‘Cú sốc virus thứ hai’ khiến các nhà máy Trung Quốc lao đao
Đã mở cửa trở lại nhưng các nhà máy sản xuất ở Trung Quốc điêu đứng vì hàng loạt công ty tại Mỹ và châu Âu hủy đặt hàng, hoãn thanh toán.
Theo Bloomberg , từ tuần trước, các đối tác nước ngoài liên tục gửi email cho ông Grace Gao, CEO hãng xuất khẩu Pangu Industrial ở Sơn Đông, thông báo hoãn hoặc hủy đặt hàng. Số hàng sẵn sàng được chuyển đi từ Pangu giờ nằm lì trong kho.
Các đối tác nước ngoài cũng đề nghị hoãn thanh toán cho Pangu trong ít nhất 2 tháng nữa. Pangu là nhà sản xuất các dụng cụ như rìu và búa. Khoảng 60% tổng số hàng của hãng được xuất khẩu sang châu Âu.
Dịch virus corona chủng mới đang hoành hành tại nhiều nước châu Âu như Tây Ban Nha, Italy, Anh và Đức. Do đó, các khách hàng châu Âu đồng loạt hủy hoặc hoãn đặt hàng từ các nhà máy Trung Quốc mới hoạt động trở lại.
CEO Gao ước tính doanh số tiêu thụ tháng 4 và 5 sẽ giảm 40% so với cùng kỳ năm ngoái. “Tình hình đảo chiều quá nhanh. Tháng trước, khách hàng nước ngoài còn liên tục giục chúng tôi đẩy tiến độ giao hàng. Giờ chúng tôi phải ‘truy đuổi’ họ để biết có thể giao hàng hay không”, ông than thở.
Trong một nhà máy lắp ráp điều hòa ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc. Ảnh: Getty Images.
Đe dọa sự phục hồi của kinh tế Trung Quốc
Theo Bloomberg, đây là vấn đề ảnh hưởng đến hàng loạt công ty khắp Trung Quốc, đe dọa nỗ lực khôi phục nền kinh tế của nước này sau gần 2 tháng tê liệt vì dịch bệnh. Thủ tướng Lý Khắc Cường công bố biện pháp hỗ trợ kinh tế và gửi đi thông điệp lạc quan, nhưng các chuyên gia kinh tế vẫn cắt giảm dự báo tăng trưởng của Trung Quốc.
“Đây chắc chắn là cú sốc thứ hai đối với nền kinh tế Trung Quốc”, Bloomberg dẫn lời nhà kinh tế Xing Zhaopeng thuộc Australia & New Zealand Banking Group nhận định. “Virus lây lan toàn cầu sẽ tàn phá sản xuất của Trung Quốc thông qua hai kênh là làm gián đoạn chuỗi cung ứng và kéo tụt nhu cầu của thị trường quốc tế”.
Ngày 31/1, chính quyền Trung Quốc sẽ công bố chỉ số quản lý thu mua sản xuất của tháng 3. Khi đó, bức tranh về ngành sản xuất Trung Quốc sẽ trở nên rõ ràng hơn. Tuy nhiên, giới phân tích dự báo tình trạng sụt giảm của 2 tháng đầu năm sẽ tiếp diễn.
Rất nhiều doanh nghiệp than thở tình trạng khách hàng nước ngoài hủy đơn đặt hàng và chậm thanh toán là vấn đề rất nghiêm trọng. “Nhiều trường hợp khách hàng nước ngoài không thể nhận hàng vì hải quan các nước siết chặt kiểm soát”, ông Dong Liu, Phó chủ tịch Công ty Công nghệ dệt Phúc Kiến, cho biết.
Công ty của ông Dong hiện sản xuất với công suất gần 100% sau khi các công nhân trở về từ tỉnh Hồ Bắc, tâm chấn ban đầu của dịch Covid-19. “Việc các đơn đặt hàng xuất khẩu bị hủy là rất nghiêm trọng”, ông nhấn mạnh.
Video đang HOT
Công nhân làm việc trong một nhà máy sản xuất găng tay ở tỉnh An Huy. Ảnh: Getty Images.
Theo ước tính của Bloomberg Economics, trong trường hợp xấu nhất, ước tính nền kinh tế toàn cầu có thể thiệt hại 2.700 tỷ USD sản lượng vì dịch bệnh tàn phá khu vực kinh tế Mỹ, EU và Nhật Bản.
Hàng loạt sự kiện thể thao lớn bị hoãn lại hoặc hủy bỏ như giải bóng rổ NBA của Mỹ và Olympics Tokyo 2020 cũng đều tác động nghiêm trọng đến các nhà máy sản xuất ở Trung Quốc.
“Bắt đầu từ trung tuần tháng 2, chúng tôi chứng kiến các đơn hàng bị hủy. Đầu tiên, nguyên nhân là một số giải marathon ở Nhật Bản bị hủy. Sau đó, các đơn hàng ở châu Âu rồi đến Mỹ biến mất”, bà Alice Zeng thuộc AQ Pins an Gifts than thở.
