Cựu Chủ tịch Chứng khoán Trí Việt bị phạt 2 tỷ đồng vì thao túng thị trường chứng khoán
Cựu Chủ tịch HĐQT Công ty chứng khoán Trí Việt Phạm Thanh Tùng chỉ đạo nhân viên sử dụng 109 tài khoản nội nhóm để mua – bán chéo cổ phiếu TVB và TVC, qua đó gây thiệt hại, thua lỗ cho hàng chục nhà đầu tư số tiề.n rất lớn.
Ngày 26/8, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Phạm Thanh Tùng (cựu Chủ tịch HĐQT Công ty chứng khoán Trí Việt) cùng hai cựu nhân viên Công ty chứng khoán Trí Việt là Đỗ Thị Hồng Hạnh và Nguyễn Mạnh Thìn về tội “ Thao túng thị trường chứng khoán”. Đây là vụ án thứ hai, Phạm Thanh Tùng bị xét xử về cùng tội danh trên.
Trong số ba bị cáo, Phạm Thanh Tùng bị bắt khẩn cấp từ ngày 12/5/2023, tạm giam đến ngày 15/1/2024 thì được áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú. Hai bị cáo Đỗ Thị Hồng Hạnh và Nguyễn Mạnh Thìn được áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú.
Phạm Thanh Tùng thời điểm chưa bị bắt.
Theo cáo trạng, ngày 25/4/2023, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội tiếp nhận tin báo về tội phạm của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về vụ việc có dấu hiệu thao túng thị trường chứng khoán mã cổ phiếu TVB của Công ty chứng khoán Trí Việt và cổ phiếu TVC của Công ty cổ phần Tập đoàn quản lý tài sản Trí Việt.
Kết quả điều tra xác định, trong giai đoạn năm 2020, để tạo tính thanh khoản của các mã cổ phiếu TVB và TVC, Phạm Thanh Tùng chỉ đạo cấp dưới Đỗ Thị Hồng Hạnh và Nguyễn Mạnh Thìn thực hiện thao túng cổ phiếu mã TVB và TVC.
Ba bị cáo hướng dẫn nhân viên của công ty mở nhiều tài khoản chứng khoán tại các công ty chứng khoán khác nhau, đứng tên các công ty vệ tinh trong hệ sinh thái của Trí Việt và đứng tên các cá nhân là nhân viên, người thân nhân viên, bạn bè, người quen của Phạm Thanh Tùng.
Những tài khoản này gọi là “tài khoản chứng khoán nội nhóm”. Sau khi mở tài khoản, các nhân viên chuyển lại thông tin tài khoản cùng mật khẩu lại cho phòng đầu tư quản lý.
Phạm Thanh Tùng chỉ đạo Nguyễn Mạnh Thìn sử dụng các tài khoản nội nhóm liên tục đặt lệnh, khớp đối ứng; đặt lệnh mua bán thỏa thuận cổ phiếu TVB, TVC cho nhóm nội bộ Trí Việt trong năm 2020.
Video đang HOT
Phạm Thanh Tùng (ngoài cùng hàng trên, bên trái) trong vụ án bị tuyên phạt 3 năm tù treo cũng về tội “Thao túng thị trường chứng khoán”.
Hàng ngày, khi phát sinh giao dịch khớp lệnh, Nguyễn Mạnh Thìn thông báo danh sách, số lượng tiề.n cần nộp, chuyển vào từng tài khoản chứng khoán nội nhóm theo chỉ đạo của Phạm Thanh Tùng.
Nguyễn Mạnh Thìn nhờ các chủ tài khoản thực hiện nộp, rút, chuyển tiề.n và.o các tài khoản chứng khoán trong nhóm ở các ngân hàng khác nhau hoặc lấy các séc đã được các chủ tài khoản nội nhóm ký sẵn để thực hiện giao dịch tiề.n.
Tiếp đó, Phạm Thanh Tùng chỉ đạo sử dụng các nguồn tiề.n nguồn từ Công ty cổ phần Tập đoàn quản lý tài sản Trí Việt vay, ký quỹ tại các công ty chứng khoán khác và nguồn tiề.n quay vòng, luân chuyển giữa các tài khoản chứng khoán, ngân hàng trong nhóm nội bộ Trí Việt để thực hiện việc mua, bán cổ phiếu TVB, TVC giữa các tài khoản nội nhóm.
