Cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết bị tuyên phạt 21 năm tù
Cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết bị tuyên phạt 3 năm tù về tội “ Thao túng thị trường chứng khoán” và 18 năm tù về tội “ Lừ.a đả.o chiếm đoạt tài sản”.
Tổng hợp hình phạt cả hai tội danh là 21 năm tù. Hai em gái của bị cáo Quyết là Trịnh Thị Minh Huế bị tuyên phạt 14 năm tù và Trịnh Thị Thúy Nga bị tuyên phạt 8 năm tù cũng về hai tội danh trên.
Bị cáo Quyết được Hội đồng xét xử xem xét nhiều tình tiết giảm nhẹ như: thành khẩn khai báo, tích cực khắc phục hậu quả. Ngoài ra, bị cáo Quyết còn được ghi nhận, trong quá trình hoạt động cùng Tập đoàn FLC đã xây dựng nhiều công trình tại vùng sâu vùng xa một số tỉnh như: Ninh Bình, Quảng Ninh, Thanh Hóa… và được các địa phương này gửi đơn xin giảm nhẹ hình phạt.
Sau nhiều ngày xét xử và nghị án kéo dài, chiều 5/8, Hội đồng xét xử sơ thẩm TAND TP Hà Nội đã ra phán quyết đối với cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết cùng 49 đồng phạm trong vụ án “Lừ.a đả.o chiếm đoạt tài sản” và “Thao túng thị trường chứng khoán”.
Theo Hội đồng xét xử, thị trường chứng khoán là kênh đầu tư hiệu quả của người dân, đồng thời là nơi huy động vốn hiệu quả của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong vụ án này, các bị cáo làm ảnh hưởng niềm tin của hàng trăm nghìn nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Trong đó, bị cáo Trịnh Văn Quyết cùng đồng phạm là những người am hiểu thị trường chứng khoán nhưng quyết định, chỉ đạo các bị cáo khác làm sai quy định, lợi dụng sàn chứng khoán để thu lợi bất chính.
Cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết.
Một số bị cáo trong vụ án am hiểu sâu lĩnh vực tài chính, chứng khoán, nhưng lại tạo kẽ hở cho Trịnh Văn Quyết và đồng phạm lách luật, phạm tội trong lĩnh vực này. Hành vi của các bị cáo trong vụ án làm giảm hiệu lực quản lý Nhà nước, gây bức xúc trong nhân dân, làm suy giảm niềm tin của nhà đầu tư…
Hậu quả vụ án khiến nhiều nhà đầu tư mất 684 tỷ đồng ở hành vi thao túng thị trường chứng khoán và hơn 3.621 tỷ đồng ở hành vi lừ.a đả.o chiếm đoạt tài sản. Do đó, cần phải xử lý nghiêm bị cáo cầm đầu, chủ mưu, có vai trò chính trong vụ án là Trịnh Văn Quyết. Ở hành vi thao túng thị trường chứng khoán, cần áp dụng tình tiết tăng nặng đối với các bị cáo là phạm tội nhiều lần.
Hội đồng xét xử ghi nhận các tình tiết giảm nhẹ cho các bị cáo như: khai báo thành khẩn, ăn năn hối cải, có thái độ tích cực khắc phục hậu quả.
Đối với bị cáo Trịnh Văn Quyết, quá trình xét xử khai báo, đã bán Hãng hàng không Bamboo Airways với giá 700 tỷ đồng để khắc phục hậu quả, nhưng bị người mua nợ 500 tỷ đồng. Ngoài ra, bị cáo Quyết còn đề nghị Hội đồng xét xử tạo điều kiện cho bán 30% cổ phần tại Tập đoàn FLC để trả cho các bị hại.
Bị cáo Trịnh Thị Thúy Nga (em ruột bị cáo Trịnh Văn Quyết).
“Tuy nhiên đến nay, chỉ có thể ghi nhận bị cáo Quyết đã nộp hơn 200 tỷ đồng tiề.n mặt. Con số này rất nhỏ so với tổng số tiề.n khoảng 4.300 tỷ đồng mà bị cáo Quyết cần khắc phục”, Hội đồng xét xử nhấn mạnh.