Doanh nghiệp nhỏ đối mặt tương lai u ám
AQ Pins an Gifts xuất khẩu 100% sản phẩm đầu ra và từng hy vọng giành một hợp đồng cung cấp hàng cho Euro 2020. Giải đấu bóng đá châu Âu cũng bị hoãn 1 năm vì dịch bệnh. Các nhà máy của công ty ở Đông Hoản vẫn đang hoạt động, nhưng rất khát đơn hàng.
“Xuất khẩu Trung Quốc lao dốc trong những tháng tới là điều không thể tránh khỏi”, nhà kinh tế trưởng Lu Ting thuộc Nomura International viết trong báo cáo gửi khách hàng hôm 24/3.
Những ngày qua, chính quyền Trung Quốc liên tục kêu gọi các doanh nghiệp khôi phục hoạt động sản xuất sau khi tạm thời khống chế dịch Covid-19. Khảo sát của Bloomberg cho thấy các hoạt động sản xuất của Trung Quốc quả thực đã nhích lên từ mức đáy hồi tháng 2.
Nhưng giờ các nhà sản xuất Trung Quốc lao đao với việc thị trường quốc tế bị thu hẹp. Tại Thiệu Hưng thuộc tỉnh Chiết Giang, nơi nổi tiếng với mặt hàng dệt may, chủ các nhà máy đứng ngồi không yên vì số đơn hàng bị hủy tăng lên mức kỷ lục.
Vừa mở cửa trở lại trong tháng này, 78% doanh nghiệp phản ánh tình trạng đơn hàng sụt giảm và 65% thông báo đơn hàng bị hủy. Các doanh nghiệp nhỏ và thiếu nguồn lực tài chính càng khốn đốn vì hàng hóa tồn động, khách hàng trì hoãn trả tiền.
Hàng loạt nhà sản xuất Trung Quốc đang đối mặt với khó khăn. Ảnh: Reuters.
“Hàng hóa bị tồn đọng quá nhiều. Khách hàng không thể chuyển tiền cho chúng tôi vì các ngân hàng đóng cửa, nhân viên phải làm việc từ nhà”, ông Janny Zhou thuộc một công ty sản xuất phụ tùng với 200 nhân viên ở Thái Châu buồn bã nói.
Hiện, chính quyền Trung Quốc đang tập trung hỗ trợ người lao động giữ công ăn việc làm dù thu nhập sụt giảm. Chính quyền các địa phương cho phép doanh nghiệp chậm nộp tiền bảo hiểm xã hội, nhưng vẫn chưa có thêm biện pháp cụ thể nào để giúp các công ty sản xuất đối phó với tình trạng hiện tại.
Mới đây, Bộ Thương mại Trung Quốc thừa nhận tình trạng hủy đơn hàng leo thang và cam kết sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu bằng những biện pháp như giảm thuế, bảo hiểm và cung cấp tín dụng. Bắc Kinh cũng hứa giúp doanh nghiệp xây kho ngoại quan, hợp lý hóa thủ tục hải quan…
Nhà kinh tế Harry Hu thuộc Macquarie Group c ảnh báo: “Điều tồi tệ nhất vẫn chưa xảy ra với xuất khẩu và chuỗi cung ứng. Trong cả năm nay, xuất khẩu của Trung Quốc chắc chắn sẽ giảm 10% hoặc hơn”.
Sản xuất khẩu trang - 'cỗ máy in tiền' ở Trung Quốc
Khi Covid-19 bùng phát khắp thế giới, hàng nghìn nhà máy Trung Quốc đã nhanh chóng chuyển hướng sang một thị trường siêu lợi nhuận mới: khẩu trang xuất khẩu.
Hồi đầu tháng hai, thời điểm dịch bệnh đang hoành hành mạnh tại Trung Quốc, công ty của Guan Xunze, 34 tuổi, đã xây dựng một nhà máy sản xuất khẩu trang mới chỉ trong vòng 7 ngày.
Nhà máy này, với 5 dây chuyền sản xuất, nằm ở phía đông bắc Trung Quốc, cung cấp mặt nạ N95 nhằm đáp ứng nhu cầu khổng lồ của thị trường khi số ca nhiễm nCoV vẫn tăng lên nhanh chóng qua từng ngày.
Công nhân làm việc trong một dây chuyền sản xuất khẩu trang ở thành phố Nam Thông, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Ảnh: Reuters.
Hiện nay, khi số ca nhiễm nCoV tại Trung Quốc giảm dần, Guang lại tiếp tục thu về lợi nhuận từ những thị trường mới, xuất khẩu khẩu trang sang Italy, nơi số ca tử vong đã vượt Trung Quốc.
Toàn cầu đã ghi nhận hơn nửa ca nhiễm nCoV và nhu cầu đối với trang bị bảo hộ vẫn tăng vọt trong bối cảnh hàng loạt quốc gia đang phải nỗ lực chống chọi với dịch bệnh.
