Cựu Cục trưởng ‘tạo điều kiện’ cho doanh nghiệp, gây thiệt hại hơn 700 tỷ đồng
CQĐT cho rằng, cựu Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo ( Bộ Công Thương) Phương Hoàng Kim vì động cơ vụ lợi đã tạo điều kiện không chính đáng cho doanh nghiệp sản xuất điện mặt trời…
Liên quan đến vụ án Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Bộ Công Thương, CQĐT đề nghị truy tố cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng và cựu Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo Phương Hoàng Kim về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Theo kết luận điều tra, tháng 4/2017, Chính phủ ban hành Quyết định về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam, trong đó quy định giá mua điện từ các dự án điện mặt trời nối lưới là 9,35 Uscents/kWh.
Từ cuối năm 2017, Công ty cổ phần Điện mặt trời Trung Nam do ông Nguyễn Tâm Thịnh là người đại diện theo pháp luật đã đề xuất và được UBND tỉnh Ninh Thuận chấp thuận, có văn bản gửi Bộ Công Thương đề nghị thẩm định, bổ sung Dự án Nhà máy điện mặt trời Trung Nam-Thuận Nam vào quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Ninh Thuận.
Khi Bộ Công Thương thực hiện một số thủ tục thẩm định, lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị liên quan thì tháng 5/2018, Văn phòng Chính phủ có Thông báo ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ rằng: “… Đối với các dự án điện mặt trời Bộ Công Thương đang thẩm định, kể cả các dự án có quy mô công suất từ 50 MW trở xuống, Bộ Công Thương rà soát để đưa vào xem xét đồng bộ trong Quy hoạch phát triển điện mặt trời quốc gia”.
Bị can Phương Hoàng Kim, Ảnh: Bộ Công an
Video đang HOT
Do đó, Bộ Công Thương đã dừng việc thẩm định, bổ sung quy hoạch đối với các dự án điện mặt trời, trong đó có Dự án Nhà máy điện mặt trời Trung Nam- Thuận Nam.
Ngày 31/8/2018, Chính phủ ban hành Nghị quyết 115/NQ-CP về việc thực hiện một số cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ tỉnh Ninh Thuận phát triển kinh tế xã hội.
Trong đó, đồng ý để tỉnh Ninh Thuận được hưởng giá điện theo Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg ngày 11/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ đến hết năm 2020, đối với các dự án năng lượng mặt trời và hạ tầng đấu nối công suất thiết kế 2.000 MW đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận triển khai.
Sau đó, Bộ Công Thương thành lập Tổ soạn thảo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam (Dự thảo Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg) gồm 26 thành viên, trong đó cựu Cục Trưởng Cục Điện lực và năng lượng tái tạo Phương Hoàng Kim là tổ trưởng.
Tạo điều kiện không chính đáng cho doanh nghiệp
Kết quả điều tra cho thấy, từ đầu tháng 3/2019, ông Phương Hoàng Kim phân công cấp phó chỉ đạo Phòng Năng lượng mới và Năng lượng tái tạo thực hiện nhiệm vụ xây dựng Dự thảo Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg.
Quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, ông Kim biết các chủ trương của Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng tại các cuộc họp về cơ chế, chính sách hỗ trợ tỉnh Ninh Thuận đối với các dự án điện mặt trời, là “các dự án điện mặt trời nối lưới và hạ tầng đấu nối công suất 2.000 MW đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận triển khai” (các dự án được phê duyệt bổ sung quy hoạch trước ngày 31/8/2018 mới được đưa vào diện áp dụng giá ưu đãi).
Nhưng vì động cơ vụ lợi, tạo điều kiện không chính đáng cho Nhà máy điện mặt trời Trung Nam- Thuận Nam được hưởng giá ưu đãi 9,35 Uscents/kWh, ông Phương Hoàng Kim đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao, cố ý không chỉ đạo Tổ soạn thảo Dự thảo Quyết định số 13 theo đúng Nghị quyết số 115 của Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Ông Kim còn cố ý không báo cáo lãnh đạo Bộ Công Thương về việc Dự thảo Quyết định 13 có nội dung trái với Nghị quyết 115/NQ-CP, mục đích để Nhà máy điện Trung Nam được hưởng giá điện ưu đãi. Ông Kim cũng là người trực tiếp tham mưu, đề xuất bổ sung quy hoạch và giá điện ưu đãi cho Nhà máy điện mặt trời Trung Nam.
