Cựu sinh viên ĐH Kinh tế bỏ phố về quê mở tiệm bánh, tâm sự sau chuỗi ngày ‘đấu tranh’ với bản thân và gia đình khiến các bạn trẻ gật gù ngưỡng mộ
Đi làm một thời gian với mức lương ổn định, công việc vào guồng quen thuộc, không bỡ ngỡ như lúc ban đầu nữa thì là lúc cô gái trẻ quyết định nghỉ việc, rời Sài Gòn về quê mở tiệm bánh. Thời gian đầu, cô vấp phải nhiều lời bàn tán từ phía hàng xóm, người quen.
Thậm chí, đến gia đình cũng phát bực vì quyết định này của cô….
Với nhiều cô cậu sinh viên, ra trường đúng hạn là một điều hạnh phúc, thậm chí, nhiều người xem đó là một dấu mốc thành công trong cuộc đời.
Thế nhưng, cũng có nhiều người lại xem đó là bởi khởi đầu cho những ngày tháng khó khăn về sau? Vì sao ư? Vì chẳng phải ai cũng tìm được ngành nghề phù hợp, mức lương tương đối, thậm chí, nếu có tìm được công việc đi chăng nữa thì liệu có gắn bó lâu dài được không?, có thực sự đam mê với công việc đó không?
“Vân vân và mây mây” vấn đề mà chắc chắn những ai từng trải qua sẽ thấy rằng, cuộc đời này vốn chẳng mấy dễ dàng, nhất là với những người trẻ, những người đang ở giai đoạn mông lung với nghề nghiệp, với đam mê.
Nhiều bạn trẻ đang rất mông lung với định hướng nghề nghiệp của mình. Ảnh minh họa
Mới đây, trên trang Confession của Đại học Kinh tế TP.HCM, một cựu sinh viên vừa chia sẻ một câu chuyện khiến nhiều người phải suy ngẫm. Câu chuyện ấy liên quan đến vấn đề chọn ngành nghề phù hợp với bản thân, chọn hướng đi đúng đắn dù vấp phải nhiều lời dị nghị, bàn tán ra vào. Thậm chí, đến cả gia đình còn đôi lúc không tin tưởng vào những quyết định của cô gái ấy.
Trích lược đoạn chia sẻ như sau:
Chào mọi người, mình là nữ K41. Tốt nghiệp hơn năm rồi mọi người có cảm thấy hạnh phúc với công việc hiện tại của mình không? Bạn bè xung quanh mình có đứa đúng ngành, có đứa thì không, có đứa tìm được đam mê, có đứa chẳng biết làm gì.
Có nhỏ bạn là sale, thấy nó vất vả quá mà hoặc là không có kinh nghiệm hoặc không có duyên với nghề hay sao mà hoa hồng ít lắm, thu nhập cũng không bao nhiêu. Cũng có đứa được làm đúng chuyên ngành rồi chợt nhận ra, mọi chuyện không như mơ và vẫn đang đấu tranh có nên chuyển ngành, à mà chuyển ngành gì thì nó không biết nữa.
Tất nhiên, cũng có đứa đang vui với job như mơ. Còn mình, mình làm trái ngành, ừ thì cũng tốn kha khá thời gian để học và quen với việc mới.
Khi công việc dần ổn định, có thời gian suy ngẫm, cô gái trẻ thấy “sao đời mình nhạt nhẽo quá” và quyết định thay đổi. Ảnh minh họa
Lý do mình làm trái ngành là vì mình học không giỏi. Mà lý do mình bao biện cho việc học “không giỏi” là mình không hợp với chuyên ngành mình chọn, chứ hồi xưa cũng lớp chọn trường chuyên, chứ sao vào được này,… Làm một thời gian thì công việc đã ổn, lương ổn, cũng không phải cái gì cũng không biết như mới vào nữa.
Nhưng mà mình thấy sao đời mình nhạt nhẽo quá. Sáng đi làm 8 tiếng, rồi đi về, ăn cơm, nghỉ ngủ. Cơ bản là như vậy hết ngày này đến ngày khác.
Thời gian ở công ty cũng chẳng vui vẻ hơn là mấy, vì công việc này, thật lòng, mình làm vì tiền, vì xung quanh ai cũng có job, chứ không hề đam mê. Cũng 23, 24 tuổi rồi mà đến bản thân mình cũng không biết mình thích gì, cứ như mấy con robot vậy, đến tuổi đi học, học xong đi làm, không lẽ cả đời mình như vậy luôn sao.
