chỉ là tự làm hại mình mà thôi.
Theo Phunutoday
Không nỡ mất của nên tự trói mình vào cuộc hôn nhân đổ nát
Tôi tưởng chị cố níu kéo chồng vì chị nghĩ đến sự thiệt thòi của con, thể diện của gia đình, chứ không ngờ vì cái đống của treo trước mắt.
ảnh minh họa
Chị gọi điện cho tôi vừa khóc vừa kể: "Chị bị chồng đánh chỉ vì chị dám gọi điện cảnh cáo nhân tình của chồng". Vừa thương vừa giận, tôi hỏi: "Thế chị định chịu đựng cuộc sống địa ngục này đến bao giờ?". Chị buồn bã đáp: "Lần này chị quyết định li hôn. Chị cũng đang nhờ người tư vấn thủ tục và phân chia tài sản sau li hôn".
Tôi mừng vì chị đã có một quyết định sáng suốt. Đây không phải là lần đầu tiên chồng chị ngoại tình cũng không phải chỉ với một cô gái. Trước đây là cô người yêu cũ, rồi đồng nghiệp ở cơ quan; lần này là một cô nhân viên phục vụ ở tiệm cắt tóc, gội đầu. Quen nhau trong một lần cơ quan anh đi biển, lúc đó cô ta đang phục vụ ở nhà hàng hải sản dưới Quảng Ninh.
Cũng không hiểu dây dưa thế nào mà rồi không dứt được nhau. Cô gái đó cũng vì muốn dễ dàng qua lại với anh nên đã lên Hà Nội xin việc làm. Từ đó, hai người lén lút gặp gỡ. Khi mới nghe phong phanh, chị hỏi anh, anh chối bay chối biến. Nhưng khi chị bắt quả tang hai người hẹn hò đi ăn trưa với nhau, anh mới chịu nhận nhưng không phải là để hối cải mà là công khai đi lại với nhau và thách thức chị: "Chịu được thì ở, không chịu được thì ly hôn".
Nhiều lần người đàn ông ấy xúc phạm chị - nỗi đau và căm hận vón thành cục nhưng chị đành ngậm đắng nuốt cay. Ngay cả khi đơn li hôn đã viết sẵn nhưng chị ngần ngại không kí vì còn nhiều thứ ràng buộc.
Chị cũng đã cố thay đổi bản thân để níu kéo chồng nhưng vô ích. Từ đó, dù có danh phận nhưng chị sống bên anh như một người vợ hờ. Anh thích làm gì, đi đâu, gặp ai - chị không được can thiệp, không được biết và cũng không được hỏi. Vài người bạn thân biết chuyện, họ xót cho chị và khuyên chị bỏ quách chồng cho nhẹ nợ nhưng chị vẫn không làm được. Có lẽ chị cứ chịu đựng như thế nếu không có giọt nước làm tràn li.
Tối đó, con chị bị sốt cao phải vào bệnh viện, chị bấm máy gọi cho anh về nhưng bất ngờ nhân tình của anh bắt máy rồi giở giọng trâng tráo với chị: "Anh ấy đang tắm rồi còn ăn tối với tôi nữa chưa về được đâu. Con của chị thì chị đi mà lo chứ chờ gì chồng!". Lúc đó, chị cay sộc sống mũi nhưng vì sự an nguy của con nên chị cố kìm nén để lo cho con. Hôm sau, con xuất viện mà chồng chị cũng không về nhà, chị gọi thì máy không liên lạc được nên đành gọi thẳng vào máy của cô nhân tình. Uất ức, lần đầu tiên trong đời, chị thóa mạ người khác bằng những lời chợ búa như vậy. Và kết quả là chị lĩnh được một cái tát như trời giáng từ chồng. Ai cũng nghĩ chị sẽ chọn giải pháp li hôn để thoát khỏi cuộc sống tồi tệ, bức bách.
Nhưng lâu không thấy tin tức của chị nên tôi chủ động gọi điện hỏi thăm. Chị cất giọng buồn buồn: "Chắc là chị không buông tay được đâu em ạ?". Tôi hỏi: "Vì cái gì vậy chị?". Chị thật thà thú nhận: "Cái nhà chị đang ở, sổ đỏ vẫn đứng tên ông bà nội chưa sang tên cho vợ chồng chị. Giờ bỏ nhau mà ra tòa phân chia tài sản, chắc gì chị đã có phần. Của chìm, của nổi, quỹ đen của anh ấy có những thứ chị vẫn chưa nắm được chẳng lẽ lại đi dâng cả chồng và của cho người ta?". Tôi hụt hẫng cả người. Tôi vẫn tưởng chị cố níu kéo chồng vì chị nghĩ đến sự mất mát, thiệt thòi của con, thể diện của gia đình, cả bố mẹ chị nữa, họ sẽ ra sao khi con gái mang tiếng bỏ chồng chứ không phải vì cái đống của treo trước mắt.
Thất vọng nhưng tôi vẫn cố hỏi chị một câu: "Chẳng lẽ ngần ấy năm chị bị đọa đày và cả tương lai của chị không đáng giá hơn khối tài sản ấy sao?"
Chị đã không trả lời. Và tôi biết chẳng có gì ràng buộc chị, chỉ là chị đang tự mua dây buộc mình. Cũng chẳng ai có thể giúp chị giải thoát cuộc sống ngột ngạt, bức bối hiện tại ngoại trừ việc chị tự mình cởi trói.
Theo blogtamsu
Chồng hay là hung thần? Sáng sớm, tôi còn cố nán ôm đứa con bé bỏng mà mấy tháng trời mới được gặp thì có tin nhắn. Cái tin làm tôi vốn đang rất đau buồn đã suýt hóa điên: "Tao đã lấy hết giấy tờ của mày rồi. Nếu không muốn sống ngoài vòng pháp luật suốt đời thì trở về sống với tao rồi tao trả...