Công bố bộ ảnh về tình trạng khẩn cấp khí hậu
Khi Hội nghị về biến đổi khí hậu COP25 diễn ra ở Madrid, Getty Images đã công bố bộ ảnh thể hiện cuộc khủng hoảng khí hậu trên toàn thế giới
Từ những tảng băng tan chảy của Greenland, đến mức độ nóng lên ở Alaska và Louisiana, cháy rừng ở Amazon và Indonesia…
Bức ảnh do máy bay không người lái chụp cho thấy mực nước đã tiến gần sát những ngôi nhà ở Kivalina, Alaska, Mỹ.
Ảnh: Sean Gallup / Getty Images.
Băng tan tạo thành một hồ nước trên tảng băng trôi tự do gần thị trấn Ilulissat, Greenland trong thời tiết tháng bảy ấm áp bất thường.
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng sâu sắc đến Greenland, nơi mùa hè đã trở nên dài hơn trong vài thập kỷ qua và băng ở đây đang tan chảy nhanh hơn.
Ảnh: Sean Gallup / Getty Images.
Ngư dân bản địa chuẩn bị lưới để đi đánh bắt, phía sau là tảng băng trôi nổi tự do tại cửa sông băng Ilulissat Icefjord trong thời tiết ấm áp bất thường vào ngày 30-7.
Ảnh: Sean Gallup / Getty Images.
Khi khí hậu trái đất ấm lên, mùa hè đã trở nên dài hơn ở thị trấn Ilulissat, Greenland, cho phép ngư dân có thời gian dài hơn để câu cá trên thuyền ở vùng biển và kéo dài mùa du lịch hè.
Tại thị trấn Ilulissat trên vịnh Disko vào ngày 4-8 ở Greenland, người dân địa phương chơi đá bóng.Ảnh: Sean Gallup / Getty Images
Tuy nhiên, lợi ích lâu dài của thời tiết ấm hơn là không chắc chắn, vì nước ấm lên có thể có tác động tiêu cực đến các sinh vật biển ở địa phương.
Video đang HOT
Ảnh: Joe Raedle / Getty Images
Một khung cảnh do máy bay không người lái chụp cho thấy mức độ rất gần của một số ngôi nhà với đầm phá ở Kivalina, tiểu bang Alaska, Mỹ.
Cư dân Kivalina đang hy vọng ở lại trên vùng đất tổ tiên của họ, thay vì phải di cư do hòn đảo của họ bị nước biển nuốt chửng. Người quản lý thành phố Colleen Swan cho rằng lối sống trong ngôi làng sẽ thay đổi theo khí hậu và họ sẽ phải thích nghi.
Làng Kivalina nằm ở cuối rạn san hô dài tám dặm giữa đầm và biển Chukchi, gần Bắc Băng Dương.Ảnh: Joe Raedle / Getty Images
Ngôi làng này cách 83 dặm phía trên vòng tròn Bắc Cực. Kivalina và một vài ngôi làng bản địa ven biển Alaska khác đang phải đối mặt với sự nóng lên của Bắc Cực, dẫn đến việc mất băng biển làm đệm cho bờ biển của đảo khiến nước dâng và xói mòn bờ biển.
Trẻ em câu cá tuyết nhỏ ở biển Chukchi.Ảnh: Joe Raedle / Getty Images
Do thời tiết ấm lên, những người thợ săn trong làng Kivalina đã chứng kiến sự di cư của cá, tuần lộc, hải cẩu và cá voi từng là nguồn thức ăn của họ trong những tháng mùa đông dài.
Một ngôi nhà sàn nằm giữa vùng nước ven biển và đầm lầy ở cảng Fourchon, Louisiana.Ảnh: Drew Angerer / Getty Images
Sự kết hợp của nước dâng và đất bị nhấn chìm đã gây ra tỷ lệ tăng mực nước biển ở đây cao nhất trên hành tinh. Kể từ những năm 1930, Louisiana đã mất hơn 2.000 dặm vuông đất và đất ngập nước, diện tích xấp xỉ kích thước của tiểu bang Delaware, Mỹ. Trong 30 năm qua, khi sụt lún tiếp tục và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu gia tăng, cứ sau 100 phút, Louisiana đã mất đi khoảng diện tích đất bằng một sân bóng đá.
Ảnh: Drew Angerer / Getty Images
Một chiếc thuyền bị bỏ rơi nằm giữa những cây bách chết ở vùng nước ven biển và đầm lầy ở Venice, Louisiana, Mỹ.
Nhiều cây sồi và cây bách trên khắp đầm lầy ven biển của Louisiana đã chết do sự kết hợp của xâm nhập mặn và sụt lún.
Rào chắn hồ Borgne trị giá 1,1 tỷ USD ở New Orleans, Louisiana, Mỹ.Ảnh: Drew Angerer / Getty Images
Cấu trúc đồ sộ này được xây dựng bởi Quân đoàn Kỹ sư cùng với các quân tiếp viện khác để bảo vệ thành phố trước những cơn bão. Tổ chức SouthWings cung cấp một mạng lưới đội quân tình nguyện ủng hộ việc phục hồi và bảo vệ các hệ sinh thái.
Ngọn lửa bùng cháy ở một khu rừng nhiệt đới Amazon ở Brazil.Ảnh: Victor Moriyama / Getty Images
Theo INPE, Viện nghiên cứu vũ trụ quốc gia của Brazil, số vụ cháy được vệ tinh phát hiện ở khu vực Amazon trong năm nay là cao nhất kể từ năm 2010.