Mình nghỉ việc. Gia đình mình phát cáu vì tính tình kỳ lạ của mình, tốt nghiệp xong làm job đúng ngành được 2 tháng thì nghỉ, xong làm ngành khác, lại nghỉ. Nhưng hôm mình bàn giao xong bữa cuối ở công ty mình thật sự cảm thấy rất vui. Sau đó gần một tháng trời ở nhà mình mới quyết định để bản thân sống theo bản năng nhất, và rồi đúng như vậy, mình quay về với những sở thích mà từ lâu mình đã quên.
Cô gái ấy quay trở lại làm bánh, niềm đam mê từ rất lâu bị bỏ quên, dù vấp phải nhiều chỉ trích từ gia đình, người quen. Ảnh minh họa
Mình quay lại làm bánh, hồi cấp 3 mình mê lắm, nhưng mẹ nói chẳng lẽ không thi đại học mà đi làm bánh bán? lên Sài Gòn thì nhà trọ cũng không đủ dụng cụ, cộng thêm chi phí nguyên liệu cao nên dần dần mình cũng quên mất, rảnh rỗi thì tô tranh, thậm chí là thêu thùa. Mình chợt nhận ra mình rất hạnh phúc với những thứ vụn vặt này.
Rồi mình về quê, nhà mình ở quê là mặt bằng tỉnh lộ, nên mình đã tận dụng mở một tiệm bánh nhỏ xíu, rồi bán thêm trên mạng, mới bắt đầu, thu nhập chẳng bao nhiêu, thấp hơn lương văn phòng nhiều, nhưng mình cảm thấy vui, mà hơn nữa là thanh thản. Có thể nhiều người nói mình không có chí lớn, ừ mình là vậy. Mình thích cái cuộc sống ở quê hơn là cái bộn bề của Sài Gòn. Hồi dọn đồ, trả trọ về quê, mình thở phào nhẹ nhõm. Ban đầu ba mẹ mình phản đối, hàng xóm thì dị nghị nhưng bây giờ mọi thứ ổn hơn rồi, mình bắt đầu cảm thấy vui, cảm thấy hạnh phúc với công việc hiện tại.
Mấy năm sống ở Sài Gòn mình học được nhiều thứ, gặp được nhiều người, tất cả trải nghiệm đó mới làm mình đủ dũng cảm cho quyết định hôm nay, nên mình không cho rằng đó là vô ích. Trong lúc canh nhiệt cho lò thì mình viết mấy điều này, mình chỉ hy vọng dù ước mơ của bạn là bay cao với những điều lớn lao, hay hạnh phúc với những thứ nhỏ bé, đều đáng được trân trọng và quan trọng hơn hết, những người có đam mê, có ước mơ, đã hạnh phúc hơn rất nhiều người. Còn ai từng giống mình, đi theo đúng công thức của một cuộc đời khuôn mẫu, chúc các bạn mau tìm được chính bản thân.
Mọi thứ dường như mới chỉ bắt đầu, khó khăn còn nhiều, nhưng cô gái trẻ thực sự hạnh phúc với quyết định của mình. Ảnh minh họa
Ngay sau khi câu chuyện này xuất hiện trên MXH ngay lập tức nhận được nhiều sự quan tâm của CĐM, rất nhiều người bị thu hút bởi những vấn đề thực tế mà cô bạn này đưa ra. Rất nhiều ý kiến ủng hộ quyết định, đường đi của cô gái trẻ ấy, ai cũng chúc cho cô gái ngày càng thành công hơn, bởi cô ấy xứng đáng như vậy.
Bên cạnh đó, sau khi đọc câu chuyện thực tế của cô gái này, nhiều bạn trẻ như thêm có động lực để thay đổi bản thân, đồng thời, họ được dịp bày tỏ những băn khoăn trước giờ chưa biết làm sao để trải lòng.
Về quê mở tiệm làm bánh, bạn có dám không?. Ảnh minh họa
Trung Đinh Thành: “Là một người cũng nghỉ việc và làm trái ngành, mình xin chúc tiệm bánh của cậu ngày một nổi danh không nhất thì nhì tại quê nhà. Cậu biết tại sao không, tại cậu xứng đáng”.
Mỹ Linh: “ Chị dũng cảm và mạnh mẽ thật sự ạ. Chúc chị may mắn và thành công hơn nữa nhé”.