Tại TP Hồ Chí Minh, thực hiện chỉ đạo từ Phạm Thanh Tùng, Nguyễn Mạnh Thìn trực tiếp đi nộp, rút, chuyển tiề.n từ tài khoản ngân hàng của Thìn hoặc chỉ đạo nhân viên rút tiề.n từ tài khoản ngân hàng của người khác rồi nộp tiề.n và.o các tài khoản chứng khoán nội nhóm khác.
Tại Hà Nội, Hạnh chỉ đạo các nhân viên phòng nguồn vốn, nhân viên phòng đầu tư tới ngân hàng rút séc từ tài khoản của công ty và các cá nhân nội nhóm Trí Việt rồi nộp tiề.n và.o các tài khoản chứng khoán nội nhóm chỉ định.
Cơ quan điều tra xác định, trong thời gian từ ngày 2/1/2020 đến 19/10/2020, Phạm Thanh Tùng chỉ đạo Nguyễn Mạnh Thìn và Đỗ Thị Hồng Hạnh thực hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoán thông qua việc sử dụng 109 tài khoản nội nhóm Trí Việt của 58 chủ tài khoản để giao dịch mua, bán chéo với nhau đối với mã cổ phiếu TVB, TVC.
Từ hành vi trên đã gây thiệt hại, thua lỗ cho 31 nhà đầu tư số tiề.n là 3,3 tỷ đồng.
Đối với giao dịch mã chứng khoán TVB, TVC trước và sau giai đoạn năm 2020, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã phân tích, tổng hợp số liệu, tài liệu liên quan đến việc giao dịch, khớp lệnh. Tới nay, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xác định, không có dấu hiệu giao dịch thao túng, đáng ngờ và bất thường.
Kết thúc phiên tòa, Hội đồng xét xử tuyên phạt Nguyễn Thanh Tùng 2 tỷ đồng; bị cáo Đỗ Thị Hồng Hạnh và bị cáo Nguyễn Mạnh Thìn cùng bị tuyên phạt 500 triệu đồng về tội “Thao túng thị trường chứng khoán”.
Trước khi hầu tòa trong vụ án này, năm 2023, Phạm Thanh Tùng đã bị TAND TP Hà Nội tuyên phạt 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo cũng về tội “Thao túng thị trường chứng khoán”.
Trong vụ án đã bị tuyên án, Phạm Thanh Tùng được xác định đã “bắt tay” với Đỗ Thành Nhân (cựu Chủ tịch HĐQT Công ty Louis Holdings) khi phê duyệt cho nhóm Đỗ Thành Nhân vay tiề.n sử dụng vào hoạt động mua, bán, khớp lệnh nhằm tạo cung – cầu giả đối với mã cổ phiếu BII và TGG, qua đó giúp Đỗ thành Nhân hưởng lợi bất hợp pháp số tiề.n hơn 154,7 tỷ đồng.
Khi có thông tin cơ quan quản lý Nhà nước sẽ kiểm tra, thanh tra, Phạm Thanh Tùng chỉ đạo thay toàn bộ ổ cứng máy vi tính của công ty và xóa tin nhắn có liên quan để tránh bị phát hiện.
Kẻ chuyên lừ.a đả.o tour du lịch giá rẻ lĩnh án
Ngày 21/8, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Nguyễn Thanh Tùng (SN 1998, trú tại huyện Vân Đồn, Quảng Ninh) về tội "Lừ.a đả.o chiếm đoạt tài sản" dưới hình thức lập các trang fanpage để đăng thông tin, bài viết quảng cáo các tour du lịch giá rẻ không có thật.
Cáo trạng của Viện KSND TP Hà Nội xác định, tháng 10/2021, Tùng tìm hiểu trên mạng xã hội thấy nhu cầu đặt tour du dịch trong nước tăng cao nên nảy sinh ý định lừ.a đả.o chiếm đoạt tài sản qua hình thức đặt tour du lịch online.
Tùng tìm kiếm số tài khoản ngân hàng của các công ty du lịch, lập các trang fanpage để đăng thông tin, bài viết quảng cáo các tour du lịch giá rẻ không có thật, sử dụng sim "rác" lập các tài khoản Zalo tư vấn cho khách hàng có nhu cầu đặt tour. Hắn cũng vào các hội nhóm mua bán CMND, CCCD, số tài khoản ngân hàng trên Facebook. Tại đây, Tùng được một tài khoản Facebook (hiện không xác định được tên tài khoản) hướng dẫn tìm CMND, CCCD và thông tin của văn phòng luật để mua tài khoản công ty.