Hội đồng xét xử xác định, từ năm 2017 đến năm 2022, Trịnh Văn Quyết chỉ đạo em gái là Trịnh Thị Minh Huế cùng nhiều bị cáo khác là cấp dưới mượn danh nghĩa của nhân viên, người thân, họ hàng lập hồ sơ, thủ tục để thành lập công ty, mở tài khoản chứng khoán, tài khoản ngân hàng nhằm thực hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoán với 5 mã cổ phiếu AMD, HAI, GAB, FLC, ART.
Bị cáo Trịnh Thị Minh Huế đã sử dụng 190 tài khoản để thực hiện các hành vi thao túng thị trường chứng khoán bằng cách liên tục mua bán cùng loại chứng khoán; mua bán với khối lượng lớn chi phối thị trường vào thời điểm mở cửa và đóng cửa giao dịch; đặt lệnh mua, bán cổ phiếu sau đó hủy lệnh…
Các hành vi thao túng này đã bị cáo buộc tạo ra cung cầu giả và thổi giá đối với 5 mã cổ phiếu thuộc nhóm FLC, giúp các bị cáo thu lợi bất hợp pháp hơn 684 tỷ đồng khi thao túng các mã HAI, GAB, FLC, ART.
Bị cáo Trịnh Thị Minh Huế (em ruột bị cáo Trịnh Văn Quyết).
Ngoài hành vi trên, bị cáo Trịnh Văn Quyết còn nâng khống vốn điều lệ của Công ty Faros để niêm yết mã cổ phiếu ROS trên sàn giao dịch chứng khoán, thu tiề.n của các nhà đầu tư.
Theo đó, Công ty Faros được thành lập vào năm 2011 với vốn điều lệ khởi đầu 1,5 tỷ đồng. Giai đoạn 2014 đến 2016, Trịnh Văn Quyết làm thủ tục tăng vốn điều lệ khống cho công ty này lên tới 4.300 tỷ đồng, tương ứng với 430 triệu cổ phần. Khi Công ty Faros niêm yết 430 triệu cổ phiếu mã ROS trên sàn chứng khoán, Trịnh Văn Quyết chỉ đạo bán, chiếm đoạt hơn 3.621 tỷ đồng của các nhà đầu tư…
Sau khi phân tích, đán.h giá hành vi phạm tội của từng bị cáo cũng như áp dụng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Trịnh Văn Quyết và 49 bị cáo khác mức án như sau:
Bị cáo Hương Trần Kiều Dung (cựu Phó Chủ tịch thường trực Tập đoàn FLC).
* Nhóm phạm tội “Thao túng thị trường chứng khoán” và “Lừ.a đả.o chiếm đoạt tài sản”:
Trịnh Văn Quyết (cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC) 3 năm tù về tội “Thao túng thị trường chứng khoán” và 18 năm tù về tội “Lừ.a đả.o chiếm đoạt tài sản”. Tổng hợp hình phạt cả hai tội danh là 21 năm tù.
Trịnh Thị Minh Huế (cựu Kế toán Tập đoàn FLC, em gái Trịnh Văn Quyết) 14 năm tù về hai tội “Thao túng thị trường chứng khoán” và “Lừ.a đả.o chiếm đoạt tài sản”.
Trịnh Thị Thúy Nga (cựu Phó Tổng Giám đốc Công ty Chứng khoán BOS, em gái Trịnh Văn Quyết) 8 năm tù về hai tội “Thao túng thị trường chứng khoán” và “Lừ.a đả.o chiếm đoạt tài sản”.
Hương Trần Kiều Dung (cựu Phó Chủ tịch thường trực Tập đoàn FLC) 8 năm 6 tháng tù về hai tội “Thao túng thị trường chứng khoán” và “Lừ.a đả.o chiếm đoạt tài sản”.
Trịnh Văn Đại (cựu Phó Tổng Giám đốc Công ty Xây dựng FLC Faros, anh họ Trịnh Văn Quyết) 11 năm tù về hai tội “Thao túng thị trường chứng khoán” và “Lừ.a đả.o chiếm đoạt tài sản”.