Nickname Nắng bình luận : “Đọc được những dòng này của bạn, cảm giác như đọc được nỗi lòng của rất nhiều người bạn của mình và kể cả chính mính. K41 tốt nghiệp đến nay cũng được 01 năm rồi, 1 năm qua là cả những thử thách và thay đổi, cuộc sống đi làm không giống như thời đại học. Mình cũng như bạn, cũng có lúc hoài nghi về việc mình có đang đi đúng hướng không, có thực sự tìm được đam mê trong công việc không và mình biết hầu hết bạn bè mình đều như vậy. Nhưng mỗi người có một giới hạn tự đặt ra.
Phó tổng công ty mình từng có một câu nói khiến cho mình kiên trì hơn mỗi khi mình có ý định từ bỏ, bà ấy nói ” Không chấp nhận những lý do nói không phù hợp công việc khi chưa làm tới 01 năm “. Tất nhiên mỗi ngành, mỗi công ty có một tình huống, một trải nghiệm riêng…. Mình tin bất kể khóa nào, ngành nào… khi ra trường những năm đầu để xác định được mình nên đi theo hướng nào, mình nên theo đuổi điều gì là rất khó.
Ngày trước mình đi phỏng vấn, câu mình được hỏi nhiều nhất là dự định tương lai đối với công việc của em là gì, chính xác gọi la “career path”. Hồi đó thi mình còn nói là ngắn hạn là gi, dài hạn ra sao… Nhưng sau này minh đều nói thẳng với nhà tuyển dụng rằng thật khó để bảo một người trẻ nói về chuyện tương lai. Mà theo như trong sách Tài Chính Doanh Nghiệp có một câu mình nhớ mãi “Tương lai mang một hàm niệm không chắc chắn “. Vậy nên cách tốt nhất để biết mình hợp và muốn gì đó là thử và thử, chỉ có vậy ta mới tìm được đam mê.
Dù sao mình cũng chúc mừng bạn, vì ít nhất bây giờ bạn đã tìm được bình yên trong chính tâm hồn mình, đam mê trong chính công việc của mình. Mình luôn tin miễn bạn có nước đi cụ thể cho từng giai đoạn, bạn sẽ không bao giờ lạc lối và thất vọng về bản thân”.
Hà Vân : “Lời tâm sự của chị khiến em phải dừng lại suy ngẫm và nhìn nhận lại chính bản thân mình. Em chợt nhớ ra, ngay từ đầu em chọn UEH không phải vì yêu thích hay đam mê, thậm chí còn chẳng biết rõ ngành nghề sau này là gì, chỉ biết lúc đó chạy theo đám đông, theo trường hot, bla bla. Em đã bỏ quên đam mê, sở thích của mình từ đó. Để đến bây giờ em bắt đầu thấy ngán ngẩm khi vào chuyên ngành.
Ngoài giờ học ở trường, em vẫn dành thời gian để theo đuổi và làm những công việc theo sở thích và sở trường, hầu như nó không liên quan gì tới chuyên ngành hiện tại đang học, nhưng nó khiến em cảm thấy hào hứng, vui vẻ và cảm thấy mình được “sống”. Và sau khi đọc những tâm sự này, em nghĩ em đã có thêm động lực và tự tin để theo đuổi niềm đam mê cho riêng mình.
Cảm ơn chị và chúc chị hạnh phúc với sự lựa chọn của mình”.
Ngồi tư vấn định hướng ngành nghề, nam sinh 2K đốn tim dân mạng vì quá cool ngầu, đẹp trai
Việc chọn trường, chọn ngành nghề là vấn đề mà bạn cần suy nghĩ một cách nghiêm túc vì chỉ khi xác định được mục tiêu của mình, bạn mới có sự tự giác học tập để phấn đấu và theo đuổi đến cùng.
Đối với học trò, việc lựa chọn ngôi trường Đại học phù hợp được xem là một trong những bước ngoặt quan trọng của cuộc đời. Đơn giản vì chúng ta dành tất cả tâm sức, nỗ lực học ngày học đêm cũng chỉ mong muốn theo học ngành nghề mơ ước. Thế nhưng, thời điểm cận kề các kỳ thi chính là lúc nhiều bạn còn đang loay hoay, thậm chí có phần mơ hồ về những dự định tương lai. Một số bạn học sinh lớp 12 hẳn rất băn khoăn về việc chọn trường, chọn ngành, hàng tá câu hỏi dồn dập: Có nên thi đại học hay không? Không vào đại học có đồng nghĩa với thất bại? Phải làm gì để vừa khiến cha mẹ yên tâm vừa khiến bản thân yêu thích?