Bị cáo Tùng tại phiên tòa ngày 21/8.
Sau khi được tư vấn, Tùng mua hai số điện thoại rồiliên hệ để đặt mua thông tin tài khoản của Công ty Du lịch và Lữ hành VN72 và Công ty Vận tải và Du lịch Việt Nam 89. Mua được thông tin của hai doanh nghiệp trên, Tùng gửi hai số điện thoạiđể nhận thông tin giao dịch qua tài khoản ngân hàng.
Từ đây, Tùng được fanpage văn phòng luật gửi cho file mềm hồ sơ của hai công ty qua Zalo gồm: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Công ty Du lịch và Lữ hành VN72 và Công ty Vận tải và Du lịch Việt Nam 89; điều lệ hoạt động của doanh nghiệp; hợp đồng ủy quyền đăng ký kinh doanh... để kiểm tra thông tin.
Văn phòng luật cũng đã chuyển giấy đăng ký kinh doanh, con dấu giả của hai công ty trên, hợp đồng mở tài khoản ngân hàng đăng ký số điện thoại do Tùng cung cấp để nhận mã OTP của số tài khoản mở tại ngân hàng MBBank qua tài xế grab.
Sau khi có thông tin công ty và số tài khoản ngân hàng, số điện thoại để liên hệ giao dịch, Tùng tự lập các trang fanpage tên "Best Travel", "TopBay Travel", "Phú Quốc Travel", "Nha Trang Travel", "Nha Trang Booking", "Halo Tour", "Việt Travel" ... trên Facebook và đăng bài quảng cáo các tour du lịch không có thật tại Nha Trang, Phú Quốc, Đà Nẵng, Sapa... bằng cách lên mạng internet copy các bài viết, hình ảnh các tour du lịch trên các fanpage khác, sau đó tự biên soạn, chỉnh sửa lại giá bán tour thấp hơn để đăng quảng cáo.
Ngoài ra, Tùng còn mua nhiều sim điện thoại khác nhau để lập Zalo tên Vũ Hạnh, "Việt Travel" để trực tiếp tư vấn cho khách hàng các tour du lịch không có thật. Khi khách hàng đồng ý đặt tour, Tùng yêu cầu họ chuyển tiề.n đặt cọc 50% giá trị tour hoặc thanh toán 100% giá tour.
Nhận được tiề.n từ khách hàng, Tùng làm giả hợp đồng đặt cọc, phiếu thu, giấy xác nhận "booking phòng", "booking vé máy bay" để gửi cho khách qua Facebook hoặc Zalo. Với những khách hàng yêu cầu kiểm tra thông tin đặt phòng tại khách sạn, Tùng liên hệ với số hotline của các khách sạn, resort để hỏi đặt phòng như thông tin trong tour du lịch nhưng chưa thanh toán tiề.n.
Mục đích của Tùng để khi khách hàng gọi điện đến khách sạn, resort kiểm tra thông tin thì được xác nhận có thông tin đặt phòng nhằm tạo sự tin tưởng với khách và để khách hàng chuyển thanh toán số tiề.n còn lại cho anh ta.
Gần đến ngày khách đi tour du lịch, Tùng xóa các trang fanpage, Zalo, bỏ số sim điện thoại để chặn liên hệ và chiếm đoạt tiề.n của khách.
Bằng phương thức, thủ đoạn trên, trong thời gian từ tháng 10/2021 đến tháng 7/2022, Tùng đã chiếm đoạt tổng số tiề.n gần 1,7 tỷ đồng của 83 bị hại. Tại phiên tòa, bị cáo Tùng thừa nhận hành vi phạm tội như trên. Hội đồng xét xử đã tuyên phạt bị cáo Tùng 8 năm tù về tội "Lừ.a đả.o chiếm đoạt tài sản"
Lừa bán túi Hermes, chiếm đoạt tiề.n tỷ Trinh đưa ra thông tin với chị Ngọc về việc có người rao bán chiếc túi Hermes Kelly 20 Beton với giá rẻ, nếu mua đi rồi bán lại sẽ có lãi. Trinh cam kết, đã mặc cả được chiếc túi trên với giá 68.000 USD và có người trả giá 72.000 USD và chị Ngọc đã mắc lừa. Ngày 14/8, TAND TP...