Một phần của rừng mưa nhiệt đới Amazon đã bị xóa sổ ở vùng Candeias do Jamari, Beazil.Ảnh: Victor Moriyama / Getty Images
Rừng bị đốt ở Trung Kalimantan, Indonesia.Ảnh: Ulet Ifansasti / Getty Images
Dữ liệu vệ tinh gần đây cho thấy số vụ cháy rừng đã tăng vọt ở Indonesia. Các vụ hỏa hoạn bất hợp pháp này là để giải phóng mặt bằng cho các đồn điền nông nghiệp trên khắp các đảo Sumatra và Borneo của nước này.
Ảnh: Ulet Ifansasti / Getty Images
Một lính cứu hỏa đi trong khói khi đang cố gắng dập tắt đám cháy trên vùng đất than bùn bị đốt cháy ở Palangkaraya, miền Trung Kalimantan, Indonesia.
Sự gia tăng cháy rừng đang làm tăng thêm mối lo ngại về khói bụi trên khắp Đông Nam Á và tác động trên toàn thế giới do sự nóng lên toàn cầu.
Ảnh: Chip Somodevilla / Getty Images
Cây thông mới mọc lên sau khi rừng thông lodgepole ở Vườn Quốc gia Beaverhead-Deer Lodge ở Montana, Mỹ bị chết bởi bọ cánh cứng do khí hậu ấm lên.
Một cây thông lodgepole đơn độc đứng trong rừng ở Beaverhead-Deer Lodge, Montana.Ảnh: Chip Somodevilla / Getty Images
Khi biến đổi khí hậu làm cho mùa hè nóng hơn và khô hơn, các khu rừng đang bị đe dọa với hoạt động cháy rừng, mầm bệnh chết người và côn trùng phá hoại, bao gồm cả dịch bọ cánh cứng ngày càng tăng
Một người lái xe tải vật lộn để sắp xếp và di chuyển các cây gỗ thông bị chết trong rừng ở Deer Lodge, Montana.Ảnh: Chip Somodevilla / Getty Images
Mặc dù số lượng cây mới bị nhiễm bọ cánh cứng mỗi năm đã giảm kể từ cao điểm của vụ dịch vào khoảng năm 2012, loài côn trùng này đã giết chết hơn 6 triệu mẫu rừng trên khắp Montana kể từ năm 2000.
HẢI PHONG
Theo nhandan.com.vn/Guardian
Indonesia bắt giữ 43 nghi can vụ đánh bom liều chết trên đảo Sumatra
Các vụ bắt giữ do biệt đội chống khủng bố Densus 88 phối hợp với cảnh sát tỉnh Bắc Sumatra tiến hành ở 7 tỉnh của Indonesia, trong đó đã bắt được thủ lĩnh của nhóm Jama'ah Anshorut Daulah.
Cảnh sát Indonesia điều tra tại hiện trường vụ đánh bom liều chết bên ngoài đồn cảnh sát trên đảo Sumatra, Indonesia ngày 13/11/2019. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Ngày 18/11, cảnh sát Indonesia cho biết đã bắt giữ 43 nghi can khủng bố có liên quan đến vụ đánh bom liều chết nhằm vào một đồn cảnh sát ở thủ phủ Medan của tỉnh Bắc Sumatra hôm 13/11.
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, người phát ngôn Cảnh sát Quốc gia Indonesia (INP) Dedi Prasetyo nêu rõ những đối tượng bị bắt giữ nghi là thành viên của Jama'ah Anshorut Daulah, nhóm thánh chiến tuyên bố trung thành với tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng ở Syria.
Các vụ bắt giữ do biệt đội chống khủng bố Densus 88 phối hợp với cảnh sát tỉnh Bắc Sumatra tiến hành ở 7 tỉnh của Indonesia, trong đó đã bắt được thủ lĩnh của nhóm Jama'ah Anshorut Daulah và vợ của kẻ đánh bom Rabbial Muslim Nasution.
Ngoài ra, cảnh sát cũng đột kích và tiêu diệt hai đối tượng khủng bố có liên quan.
Trước đó, INP đã xác định danh tính nghi can thực hiện vụ đánh bom là Rabbial Muslim Nasution, 24 tuổi, là sinh viên đại học.
Theo ông Prasetyo, đây là vụ tấn công riêng lẻ theo kiểu "con sói đơn độc," nhưng có thể đối tượng này có liên hệ với các nhóm khủng bố.
Sáng 13/11, Nasution đã cho nổ tung thân mình ở khu vực để xe của một đồn cảnh sát.
Vụ đánh bom làm ít nhất 6 người bị thương và làm hư hại 4 xe ôtô.
Cảnh sát đã lục soát nhà của nghi can tại Medan và thu giữ nhiều vật liệu.
Gia đình của nghi can đang bị cảnh sát thẩm vấn.
An ninh tại 20 sân bay và đồn cảnh sát trên cả nước đã được thắt chặt sau sự việc trên./.
Theo Hữu Chiến-Phan An (TTXVN/Vietnamplus )
Biệt đội Densus 88 Indonesia đẩy mạnh hoạt động truy quét khủng bố Người đứng đầu cảnh sát tỉnh Bắc Sumatra cho biết, đã có một cuộc đấu súng với Biệt đội chống khủng bố Densus 88 và 2 phần tử khủng bố đã bị tiêu diệt tại chỗ cùng một sỹ quan cảnh sát bị thương. Cảnh sát Indonesia điều tra tại hiện trường vụ đánh bom liều chết bên ngoài đồn cảnh sát trên...