“Cướp” xác gây náo loạn bệnh viện
Bảo vệ Trần Đình Phúc bị đánh chấn thương đầu khi ngăn cản vụ “cướp” xác.
Không đồng ý đưa xác người thân vào nhà xác, nhiều người đã la hét, đánh bảo vệ để lấy xác mang về nhà.
Ngày 13/11, Công an TP Biên Hòa tiến hành điều tra vụ nhiều người xông vào BV Đa khoa Thống Nhất ở phường Tân Biên, TP Biên Hòa (Đồng Nai) “cướp” tử thi của một bệnh nhân.
Khoảng 19 giờ ngày 12/11, khoa Cấp cứu của BV Đa khoa Thống Nhất tiếp nhận nạn nhân tên Lê Thị Hương (77 tuổi), ngụ phường Long Bình Tân, TP Biên Hòa, đến cấp cứu. Theo các bác sĩ trực cấp cứu, dù bệnh nhân đã tử vong trước khi đến BV nhưng các bác sĩ vẫn tiến hành các biện pháp hồi sức tích cực và không có kết quả. Sau đó, BV đưa xác nạn nhân xuống nhà xác của BV để hoàn tất các thủ tục theo quy định.
Bác sĩ Trần Minh Đức, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, người trực lãnh đạo của BV, cho biết: Khi hai bảo vệ và hai điều dưỡng chuyển xác nạn nhân xuống nhà xác thì nhiều người, xưng là người nhà bà Hương, không đồng ý. Mặc dù điều dưỡng, bảo vệ và lãnh đạo BV giải thích nhưng một số người không nghe, bất ngờ xông đến “cướp” xác bà Hương, đưa lên một xe taxi đậu sẵn trong sân BV chạy ra cổng.
Ông Lưu Quang Dã, đội phó đội bảo vệ BV, kể: Khi chiếc taxi chở xác bà Hương ra cổng, ông đã huy động toàn bộ lực lượng bảo vệ của BV đến cổng để ngăn cản vụ “cướp” xác này. Ngay lúc này, khoảng 30 người tập trung trước cổng BV gào thét gây náo loạn. Sau một hồi xô xát giữa những người gào thét với lực lượng bảo vệ, chiếc xe chở xác bà Hương chạy được ra cổng.
Video đang HOT
Ngay lập tức, một người mở cửa xe, cõng xác bà Hương chạy băng qua quốc lộ cho lên một chiếc xe cấp cứu của một phòng khám đa khoa tư nhân đậu sẵn rồi chạy đi.
Theo một bảo vệ tham gia ngăn cản vụ “cướp” xác, sau khi chiếc xe cấp cứu chở xác bà Hương đi, anh đã gọi điện thoại cho tài xế, thông báo việc “cướp” xác và yêu cầu dừng xe. Ngay lập tức, chiếc xe này dừng lại, xác bà Hương tiếp tục được chuyển qua một chiếc taxi khác…
Ngày 13/11, tiếp xúc với phóng viên, bác sĩ Phạm Văn Dũng, Giám đốc BV Đa khoa Thống Nhất, cho biết cuộc xô xát giữa người nhà bà Hương với lực lượng bảo vệ làm một bảo vệ bị chấn thương phần đầu, một bảo vệ khác bị đánh rách miệng. BV đã liên hệ với Công an TP Biên Hòa thông báo tình hình và đề nghị điều tra, làm rõ.
Theo BS Dũng, bà Hương đã chết trước khi đến BV và các bác sĩ trực cấp cứu chưa rõ nguyên nhân tử vong. Theo quy định, chỉ những trường hợp tử vong có nguyên nhân rõ ràng BV mới giải quyết cho đưa xác về nhà ngay. Còn các trường hợp tử vong khác, chưa rõ nguyên nhân, không có thân nhân… thì phải nhập nhà xác. Sau đó BV sẽ báo công an làm rõ nguyên nhân chết rồi mới giải quyết cho gia đình nhận xác.
Bác sĩ Dũng cho biết thêm, tại BV này trước đây cũng đã từng xảy ra một vụ “cướp” xác tương tự. Vụ đó dù công an phường đến kịp thời nhưng người nhà vẫn đưa được xác nạn nhân ra khỏi BV.
Chiều 13/11, tại nhà riêng, người nhà bà Hương đã tổ chức đám ma. Theo một người con của bà Hương, bà bị nhồi máu cơ tim, chết ở nhà. Dù biết bà đã chết nhưng gia đình vẫn đưa bà đến BV cấp cứu với hy vọng còn nước còn tát.
Đêm 6/6, tại BV quận 7 (TP.HCM), một nhóm người nhận là người nhà của nạn nhân xông thẳng đến nhà xác, đập phá cửa rồi đưa thi thể nạn nhân ra ngoài sân BV, tìm cách đưa ra khỏi cổng. Hơn 50 cảnh sát nhanh chóng có mặt giữ trật tự, giải thích quy định… nhóm người này mới tự giải tán và đồng ý để các bác sĩ của Trung tâm Giám định pháp y TP.HCM khám nghiệm tử thi, làm rõ nguyên nhân tử vong.
Theo 24h
Nổi da gà với ngôi mộ được chôn nổi trong biệt thự ở Bến Tre
Ngôi biệt thự và cũng là ngôi mộ độc nhất vô nhị này đang tọa lạc ở Bến Tre.
Ngôi mộ nằm chính giữa ở phòng khách trong căn biệt thự
Một Việt kiều sau khi qua đời đã được người nhà đưa từ Mỹ về Việt Nam và chôn ngay tại phòng khách một ngôi biệt thự.