CQĐT cho rằng, hành vi của bị can Phương Hoàng Kim là nguyên nhân dẫn đến việc Bộ Công Thương tham mưu, đề xuất Phó Thủ tướng ký ban hành Quyết định số 13 trái với Nghị quyết số 115 và trái với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Việc này khiến Tập đoàn Điện lực Việt Nam phải trả tiề.n mua điện với giá ưu đãi 9,35 Uscents/kWh thay vì giá 7,09 Uscents/kWh cho 2 dự án điện mặt trời Solar Farm Nhơn Hải và Trung Nam.
Hành vi phạm tội của bị can gây thiệt hại cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam hơn 774 tỷ đồng.
Trung Quốc công bố Sách Trắng về chuyển đổi năng lượng
Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, ngày 29/8, Văn phòng Báo chí Quốc vụ viện Trung Quốc đã ban hành Sách Trắng có tựa đề "Chuyển đổi năng lượng của Trung Quốc".
Các kỹ sư kiểm tra hệ thống điện mặt trời được lắp đặt trên mái ở tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Ảnh minh họa: China Daily/TTXVN
Sách Trắng nêu rõ trong thập kỷ qua, Trung Quốc đã giảm được 3 tỷ tấn khí thải CO2 trong nỗ lực thúc đẩy tiêu dùng xanh. Trong giai đoạn này, Trung Quốc đã tiết kiệm được lượng điện tương đương mức tiêu thụ khoảng 1,4 tỷ tấn than tiêu chuẩn trong bối cảnh quá trình tái cấu trúc và nâng cấp công nghiệp, các công nghệ giảm carbon đã nâng cao đáng kể hiệu quả sử dụng năng lượng. Xu hướng này đã được phản ánh trong các lĩnh vực chủ chốt từ sản xuất công nghiệp đến xây dựng và giao thông vận tải.
Theo Sách Trắng, Trung Quốc cũng đã tích cực thúc đẩy các mô hình tiêu thụ năng lượng xanh, với nỗ lực khuyến khích tiêu thụ năng lượng tái tạo, thúc đẩy quá trình điện khí hóa và chuyển đổi sang năng lượng carbon thấp, đồng thời áp dụng các lối sống xanh và carbon thấp. Tiêu biểu là việc Thế vận hội mùa Đông Bắc Kinh 2022 và Đại hội thể thao châu Á Hàng Châu 2023 đều sử dụng 100% điện xanh.
Sách Trắng nhấn mạnh Trung Quốc đã đề ra quy hoạch phát triển trung và dài hạn đối với quá trình chuyển đổi năng lượng. Theo đó, đến năm 2035, các phương thức sản xuất và tiêu thụ năng lượng xanh sẽ trở nên phổ biến. Đến giữa thế kỷ này, Trung Quốc sẽ hoàn thành việc xây dựng hệ thống năng lượng sạch mới, có mức phát thải carbon thấp và an toàn.
Hiệu quả sử dụng năng lượng đạt đến trình độ tiên tiến trên thế giới, năng lượng phi hóa thạch trở thành nguồn năng lượng chính, qua đó hỗ trợ đạt được mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2060.
Khí đốt Nga - Bài toán đau đầu của châu Âu Theo tờ Le Monde (Pháp), do cố gắng giảm phụ thuộc vào nguồn khí đốt của Nga, châu Âu đã phải mua năng lượng với giá rất cao từ Mỹ hoặc Trung Quốc. Châu lục này đang có nguy cơ thất bại trong công cuộc tái công nghiệp hóa và phát triển công nghệ sạch. Không thể nói châu Âu không nhận thức...