Cứ mùa đông là bị ngứa kinh khủng
Độ 3 năm nay, cứ đến mùa đông, da em lại bị ngứa rất nhiều – cảm giác bỏng rát, như bị kim châm ở đùi, ngực, mu bàn tay, bàn chân.
Đặc biệt, khi hoạt động chân tay hay khi có cảm giác hồi hộp, sợ hãi là phát ngứa. Em có uống một số thuốc dị ứng nhưng chỉ được vài hôm là tái phát. Em muốn biết cách điều trị vì bệnh này rất khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống.
Trả lời:
Chào em!
Bình thường cấu tạo của da người về mặt giải phẫu là khá phức tạp, nó gồm nhiều lớp (thượng bì, trung bì, hạ bì) và các tổ chức dưới da. Ngoài sự đa dạng về mạch máu và thần kinh, trên da còn có các lỗ chân lông. Đây là nơi tiết các chất tiết của cơ thể, mồ hôi,… Môi trường trên da chịu tác động trực tiếp của các yếu tố bên ngoài (khí hậu, ánh sáng, nhiệt độ, mầm bệnh….), đặc biệt các vùng da hở. Chính cấu tạo giải phẫu và điều kiện tiếp xúc trực tiếp với môi trường cũng khiến cho da có thể bị nhiều loại tổn thương và điều này cũng lý giải vì sao có tới hàng ngàn bệnh da khác nhau.
Video đang HOT
Các bệnh da không chỉ do tác động của các yếu tố từ bên ngoài nêu trên, mà còn có thể do cơ thể tự phát sinh (hay còn gọi là bệnh cơ địa). Các bệnh cơ địa có nguyên nhân rất phức tạp và không dễ để xác định nguồn gốc sâu xa gây bệnh.
Trường hợp của em cho biết có tổn thương ngứa, bỏng rát ở các vùng da tiếp xúc, cọ sát nhiều (đùi, ngực, mu bàn tay, bàn chân) và xuất hiện vào mùa đông, nên rất có thể bệnh là do cơ địa, dị ứng với thời tiết. Các bệnh do cơ địa, đôi khi rất khó xác định được nguyên nhân xuất phát gây bệnh tại đâu. Các yếu tố tinh thần như lo lắng, hồi hộp, trạng thái tâm lý bất an,… cũng có thể khiến cho các triệu chứng bệnh nặng lên thông qua thay đổi phản ứng mạch máu và phản xạ thần kinh (một số biểu hiện như: bệnh nhân cảm thấy nóng ran và ngứa ngáy tăng). Một số thuốc dị ứng có thể giúp làm giảm các triệu chứng bệnh trong trường hợp này nhưng chỉ mang tính “giải quyết tình huống” (điều trị triệu chứng) mà không giải quyết được tận gốc vấn đề.
Để có thể xác định được rõ tình trạng bệnh, cũng như có biện pháp phòng và điều trị bệnh hiệu quả nhất, em nên đến cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa da liễu, dị ứng. Ngoài khám kiểm tra, làm các test trên da, bác sĩ còn cho làm một số xét nghiệm máu đặc trưng. Một số trường hợp, bác sĩ có thể cho các liệu pháp thuốc giải mẫn cảm và có thể mang lại hiệu quả tốt. Bên cạnh đấy, em cũng sẽ nhận được lời khuyên giúp phòng ngừa một cách hiệu quả bệnh tái diễn lại, đặc biệt trong trường hợp điều trị không khỏi hẳn và xác định “sống chung với lũ” đối với căn bệnh này.
Chúc em sớm khỏi bệnh!
Thạc sĩ, bác sĩ Thanh Hà
Theo VNE
Cẩn trọng với những vết ngứa ở bụng thai phụ
Không được chữa trị kịp thời, một phụ nữ ở Anh mất đứa con đầu lòng vì bị ngứa trầm trọng trong những tháng cuối thai kỳ.
Khi mang thai em bé đến tuần thứ 35, Magdalen Rees (35 tuổi, ở Winchester, Anh) tự dưng bị ngứa khá nhiều ở vùng bụng. "Những vết ngứa dường như ở sâu dưới da của tôi. Lúc đầu nó chỉ hơi ngứa nhẹ, về sau trở nên dữ dội mà nếu không gãi tôi sẽ không thể nào chịu được", Magdalen chia sẻ.