Cách đây không lâu, người viết bài có chuyến công tác về Bến Tre. Trên đường đi, được anh bạn đi cùng giới thiệu nhiều về các địa danh, truyền thống văn hóa của người dân Bến Tre, quê hương anh. Tôi đã tranh thủ ghé thăm Khu lăng mộ cụ Nguyễn Đình Chiểu, biết thế nào là cống Ba Lai... Trên đường về Sài Gòn, khi xe chuẩn bị đi qua cầu Rạch Miễu, anh bạn bất ngờ nói tôi nên ghé thăm một căn biệt thự đặc biệt ngay tại đây. Tôi hỏi điểm đặc biệt đó là gì, anh nói: "Có một ngôi mộ nằm ngay trong nhà!".
Mộ trong nhà, thực hư
Vốn là một người làm về luật, tôi không tin ngay chuyện đó lắm vì tôi biết, pháp luật hiện nay không cho mai táng, chôn cất tại các khu dân cư, kể cả trong vườn nhà, thì làm sao có thể chôn ngay trong nhà được? Hơn nữa, chôn trong nhà để làm gì? Hóa ra người sống chung đụng với người đã chết à?
Người bạn của tôi nói, về luật thì anh không rõ, nhưng đây là chuyện hoàn toàn có thật và nghe đâu người chết là một Việt kiều. Hình như người này có di chúc chôn mình ngay trong nhà để anh em trong nhà khỏi ai tranh giành tài sản, vì nghe nói nhà này giàu lắm. Không nén nổi sự tò mò, tôi quyết định ghé thăm ngôi biệt thự đó, cũng là để "kiểm tra" xem lời anh bạn nói có thật hay không. Chiếc xe 4 chỗ đưa chúng tôi chạy vào một con hẻm nhỏ lát xi-măng ngay khu vực bến phà Rạch Miễu cũ, thuộc địa phận xã An Khánh, huyện Châu Thành. Đi khoảng vài trăm mét, người bạn dừng xe bên một ngôi biệt thự có màu nâu đất, rất lớn và mới tinh. Từ ngoài nhìn vào, tôi muốn nổi da gà khi thấy ngay trong phòng khách, chính giữa căn biệt thự, thay vì là một bộ salon tiếp khách như thường thì thấy lù lù một... ngôi mộ.
Ngôi biệt thự và cũng là ngôi mộ độc nhất vô nhị ở Việt Nam
Tiếp đón chúng tôi là một bà cụ có vẻ mặt phúc hậu mà sau đó, tôi biết chính là mẹ của người xấu số nằm trong ngôi mộ giữa phòng khách kia. Bà cho biết người nằm trong mộ là chị Trần Thị Kim Liên, con gái bà. Chị Liên bị bệnh và chết ở Mỹ cuối năm 2008, lúc ngoài 50 tuổi. Do trước khi chết, chị bày tỏ ý nguyện được chôn ngay trong ngôi biệt thự mà mình đã bỏ tiền ra xây ở Việt Nam vì "cả đời chưa bao giờ được sống trong biệt thự, nên khi chết chị muốn được chôn ngay trong biệt thự". Vì vậy, gia đình quyết định làm theo ý nguyện của chị. Tôi hỏi:"Khi chôn ngay trong nhà thế này có ai ngăn cản, chính quyền địa phương có ý kiến gì không?" Bà cụ cho biết không có ai ngăn cản gì, chỉ là "người ta tới xem đông dữ lắm".
Tôi hỏi: "Vậy khi chôn có đào nền nhà lên, đặt quan tài xuống rồi lấp đất như thông thường?". Bà cụ nói: "Cứ để nguyên như vậy, chỉ đặt áo quan xuống nền nhà rồi xây xi-măng, ốp gạch hoa cương xung quanh, làm kỹ lắm".
Quan sát "đương sự"
Tôi xin phép được xem ngôi mộ, bà cụ vui lòng liền dẫn tôi vào phòng khách. Tôi đốt một nén nhang cho người quá cố, rồi nhìn ngôi mộ có một không hai này. Quả thật, nếu đúng như lời bà cụ nói thì đây là một dạng chôn nổi. Nghĩa là vị trí của người chết gần như là ngang bằng với người sống. Và mặc dầu không phải là người nhát gan, tôi vẫn có cảm giác rờn rợn khi đứng gần ngôi mộ ấy. Tôi xin phép được chụp vài bức ảnh "để đăng báo". Bà cụ nói: "Chú cứ tự nhiên". Tôi hỏi: vậy trong ngôi biệt thự này có ai sống không bác? Bà cụ cho biết bà vẫn ở cùng mấy đứa cháu ngay trong ngôi nhà này. "Bác có sợ không?", Bà đáp: "Quen rồi, không sợ. Nhưng lạ là từ ngày con gái tôi chết, tôi chưa bao giờ chiêm bao thấy nó cả".
Nhìn từ bên ngoài, ngôi mộ nằm ngay giữa nhà gây một cảm giác thật mạnh cho mọi người. Trên đường về, tôi cứ miên man với những ý nghĩ về ngôi biệt thự mộ lạ lùng và có một không hai này: sau này, còn ai dám mua bán căn biệt thự ấy nữa? Việc chia di sản thừa kế sẽ thực hiện ra sao? Nếu không có sự can thiệp nào từ phía các cơ quan chức năng, nhiều khả năng đây sẽ là một lăng mộ vĩnh cửu không biết chừng!
Theo xahoi
Đã xác định được danh tính của bệnh nhân "vô danh" Ngay sau bài viết "Người đàn ông nằm viện với bệnh án "vô danh", người nhà của bệnh nhân đã liên lạc với bệnh viện và đến nhận người. Trong niềm vui đoàn tụ, người nhà bệnh nhân xúc động nói lời cám ơn bệnh viện và cơ quan quý báo Chúng tôi vô cùng phấn khởi khi nhận được điện thoại từ...