"Máy làm khẩu trang là một chiếc máy in tiền đúng nghĩa", Shi Xinghui, giám đốc kinh doanh tại một công ty bán máy làm khẩu trang ở thành phố Đông Quan, phía đông nam tỉnh Quảng Đông, nói và thêm rằng lợi nhuận từ việc bán khẩu trang đang tăng mạnh, gấp vài lần so với trước đây.
Qi Guangtu đã đầu tư khoảng 7 triệu USD vào nhà máy sản xuất máy làm khẩu trang của mình ở khu công nghiệp phía nam Đông Quan. Cơ sở Qi điều hành làm việc liên tục không nghỉ 24/7 kể từ 25/1, hai ngày sau khi Vũ Hán, nơi nCoV đầu tiên xuất hiện ở Trung Quốc, bị phong tỏa.
"Hồi vốn không phải vấn đề gì quá lớn lao", Qi cho hay. Sau hai tháng, công ty anh đã bán được 70 bộ sản phẩm, mỗi bộ có giá 71.000 USD. Qi đang có trong tay hơn 200 đơn đặt hàng nữa, tổng trị giá lên đến 14 triệu USD.
"Sau khi mua máy và hoạt động, chỉ 15 ngày là hoàn vốn", Qi cho hay. Theo anh, đối với các khách hàng, khoản đầu tư này là vô cùng béo bở.
Nhà sản xuất You Lixin chưa bao giờ đặt chân vào một nhà máy sản xuất khẩu trang. Nhưng khi nhu cầu khẩu trang tăng vọt, nhìn thấy cơ hội, You chỉ mất 10 ngày kể từ lúc quyết định tham gia vào thị trường tới lúc hoàn thành dây chuyền sản xuất máy làm khẩu trang tự động của riêng mình.
"Tôi chỉ ngủ hai, ba tiếng mỗi ngày, khách hàng cũng vậy", anh nói.
Khách hàng thậm chí còn ngủ lại tại nhà máy của anh để chờ nhận máy sản xuất khẩu trang.
Nhiều người trong số họ là chủ xưởng may ở thành phố Ôn Châu, phía đông tỉnh Chiết Giang, và mới chuyển sang sản xuất khẩu trang. "Họ có nhiều đơn hàng đến nỗi không đủ năng lực để giao đúng số lượng", You cho hay.
Cường độ sản xuất khẩu trang liên tục tăng khiến giá nguyên liệu thô cũng tăng theo. Guan cho biết giá vải đã tăng phi mã từ hơn 1.400 USD lên gần 68.000 USD một tấn.
Nhà sản xuất Liao Biao hồi cuối tháng một gặp không ít khó khăn khi vận chuyển những bộ phận của máy làm khẩu trang từ bên ngoài vào tỉnh Hồ Nam do lệnh cấm đi lại giữa các tỉnh. Cuối cùng, Liao phải trả công cho một chuyên gia kiểm nghiệm máy làm khẩu trang với giá cao gấp 10 lần bình thường.
Người dân đeo khẩu trang trên đường phố Bắc Kinh ngày 3/3. Ảnh: AFP.
"Đầu tư bây giờ là mù quáng", You nói.
Nhưng bất chấp chi phí sản xuất tăng cao, mức lợi nhuận khổng lồ vẫn khiến ngành công nghiệp này trở nên hấp dẫn.
Sản lượng khẩu trang mỗi ngày của Trung Quốc đã vượt 116 triệu chiếc, đủ cung cấp cả cho nước ngoài.
Guan đã xuất khẩu một triệu khẩu trang sang Italy, trong khi Shi hiện có trên 200 đơn hàng từ Hàn Quốc và những nước khác thuộc Liên minh châu Âu (EU).
"Đông Quan vẫn là công xưởng của thế giới", Shi cho hay. "Đơn hàng đạt đỉnh lần đầu vào khoảng giữa tháng hai. Giờ đây lại tiếp tục có một đợt sóng đặt hàng mới vì dịch bệnh".
Liao cũng đang tìm cách xuất khẩu khẩu trang sang châu Âu và Canada. "Nhu cầu khẩu trang ở trong nước đã giảm bớt, giờ đây chúng tôi có dư để hỗ trợ các quốc gia khác. Chúng tôi sẵn sàng giúp đỡ", anh nói.
Guan hoàn toàn lạc quan trước tương lai ngành sản xuất khẩu trang, kể cả khi dịch đã đi qua.
"Hầu hết mọi người sẽ vẫn giữ thói quen đeo khẩu trang sau dịch bệnh này", Guan nhận định. "Tôi vẫn sẽ theo ngành sản xuất khẩu trang".
Vụ tử vong trên xe khách vì virus hanta ở TQ gây lo ngại khắp MXH Một người đàn ông tử vong trên đường từ Vân Nam đến Sơn Đông ở Trung Quốc, dương tính với virus hanta, gây ra nỗi sợ không cần thiết về "virus corona 2.0" trên mạng xã hội. Global Times, trang tiếng Anh của Thời báo Hoàn Cầu thuộc nhà nước Trung Quốc, hôm 24/3 đăng trên Twitter thông tin về một ca tử...