Video đang HOT
Nguyễn Văn Mạnh (cựu Trưởng nhóm vật tư phòng mua sắm Công ty FLC Land, chồng Trịnh Thị Thúy Nga) 6 năm tù về hai tội “Thao túng thị trường chứng khoán” và “Lừ.a đả.o chiếm đoạt tài sản”.
Trịnh Tuân (cựu Giám đốc Công ty FLC Land, cháu họ Trịnh Văn Quyết) 4 năm 6 tháng tù về hai tội “Thao túng thị trường chứng khoán” và “Lừ.a đả.o chiếm đoạt tài sản”.
Nguyễn Thị Hồng Dung (họ hàng với Trịnh Văn Quyết) 4 năm tù về hai tội “Thao túng thị trường chứng khoán” và “Lừ.a đả.o chiếm đoạt tài sản”.
Hội đồng xét xử tuyên án chiều 5/8.
* Nhóm phạm tội “Thao túng thị trường chứng khoán”:
Nguyễn Quỳnh Anh (cựu Tổng Giám đốc Công ty Chứng khoán BOS) 24 tháng tù.
Chu Tiến Vượng (cựu Phó Chủ tịch thường trực HĐQT Công ty Chứng khoán BOS) 24 tháng tù.
Nguyễn Thị Thanh Phương (Trưởng phòng dịch vụ chứng khoán, Công ty Chứng khoán BOS) 20 tháng tù.
Bùi Ngọc Tú (cựu Phó trưởng Phòng dịch vụ chứng khoán, Công ty Chứng khoán BOS) 20 tháng tù.
Nguyễn Thị Thu Thơm (cựu Phó trưởng Phòng dịch vụ chứng khoán, Công ty Chứng khoán BOS) 20 tháng tù.
Quách Thị Xuân Thu (cựu Kế toán trưởng Công ty Chứng khoán BOS) 16 tháng tù.
Trần Thị Lan (cựu Kế toán trưởng Công ty Chứng khoán BOS) 16 tháng tù.
Trịnh Văn Nam (nhân viên Công ty cổ phần Hàng không Tre Việt (cháu Trịnh Văn Quyết) 15 tháng tù.
Trịnh Thị Thanh Huyền (nhân viên Công ty FLC Homes (chị Trịnh Văn Quyết) 15 tháng tù treo.
Phiên tòa xét xử bị cáo Trịnh Văn Quyết và đồng phạm.
Nguyễn Thị Nga (cựu nhân viên Ban kế toán, Tập đoàn FLC, cháu họ Trịnh Văn Quyết) 15 tháng tù treo.
Hoàng Thị Huệ (cựu nhân viên Công ty Thương mại và dịch vụ số FLC, cháu họ Trịnh Văn Quyết) 15 tháng tù treo.
Đỗ Thị Huyền Trang (cựu Phó trưởng Phòng kế toán, Tập đoàn FLC, cháu họ Trịnh Văn Quyết) 15 tháng tù treo.
Nguyễn Quang Trung (lái xe Bệnh viện Đa khoa Hà Thành, em rể Trịnh Văn Quyết) 15 tháng tù treo.
* Nhóm phạm tội “Lừ.a đả.o chiếm đoạt tài sản”:
Đỗ Như Tuấn (cựu Tổng Giám đốc Công ty Xây dựng Faros) 7 năm tù.
Đỗ Quang Lâm (cựu Tổng Giám đốc Công ty Xây dựng Faros) 6 năm tù.
Nguyễn Văn Thanh (cựu Trưởng ban kiểm soát Công ty Xây dựng Faros) 7 năm tù.
Đàm Mai Hương (cựu Kế toán trưởng Công ty Xây dựng Faros) 3 năm tù.
Nguyễn Bình Phương (cựu Chủ tịch HĐQT Công ty Xây dựng FLC Faros) 5 năm tù.
