Da dầu nổi mụn, phải làm gì?
Năm nay em 17 tuổi, da mặt lúc nào cũng bóng như bôi mỡ (mọi người nói bị da dầu), nên có nhiều mụn cám và dễ bị nổi mụn. Xin bác sĩ hướng dẫn cách khắc phục.
Do các tuyến bã nhờn thường tập trung chủ yếu ở da mặt và da đầu nên quá trình bài tiết của nó ảnh hưởng đến 2 vùng da này là rất rõ rệt. Khi các tuyến dầu không thoát được hết ra ngoài da do ảnh hưởng của bụi bẩn, tế bào chất, mỹ phẩm … cộng với thức khuya, ăn nhiều đồ ăn béo và ngọt… sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây ra mụn. Để hạn chế mụn, trước tiên bạn nên giữ cho da mặt sạch sẽ, uống nhiều nước, hạn chế dùng mỹ phẩm trang điểm , hạn chế dùng các đồ ăn béo và ngọt. Hằng ngày, bạn nên dùng giấy thấm để thấm bớt chất dầu cũng như bụi bẩn. Mỗi ngày nên rửa mặt 1 đến 2 lần với sữa rửa mặt dành cho da dầu để làm sạch da, sau đó dùng nước hoa hồng để se khít lỗ chân lông. Tiếp theo sử dụng sản phẩm chứa salicylic acid và tinh dầu trà xanh vào ban đêm để giúp da chống tắc nghẽn lỗ chân lông và giảm tiết dầu nhờn. Nếu đã thực hiện các phương pháp trên mà da vẫn không đỡ dầu, mụn cám và trứng cá vẫn không hết, bạn nên đi khám chuyên khoa da liễu . Qua thăm khám và thực hiện các xét nghiệm cần thiết, bác sĩ da liễu sẽ kê thuốc bôi và uống chống viêm cho bạn.
Bạn cần tuyệt đối dùng theo chỉ định, nếu tự ý dùng thuốc, tự “chế” thuốc, bệnh sẽ càng nặng thêm. Việc điều trị mụn trứng cá đòi hỏi có sự phối hợp giữa thầy thuốc và bệnh nhân. Người bệnh phải kiên trì vì thời gian điều trị được tính là tháng, vài tháng chứ không phải bằng ngày. Sau đợt tấn công hết mụn, cần điều trị duy trì, cũng như luôn áp dụng phương pháp phòng ngừa đã nói trên, nếu không mụn sẽ tái phát.
Nếu không muốn sưng nề, chảy dịch da đầu sau nhuộm tóc, chị em nhớ những điều này
Trong thuốc nhuộm có những thành phần gây hại trực tiếp đến da đầu
Thế nhưng, ít người quan tâm trong thuốc nhuộm có những thành phần gây hại trực tiếp đến da đầu. Chị Nga (58 tuổi ở Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, dù biết dịch bệnh đang có diễn biến phức tạp nhưng vì "Tết là phải đẹp" nên chị đã đeo khẩu trang đến salon tóc quen để nhuộm lại mái tóc vốn đã lâu không được tỉa tót.
"Tránh đông người, tôi đi từ sáng sớm, đến quá trưa mới xong nhưng từ trưa đến giờ cứ thấy đầu ngứa ngáy, hơi nóng rát. Khổ nỗi, lần này tôi lại nhuộm một loại thuốc mới được một người cháu mua cho. Dù không biết rõ xuất xứ nhưng cứ ngỡ mấy ai bị dị ứng với thuốc nhuộm tóc đâu. Ai ngờ", chị Nga than phiền.
Người phụ nữ trung niên này lo lắng nói nếu tình trạng ngứa ngáy không khỏi thì sáng mai chị phải đến viện để khám. "Khả năng cao tôi bị dị ứng với thuốc nhuộm", chị Nga cho hay.
Ths.Bs Lê Thảo Hiền - Khoa Thẩm mỹ da, Bệnh viện Da Liễu TP.HCM cho biết, nhiều người vẫn nghĩ thuốc nhuộm tóc không nguy hiểm nhưng thực chất đối với một số trường hợp, một số loại thuốc lại gây ra nhiều hậu quả nặng nề.