Đôi khi áp lực bởi sự lựa chọn, định hướng của bố mẹ mà nhiều bạn đã đăng ký những ngành học mình không hề hứng thú. Điều này khiến các bạn ấy chẳng có động lực, quyết tâm học tập. Đây thực sự là vấn đề mà bạn cần suy nghĩ một cách nghiêm túc vì chỉ khi xác định được mục tiêu của mình, đâu là ngành học bạn yêu thích, bạn mới có sự tự giác học tập để phấn đấu, theo đuổi đến cùng.
Nam sinh bỗng chốc nổi rần rần trên mạng xã hội với clip định hướng nghề nghiệp - Nguồn: Cả Nhà Thương Nhau
Mới đây, một đoạn clip chưa đầy 3 phút với sự xuất hiện của nam sinh cực điển trai cùng những chia sẻ về chuyện định hướng nghề nghiệp, chọn trường, chọn ngành chọn nghề đang được cộng đồng mạng rầm rộ truyền tay nhau.
Liên hệ với chủ nhân của clip, cậu bạn có tên Tùng Vũ, sinh năm 2000, hiện đang là sinh viên của Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Tùng Vũ cho hay: "Sắp tới kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 sẽ diễn ra, mình nhận thấy có nhiều bạn học sinh vẫn còn đang băn khoăn lựa chọn ngành nghề. Trong số đó không ít bạn chọn ngành nghề theo ý kiến của bố mẹ, bỏ qua sở thích của mình, mà chọn ngành phù hợp với giới tính. Vì thế, mình quyết định hợp tác với đội ngũ sản xuất của "Cả nhà thương nhau" để thực hiện một sản phẩm truyền thông nói về vấn đề này với mong muốn có thể thay đổi được suy nghĩ của các bạn."
Được biết, Tùng Vũ từng làm trợ giảng cũng như có kinh nghiệm gia sư cho những bạn học sinh chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT, nên những câu chuyện mà cậu bạn khai thác đều là người thật, việc thật, tâm sự thật.
"Điều mình tâm đắc nhất là thông điệp được gửi gắm trong sản phẩm: Hãy lựa chọn nghề nghiệp phù hợp dựa vào sở thích và năng lực của bạn, không bị giới tính quy định. Hơn thế nữa, mình rất vui vì sản phẩm nhận được sự quan tâm lớn từ các bạn trẻ, giúp cho thông điệp được truyền tải rộng rãi.", cậu bạn nói.
Sau đoạn trò chuyện vỏn vẹn vài phút, nhiều bạn đã inbox cảm ơn cho nam sinh trường báo với hy vọng được tiếp thêm động lực để vượt qua rào cản giới tính, lựa chọn nghề nghiệp đúng đắn. Tùng Vũ cho biết các bạn hầu hết chạc tuổi nhau nên cách trò chuyện cũng thân mật, cởi mở, thoải mái khi chia sẻ, tâm sự.
Một số hình ảnh siêu cool ngầu của nam sinh Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Nam sinh chia sẻ thêm: " Mình cảm thấy may mắn vì được gia đình ủng hộ theo đuổi đam, đối với mình, đam mê rất quan trọng hơn. Vì nếu không có đam mê thì thực tế có kiếm được bao nhiêu tiền hay có địa vị như thế nào, chưa chắc đã thực sự hạnh phúc? Đương nhiên đam mê cũng nên bắt nguồn từ thực tế nhưng không phải chỉ vì thực tế mà bỏ đi đam mê của mình. Hiện tại, mình đang tiếp tục tập trung vào việc học tập của mình và hoàn thiện bản thân nhiều hơn trong tương lai, đồng thời kết hợp với team cho ra những sản phẩm nâng cao nhận thức về Bình đẳng giới."
Ảnh: NVCC
Sinh viên mới ra trường ở Nhật Bản bị chính các 'tiền bối' quấy rối khi đi xin việc Theo The Japan Times, sinh viên mới tốt nghiệp tại Nhật Bản khi muốn vào làm việc ở môi trường công sở, họ phải liên hệ với cựu sinh viên đang làm việc tại nơi đó để tìm được công việc và vị trí phù hợp. Đáng chú ý, các cuộc gặp gỡ thường diễn ra ở quán bar hoặc nhà hàng. Một...