Hoàng Thị Thu Hà (Kế toán Công ty TNHH MTV FLC Land, em họ Trịnh Văn Quyết) 7 năm 6 tháng tù.
Nguyễn Tiến Dũng (cựu Tổng Giám đốc Công ty Xây dựng Faros) 5 năm tù.
Lê Thành Vinh (cựu Chủ tịch HĐQT Công ty Xây dựng Faros) 3 năm tù.
Nguyễn Thanh Bình (cựu Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn FLC, Chủ tịchHĐQT Công ty RTS) 6 năm tù.
Lê Tân Sơn (cựu Phó Chánh Văn phòng, Thư ký HĐQT Tập đoàn FLC) 3 năm tù.
Trần Thế Anh (cựu Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn FLC) 3 năm tù.
Đặng Thị Hồng (cựu Phó trưởng Ban Pháp chế, Tập đoàn FLC) 30 tháng tù treo
Bị cáo Lê Công Điền, cựu Vụ trưởng Giám sát công ty đại chúng thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Lê Văn Sắc (Chủ tịch HĐQT Công ty Đầu tư Địa ốc Alaska kiêm Giám đốc Công ty FLC Land) 30 tháng tù treo.
Trương Văn Tài (nhân viên Văn phòng Tập đoàn FLC, lái xe cho Trịnh Văn Quyết) 30 tháng tù treo.
Nguyễn Minh Điểm (nhân viên hành chính nhân sự Công ty Chứng khoán BOS) 24 tháng tù treo..
Trịnh Thị Út Xuân (nhân viên Công ty dịch vụ số FLC) 30 tháng tù treo.
Phạm Thanh Hương (Kế toán Công ty TNHH Đầu tư Sevin) 30 tháng tù treo.
Phạm Thị Hải Ninh (cựu Phó trưởng Ban đầu tư Tập đoàn FLC) 30 tháng tù treo.
Nguyễn Thiện Phú (cựu Phó Tổng Giám đốc kiêm Kế toán trưởng Công ty Faros) 5 năm tù.
Nguyễn Ngọc Tỉnh (cựu Chủ tịch HĐQT, cựu Tổng Giám đốc Công ty Kiểm toán và Kế toán Hà Nội) 6 năm tù.
Lê Văn Tuấn (cựu Kiểm toán viên Công ty Kiểm toán và Kế toán Hà Nội) 5 năm 6 tháng tù.
Trần Thị Hạnh (Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Kiểm toán TTP) 4 năm tù.
* Nhóm phạm tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”:
Trần Đắc Sinh (cựu Chủ tịch HĐQT Sở Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh) 6 năm 6 tháng tù.
Lê Hải Trà (cựu Ủy viên HĐQT, cựu Phó Tổng Giám đốc thường trực, Thành viên độc lập Hội đồng niêm yết Sở Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh) 5 năm tù.
Trầm Tuấn Vũ (cựu Phó Tổng Giám đốc, cựu Phó Chủ tịch Hội đồng niêm yết Sở Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh) 5 năm 6 tháng tù.
Lê Thị Tuyết Hằng (cựu Giám đốc phòng quản lý và thẩm định niêm yết, Thành viên Hội đồng niêm yết Sở Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh) 36 tháng tù treo.
* Nhóm phạm tội “Công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán”:
Lê Công Điền (cựu Vụ trưởng Giám sát công ty đại chúng thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước) 36 tháng tù.
Dương Văn Thanh (cựu Tổng Giám đốc Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam) 24 tháng tù treo.
Phạm Trung Minh (cựu Trưởng phòng Đăng ký chứng khoán thuộc Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam) 18 tháng tù treo.
Ngoài đề nghị hình phạt tù, Hội đồng xét xử áp dụng hình phạt bổ sung với những bị cáo phạm tội “Thao túng thị trường chứng khoán” là cấm hành nghề trong lĩnh vực chứng khoán từ 3 đến 5 năm.