Khi đề cập tình trạng này với một bác sĩ khám thai, cô được khẳng định nó đơn giản chỉ là do căng da và được yêu cầu sử dụng kem dưỡng ẩm. Bác sĩ giải thích rằng ngứa nhẹ trong thai kỳ thường không phải quá lo lắng, đó là do da bị kéo căng hoặc việc cung cấp máu tăng lên.
3 tuần sau đó Magdalen bị vỡ nước ối. Các bác sĩ lập tức kiểm tra tình hình của em bé, họ không thể tìm thấy nhịp tim. Bé trai đã qua đời trong sự đau đớn của vợ chồng Magdalen mà không rõ nguyên do.
Magdalen Rees từng mất đứa con đầu lòng vì những vết ngứa trầm trọng ở vùng bụng. Khi mang thai đứa con gái thứ ba (ở giữa) cô cũng mắc phải hiện tượng tương tự nhưng được chẩn đoán điều trị kịp thời. Ảnh:Freshnews.
11 tháng sau, Magdalen tiếp tục sinh một bé gái xinh xắn. 3 năm sau, 2010, cô lại mang thai lần ba. Ở tuần thứ 32, tình trạng ngứa như hồi mang bầu đầu tiên tái diễn, nhưng bây giờ nó lan từ bụng ra tay, chân và lưng. Lần này, Magdalen ngay lập tức đến bệnh viện kiểm tra. Các bác sĩ chẩn đoán cô bị ứ mật trong gan của thai kỳ (ICP) - nếu không được chữa trị kịp thời có thể khiến đứa trẻ tử vong.
Magdalen được điều trị bằng một loại thuốc có chứa axit ursodeoxycholic - thuốc có thể chiếm chỗ các axit mật có hại trong máu, giảm ngứa và bảo vệ em bé. Cuối cùng, bé gái đã ra đời khỏe mạnh và hiện tại bé 3 tuổi vẫn không xuất hiện tình trạng bất thường nào.
Hiện tượng ứ mật trong gan của thai kỳ đặc trưng là những vết ngứa không rõ nguyên nhân, thường là không phát ban. Phụ nữ có thể thận thấy nước tiểu của họ trở nên sẫm hơn, sức khỏe giảm sút, mệt mỏi. Bệnh có thể xảy ra sớm nhất là ở tuần thứ 6 của thai kỳ.
Catherine Williamson, bác sĩ sản khoa tại trường Cao đẳng King London cho biết, khi mang thai, lượng nội tiết tố tăng cao làm ảnh hưởng đến dòng chảy mật khiến mật trong gan tràn vào máu. Thay vì được đưa về ruột, axit mật đọng lại ở dưới da kích thích các dây thần kinh dưới da và gây gứa. Axit mật vô cùng độc hại nếu tích lũy nhiều và trong thời gian dài, nó có thể ảnh hưởng đến tim của trẻ sơ sinh, gây ra những thay đổi trong nhịp tim.
Một nghiên cứu do Williamson tại trường Imperial College London phát hiện các thai phụ mắc phải tình trạng này nguy cơ thai chết lưu cao hơn so với một thai kỳ bình thường 9 lần. Chính vì vậy, việc phát hiện và điều trị sớm đóng vài trò cần thiết trong việc đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và bé.
Các bác sĩ khuyến cáo, khi thấy bị ngứa trầm trọng ở vùng bụng, các thai phụ nên tới bệnh viện để tiến hành các xét nghiệm cần thiết, đặc biệt là xét nghiệm máu, axit mật để tránh tình trạng xấu nhất có thể xảy ra. Những phụ nữ có tiền sử bệnh gan, từng điều trị sỏi mật, có mẹ hoặc chị em gái từng mắc bệnh ứ mật thai kỳ... thường có nguy cơ mắc chứng bệnh này.
Theo VNE
Bị ngứa thường xuyên là do gan kém? Mấy ngày vừa qua, tôi thường hay bị ngứa hầu như toàn thân. Liệu tôi có bị bệnh gan không? Vì tôi biết bệnh ngứa hay mề đay là do chức năng gan kém. Chào bác sĩ, Mấy ngày vừa qua, tôi thường hay bị ngứa hầu như toàn thân. Nhiều chỗ tôi gãi nhiều quá bây giờ thành những vết xuất huyết...