Công bố danh sách lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc
Trung tâm Lao động ngoài nước – Bộ LĐ-TB&XH vừa công bố danh sách 366 lao động Việt Nam không về nước đúng thời hạn, cư trú trái phép tại Hàn Quốc từ tháng 5 đến tháng 7-2014.
Danh sách này được cung cấp cho các cơ quan chức năng để tiến hành xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 95/NĐ-CP. Động thái mạnh này được đưa ra sau khi Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc cảnh báo rằng phía Hàn Quốc có thể đơn phương hủy bỏ trước thời hạn Bản ghi nhớ đặc biệt đã ký với Bộ LĐ-TB&XH Việt Nam ngày 31-12-2013 về việc gửi và tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS.
Theo ANTD
Video đang HOT
Người nước ngoài không được cư trú tại khu vực biên giới
Chiều 23-5, thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, nhiều đại biểu cho rằng, khu vực biên giới là địa bàn có tính đặc thù, cần quy định rõ khai báo tạm trú, trách nghiệm của cơ quan quản lý, chính quyền địa phương ở khu vực này.
Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban quốc phòng và an ninh của Quốc hội Nguyễn Kim Khoa trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
Trước ý kiến đại biểu đề nghị quy định cụ thể việc cư trú của người nước ngoài tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế cửa khẩu, khu kinh tế ven biển, khu vực biên giới và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, UBTVQH đã bổ sung một điều quy định về tạm trú tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế cửa khẩu, khu kinh tế ven biển, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và khu vực biên giới(Điều 35), đồng thời để thống nhất với quy định của Luật biên giới quốc gia, dự thảo Luật quy định người nước ngoài không được cư trú tại khu vực biên giới.
Thảo luận ở hội trường, các đại biểu thống nhất với quy định này của dự thảo Luật, bên cạnh đó, các đại biểu cho rằng, khu vực biên giới là địa bàn có tính đặc thù, cần quy định rõ hơn việc khai báo tạm trú, trách nghiệm của cơ quan quản lý, chính quyền địa phương ở khu vực này.
Về giá trị, ký hiệu và thời hạn của thị thực, một số ý kiến đại biểu đề nghị nên chỉnh lý tên điều cho phù hợp với nội dung và nghiên cứu quy định cụ thể, chặt chẽ hơn về giá trị của thị thực để tránh việc người nước ngoài thay đổi mục đích sau khi đã nhập cảnh Việt Nam. Ý kiến khác đề nghị quy định ký hiệu thị thực theo nhóm cho gọn, chặt chẽ và khoa học.
UBTVQH cho rằng, việc xem xét, giải quyết cấp thị thực một lần hay nhiều lần phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể và mục đích nhập cảnh của họ, do đó, không thể quy định ngay trong Luật các trường hợp và điều kiện kèm theo để được cấp thị thực có giá trị một hay nhiều lần. Về thị thực điện tử, cho đến nay nhiều nước đang áp dụng hộ chiếu có gắn chíp điện tử tích hợp các thông tin cá nhân, chưa có hình thức thị thực điện tử. Thị thực vẫn được cấp theo hình thức dán vào hộ chiếu hoặc cấp rời.
Về ý kiến ĐBQH đề nghị rà soát và quy định cụ thể về thời hạn thị thực để phù hợp với từng đối tượng và thống nhất với quy định của Luật đầu tư và Bộ luật lao động, UBTVQH đã quy định cụ thể thời hạn thị thực phù hợp với mục đích nhập cảnh của từng đối tượng; chỉnh lý quy định thị thực cấp cho người nước ngoài có giấy phép lao động với thời hạn không quá 02 năm; thị thực cấp cho người nước ngoài là nhà đầu tư có giấy phép đầu tư với thời hạn không quá 05 năm.
Đối với các trường hợp thị thực hết hạn nhưng có nhu cầu tiếp tục ở lại để hoàn thành công việc của mình, dự thảo Luật đã bổ sung một điều quy định về cấp thị thực mới. Đối với thị thực SQ, dự thảo quy định thời hạn không quá 30 ngày là phù hợp với đối tượng, mục đích nhập cảnh và thực tế quản lý người nước ngoài nhập cảnh không có cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước mời, bảo lãnh.
Cũng theo UBTVQH, thời gian qua, một số lượng khá lớn người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam không có cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh với mục đích du lịch sau đó tìm cách ở lại Việt Nam gây khó khăn cho công tác quản lý trật tự, an toàn xã hội. Để hạn chế tình trạng đó, dự thảo Luật đã quy định không cho phép nhập cảnh nếu không có cơ quan, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam mời, bảo lãnh.
* Sáng 24-5, Quốc hội bàn về dự án Luật nhà ở (sửa đổi) và dự thảo Luật xây dựng (sửa đổi). Buổi chiều, Quốc hội họp về dự án Luật kinh doanh bất động sản (sửa đổi) và dự thảo Luật đầu tư công.
Theo ANTD
Tổng thống Hàn Quốc xin lỗi về vụ đắm phà Sewol Lời xin lỗi của tổng thống được đưa ra sau khi thủ tướng xin từ chức vì vụ Sewol. Ngày 29/4, trong một tuyên bố được phát trên đài truyền hình quốc gia, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye đã lên tiếng xin lỗi về thảm họa đắm phà tồi tệ nhất trong vòng 4 thập kỷ qua ở nước này. Lời xin...