Cứu sống cháu bé 14 ngày tuổi có khối u máu khổng lồ
Mới 14 ngày tuổi, nhưng cháu bé ở Hà Giang đã mang khối u máu khổng lồ với kích thước 6×6cm ở vùng cổ gáy, được các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai phẫu thuật cứu sống trong tình trạng “ngàn cân treo sợi tóc”.
Chiều 22/11, các bác sĩ của Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, cháu bé 14 ngày tuổi được chuyển từ Trung tâm Y tế huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang đến trong tình trạng khối bầm tím to vùng cổ gáy kích thước 6×6cm, có tình trạng thiếu máu, rối loạn đông máu, tiểu cầu giảm.
Theo lời kể của người thân, sức khỏe hai mẹ con bệnh nhi trong quá trình mang thai hoàn toàn bình thường. Cháu bé được sinh thường tại Trung tâm Y tế huyện Yên Minh, nặng 3,1kg. Ngay sau sinh, trẻ xuất hiện một khối u vùng cổ gáy, kích thước 2×3cm, sau đó lớn rất nhanh.
Bé sơ sinh 14 ngày tuổi mang khối u máu khổng lồ được các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai phẫu thuật thành công.
Video đang HOT
Tại Bệnh viện Bạch Mai, cháu bé được điều trị tích cực, tuy nhiên khối u có xu hướng to ra rất nhanh, bầm tím lan rộng và có nguy cơ vỡ bất cứ lúc nào, có thể ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ.
Ban giám đốc Trung tâm Nhi khoa đã mời hội chẩn toàn bệnh viện và quyết định thực hiện phẫu thuật cắt bỏ khối u. Sau 6 ngày phẫu thuật, trẻ được hồi sức tích cực đã tự thở, ăn bú tốt, vết mổ liền tốt.
Nhận định về ca bệnh, TS. BS Lê Thị Lan Anh, Phó giám đốc Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Bạch Mai cho biết đây là ca bệnh hiếm gặp. Ở Việt Nam, cũng đã có các ca bệnh như vậy, tuy nhiên vị trí khối u ở các vị trí ít nguy hiểm hơn như cổ, thân, đùi…
“Thời điểm kịch tính, ngàn cân treo sợi tóc là khi chúng tôi tiến hành phẫu thuật cho bé. Vì khối u to, nguy cơ mất máu rất lớn, có thể ảnh hưởng ngay đến tính mạng của trẻ. Để đảm bảo an toàn cho bệnh nhi, chúng tôi đã dự trữ và truyền máu trong khi phẫu thuật”, BS Lan Anh nói.
Cứu sống bệnh nhân 60 tuổi bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng
Vào viện được 6 giờ, bệnh nhân đã rơi vào tình trạng sốc nhiễm khuẩn, suy đa cơ quan. Sau hội chẩn, các bác sĩ Viện Y học biển quyết định lọc máu liên tục cho bệnh nhân, đồng thời hồi sức và theo dõi huyết động không xâm lấn...
Đại diện Viện Y học biển (TP. Hải Phòng) cho cho biết, Khoa Cấp cứu-hồi sức tích cực và chống độc biển của đơn vị vừa điều trị, cứu sống bệnh nhân nữ (60 tuổi) bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng nhờ vào kỹ thuật lọc máu liên tục.
Theo đó, trước khi được đưa vào viện cấp cứu, người bệnh có tiền sử tăng huyết áp, đái tháo đường nhiều năm, đã có biến chứng suy tim và vẫn đang điều trị đều theo đơn. Thời điểm vào viện, bệnh nhân bị đau bụng, đi ngoài phân lỏng kèm theo sốt nhẹ ngày thứ nhất. Tuy nhiên, khi vào viện tình trạng bệnh nhân diễn biến nhanh dù đã được dùng kháng sinh sớm, bù dịch và điện giải.
Bệnh nhân 60 tuổi bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng được bác sĩ cứu sống.
Sau khi vào viện được 6 giờ, bệnh nhân rơi vào tình trạng sốc nhiễm khuẩn, suy đa cơ quan (suy tuần hoàn, suy hô hấp, suy thận, rối loạn đông máu, nhiễm toan máu nặng). Trước tình trạng nguy kịch, các bác sĩ đã đặt ống nội khí quản, thở máy, hồi sức tích cực bằng truyền dịch, thuốc vận mạch, kháng sinh phổ rộng, nhưng tình trạng bệnh nhân ngày càng xấu (mạch nhanh 150-160 l/p, huyết áp có thời điểm chỉ 60/40 mmHg) dù đã phối hợp với các thuốc vận mạch với liều cao.
Sau khi hội chẩn, các bác sĩ Viện Y học biển quyết định lọc máu liên tục cho bệnh nhân, đồng thời hồi sức và theo dõi huyết động không xâm lấn. Sau 1 ngày lọc máu và hồi sức tích cực, liều thuốc vận mạch đã được giảm từ 1.2 mcg/kg/phút xuống 0.2 mcg/kg/phút, điểm SOFA giảm từ 15 xuống 10 điểm. Sau 30 giờ lọc máu, bệnh nhân dừng được thuốc vận mạch và sau 36h, người bệnh được dừng lọc máu.
Cũng theo đại diện bệnh viện, sau 4 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân đã được rút ống nội khí quản, tiểu được, mạch huyết áp ổn định và sau nửa tháng điều trị, người bệnh đã hồi phục hoàn toàn, có thể được xuất viện về nhà.
Nói về bệnh nhân, bác sĩ Nguyễn Bảo Nam - Phó Viện trưởng kiêm Trưởng khoa Cấp cứu, hồi sức tích cực và chống độc biển (Viện Y học biển) cho biết: Người bệnh bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng là tình trạng bệnh lý rất nặng, diễn biến cấp tính, tử vong cao nếu không được cấp cứu, điều trị kịp thời, đặc biệt là lọc máu liên tục nhằm điều chỉnh nhiễm toan máu, suy tạng. Do đó, việc lọc máu liên tục là phương pháp điều trị hiện đại, được tiến hành liên tục để thải các chất độc trong cơ thể bệnh nhân do nhiều tình trạng bệnh lý gây nên.
Chạy đua cứu bệnh nhân suy đa tạng do sốt xuất huyết Thời điểm nhập viện, bác sĩ xác định bệnh nhân bị suy đa phủ tạng, suy gan, suy thận, tiêu cơ vân, rối loạn đông máu rất nặng nề. Bệnh sốt xuất huyết năm nay đa dạng các biến chứng Bất ngờ xuất hiện tình trạng sốt, người mệt mỏi, anh Linh (tên bệnh nhân đã được thay đổi), 38 tuổi đã nhập...