Về dân sự, Hội đồng xét xử nhận thấy, Công ty Faros vẫn hoạt động, cổ phiếu ROS dù bị cấm giao dịch trên sàn nhưng vẫn có giá trị; thiệt hại của các nhà đầu tư là ở phần Trịnh Văn Quyết nâng khống hơn 54% giá trị thật. Do đó, nếu mỗi cổ phiếu có giá 10.000 đồng thì Trịnh Văn Quyết cần bồi thường hơn 5.400 tỷ đồng, đồng thời phải sung công quỹ 684 tỷ đồng. Các bị cáo khác không phải bồi thường
Vụ án ông Trịnh Văn Quyết: Ai thực sự là bị hại trong hơn 30.000 người?
Nhiều luật sư cho rằng, cần phải xác định rõ ai là bị hại trong số hàng chục nghìn nhà đầu tư, từ đó mới có thể xác định đúng thiệt hại của vụ án.
Ai thực sự là bị hại?
Ngày 27/7, phiên tòa xét xử ông Trịnh Văn Quyết - cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC và các bị cáo liên quan đến vụ án Thao túng thị trường chứng khoán tiếp tục với phần bào chữa của luật sư.
Tại tòa nhiều ý kiến luật sư bào chữa cho các bị cáo như: Nguyễn Văn Mạnh (Trưởng nhóm vật tư cảnh quan, phòng mua sắm của Công ty TNHH MTV FLC Land); Trịnh Thúy Nga - Phó Tổng Giám đốc Công ty Chứng khoán BOS; Trịnh Tuân (nguyên Giám đốc Công ty FLC Land)...đều cho rằng, cần xem xét rõ vai trò của các bị cáo bị cáo buộc với vai trò "đồng phạm giúp sức tích cực", trong khi họ không được bàn bạc, không được biết gì về kế hoạch nâng khống vốn.
Các luật sư bào chữa tại phiên tòa.
Nhiều nhân viên và người thân tại Tập đoàn FLC chỉ được ông Trịnh Văn Quyết nhờ ký tên, đứng tên và đặc biệt không được hưởng lợi gì. Do đó, các ý kiến luật sư cho rằng, HĐXX cần xem xét tính chất, mức độ, hành vi, của những bị cáo để có mức án thấp hơn.
Đáng chú ý, nhiều luật sư cho rằng, việc xác định ai thực sự là bị hại trong số hơn 30.000 nhà đầu tư để từ đó tính toán thiệt hại một cách chính xác là rất quan trọng.
Cụ thể, luật sư Trần Hồng Phúc (bào chữa cho Trịnh Thúy Nga) cho rằng, hiện quan điểm truy tố và luận tội được xác định trên cơ sở 30.403 nhà đầu tư bị thiệt hại.
Trong đó, 133 bị hại đang sở hữu cổ phiếu ban đầu, hình thành từ vốn góp khống, nhưng chỉ có 95 bị hại yêu cầu bồi thường với giá trị mua gần 1,4 tỷ đồng. Bị cáo Trịnh Văn Quyết đã chủ động khắc phục hậu quả cho 133 bị hại với mức cao hơn thực tế.
"Còn lại 30.270 nhà đầu tư khác bị thiệt hại là ai? thiệt hại cụ thể của từng người do hậu quả của hành vi chiếm đoạt là bao nhiêu? hiện chưa được xác định được nên đề nghị Hội đồng xét xử xem xét, chấp nhận loại bỏ khỏi số người được xác định là bị hại theo quy định tại Điều 62 Bộ luật hình sự", luật sư Phúc nêu.
Một số nhà đầu tư có mặt trong ngày đầu xét xử, hôm 22/7.
Luật sư Phúc cho rằng, về khoa học hình sự, đối với hành vi lừ.a đả.o chiếm đoạt tài sản thì người phạm tội phải bồi thường cho thiệt hại cho bị hại, số tiề.n bồi thường được thanh toán trực tiếp cho bị hại.
Bị hại cá nhân của tội danh "Lừ.a đả.o chiếm đoạt tài sản" phải là con người cụ thể, số tiề.n tài sản thiệt hại bị chiếm đoạt phải cụ thể và khi cơ quan pháp luật xử lý, thiệt hại này phải buộc bị cáo có trách nhiệm hoàn trả đầy đủ cho bị hại.