Bệnh viện Da liễu TP Hồ Chí Minh đã từng tiếp nhận những bệnh nhân phải nhập viện do dị ứng với thuốc nhuộm tóc.
"Một số trường hợp sưng nề, thậm chí có trường hợp tình trạng dị ứng với thuốc nhuộm tóc nặng đến mức vùng sưng nề chảy nước", BS Lê Thảo Hiền cho hay.
Do đó, BS Lê Thảo Hiền cho bết, khi nhuộm tóc các bạn phải chọn thuốc có thành phần tránh gây hại.
Bởi trên thực tế, có người chỉ bị dị ứng với thuốc này mà không dị ứng với thuốc khác do thành phần hoá chất trong các thuốc nhuộm khác nhau. Có người lại bị dị ứng với tất cả các thuốc nhuộm.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia da liễu, trong bất kỳ loại thuốc nhuộm tóc nào đều có 2 hộp, một hộp thuốc màu và một hộp thuốc pha (thuốc trợ - hydrogen peroxide). Người bị dị ứng với mọi loại thuốc là do dị ứng với thuốc trợ. Thuốc trợ là một chất oxy hoá rất không tốt đối với sức khoẻ người sử dụng nhưng trong nhuộm tóc lại được coi là "chìa khoá" để mở lớp biểu bì cho phép các chất nhuộm màu thấm sâu vào chân tóc và không bị phai sau nhiều lần gội. Theo một nghiên cứu khoa học gần đây thì chất paraphenylenediamin - PPD có trong thuốc nhuộm màu chính là thủ phạm gây dị ứng cho một số người sử dụng.
Trong trường hợp tóc đã được nhuộm quá nhiều lần, BS Lê Thảo Hiền cho rằng cần phải được phục hồi trước cho tóc, da đầu khoẻ lại sau đó mới tiến hành nhuộm.
Cũng theo các bác sĩ, từ 20- 40 tuổi được xem là độ tuổi thích hợp nhất cho việc nhuộm tóc, còn ngoài khoảng tuổi này thì da đầu rất nhạy cảm hoặc dễ bị tác dụng phụ của thuốc. Điều này cũng lý giải vì sao, người nhuộm tóc đen (người cao tuổi) hay bị dị ứng hơn người nhuộm tóc màu (người trẻ).
Ngoài ra, việc dị ứng da đầu hay không nhiều khi còn phụ thuộc vào kỹ thuật của thợ làm tóc. Theo đó, với tóc khô thì nên lựa chọn gói phục hồi với những mỹ phẩm tốt để bảo vệ da đầu trước khi nhuộm.
Để hạn chế tối đa hoá chất trong thuốc nhuộm, các chuyên gia khuyến cáo người dân cần lưu ý lựa chọn cho mình những loại thuốc phù hợp với cơ địa.
Cụ thể, trước khi nhuộm, nên thử một vùng ở mặt trong cánh tay để 1 giờ nếu không có phản ứng gì mới tiến hành nhuộm lên tóc.
Những người có cơ địa dị ứng như nổi mề đay, viêm da cơ địa, hen, chàm, eczema, dị ứng thức ăn, thuốc... cần hết sức thận trọng khi dùng thuốc nhuộm tóc.
Đặc biệt, không nên quá lạm dụng việc nhuộm tóc. Cụ thể, không nên nhuộm quá 3 lần/tháng. Không nên sử dụng các loại thuốc nhuộm "dỏm" giá bèo, không rõ nguồn gốc. Cần dùng các loại nước gội đầu, dầu xả có chất lượng đảm bảo giữ màu cho tóc nhuộm.
Khi có bất kỳ phản ứng nào với thuốc nhuộm, cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa da liễu hoặc dị ứng để xử lý kịp thời, tránh tự chữa hoặc nghe theo sự mách bảo của người khác.
Thấy trong miệng con có vết đen kỳ lạ, bà mẹ hốt hoảng mang con đi khám rồi khóc cười với sự thật Đang chơi với con thì thấy trên vòm miệng của con có gì đó đen đen. Bà mẹ này đã dùng khăn lau thử nhưng nó không bong ra, cũng không mất đi. Ngay lập tức, chị gọi điện thoại cho bác sĩ đặt lịch hẹn khám. Vết bớt là những vùng da sẫm màu xuất hiện trên làn da của trẻ sơ...