Nếu không làm rõ được 30.270 nhà đầu tư có phải là bị hại hay không, họ cụ thể gồm những ai, bị thiệt hại bao nhiêu thì không đủ căn cứ xác định họ là bị hại theo quy định tại Điều 62 BLTTHS.
"Trường hợp bị cáo Trịnh Văn Quyết xử lý tài sản nộp bồi thường toàn bộ số tiề.n được cho là thiệt hại còn lại, thì số tiề.n gần 3.600 tỷ đồng sẽ chi trả cho ai hay trở thành khoản tiề.n không thể thi hành được? Trong khi thực tế không có bất kỳ quy định nào cho phép tịch thu sung ngân sách", luật sư Phúc băn khoăn.
Trong phần bào chữa cho Trịnh Văn Quyết, luật sư Đặng Nguyễn Hải Yến cũng đề nghị HĐXX xem xét một cách khách quan trong vấn đề xác định yếu tố thiệt hại, người bị hại trong vụ án.
"Xét quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về người bị hại (cụ thể là Điều 62 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015) thì chỉ có nhóm 133 nhà đầu tư mua cổ phiếu ROS ban đầu và hiện chưa bán mới đáp ứng các tiêu chí về bị hại.
Theo luật sư Yến, nhiều trường hợp đã bán cổ phiếu và có lãi và khả năng có lãi của 30.403 nhà đầu tư mua cổ phiếu ROS ban đầu là rất lớn. Bởi lẽ, thực tế sau giai đoạn bị cáo Trịnh Văn Quyết bán cổ phiếu ban đầu ra thị trường, giá đã có xu hướng tăng liên tục trong một thời gian dài sau đó.
Việc khắc phục hậu quả ảnh hưởng lớn đến bản án
Tại phiên tòa, luật sư Lê Thị Quyên (bào chữa cho bị cáo Trịnh Tuân) cho rằng, việc bị cáo Trịnh Văn Quyết đứng ra chịu trách nhiệm bồi thường trong vụ án và ông Quyết có thể khắc phục hậu quả được bao nhiêu là tình tiết rất quan trọng khi lượng hình.
"Hiện tài sản của bị cáo đang bị phong tỏa gây khó khăn cho nỗ lực khắc phục. Vấn đề này rất mong HĐXX lưu tâm", luật sư nêu ý kiến.
Nhiều luật sư cũng cho rằng cần tạo điều kiện để ông Trịnh Văn Quyết sớm khắc phục hậu quả vụ án.
Đồng ý với quan điểm trên, luật sư Nguyễn Nam Long (bào chữa cho Trịnh Văn Quyết) cho hay, thân chủ của mình đã có ý thức khắc phục hậu quả và trên thực tế, đã có thể khắc phục hoàn toàn hậu quả nếu được tạo điều kiện.
Ông Quyết, luôn khẳng định nếu sẽ sử dụng tài sản sản cá nhân và nguồn lực khác huy động để khắc phục toàn bộ hậu quả vụ án. Do đó, cần sớm tạo điều kiện cho ông Trịnh Văn Quyết khắc phục hậu quả vụ án.
"Thực tế, trong hoàn cảnh khó khăn, bản thân bị cách ly khỏi xã hội, tài sản bị phong tỏa, ông Trịnh Văn Quyết liên tục thúc giục gia đình huy động tối đa mọi nguồn lực để khắc phục hậu quả. Đến phiên tòa hôm nay đã khắc phục được gần 240 tỷ đồng và gia đình bị cáo vẫn đang tiếp tục nỗ lực khắc phục hậu quả", luật sư Long thông tin.
Xét xử Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết và đồng phạm Sáng 22/7, TAND TP Hà Nội mở phiên toà hình sự sơ thẩm xét xử cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết cùng 49 bị cáo khác trong vụ án "Thao túng thị trường chứng khoán" và "Lừ.a đả.o chiếm đoạt tài sản" xảy ra tại Tập đoàn FLC. Bị cáo Trịnh Văn Quyết bị truy tố về hai tội danh...