Cô giáo Thái mang chữ đến bản Mông

Theo dõi VGT trên

Hơn 16 năm miệt mài bám bản, bám trường, cô giáo Cà Thị Xuấn (Hiệu trưởng Trường Mầm non Sa Dung, xã Sa Dung, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) đã có không biết bao nhiêu kỷ niệm với đám trò nghèo.

Cô giáo Thái mang chữ đến bản Mông - Hình 1

“Mẹ” hiền Cà Thị Xuấn chăm sóc cho trẻ từ bữa ăn…

“Hồi 2006, một lần đến điểm bản em bị ngã xe, ngất lịm đi. Tỉnh dậy thấy mình đang nằm giữa đường. Bánh xe cong hình số 8, không thể đi được… Chuyện ngã xe thì như cơm bữa. Khó khăn là vậy nhưng em chưa khi nào nghĩ đến việc bỏ nghề”, cô Cà Thị Xuấn chia sẻ.

Trò dạy cô tập nói…

Hơn 16 năm miệt mài bám bản, bám trường, cô giáo Cà Thị Xuấn (Hiệu trưởng Trường Mầm non Sa Dung, xã Sa Dung, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) đã có không biết bao nhiêu kỷ niệm với đám trò nghèo ở khắp các bản vùng cao trong xã.

Trong căn nhà công vụ được dựng tạm bằng những nếp gỗ cũ ọp ẹp mỗi khi gió thổi mạnh, cô Xuấn đưa chúng tôi trở về thời điểm 16 năm trước, khi cô mới bước chân vào nghề.

“Em cũng chẳng biết vì sao lại yêu nghề giáo đến thế. Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường em thấy cô giáo giảng bài và cứ thích mãi cái hình ảnh người giáo viên. Và thế là khao khát được đứng trên bục giảng. Em đã đăng ký tham gia khóa học sư phạm mầm non đầu tiên của Trường Cao đẳng Sư phạm tỉnh. Ra trường vẫn hừng hực khí thế của tuổ.i trẻ, tình nguyện xin vào vùng khó công tác. Lúc đó Sa Dung là xã khó khăn nhất huyện. Nhận quyết định rồi là cứ đi thôi, chẳng ngần ngại gì cả”, cô Xuấn bộc bạch.

Năm 2005 khi huyện Điện Biên Đông được chia tách và thành lập mới tròn 10 năm, toàn huyện nhìn đâu cũng thấy đói nghèo, tăm tối. Không điện, không đường, không trường… Những giáo viên như cô Xuấn “nếm” đủ cả.

“Hồi đó chẳng có điện. Chúng em soạn giáo án thì dùng đèn dầu. Những hôm hết dầu còn lấy cả dầu mazut ở xe máy ra mà thắp. Vì cái bạt dứa được che khắp phòng cho gió đỡ lùa vào, thế là cả đêm hít khói. Sáng dậy, nhìn mặt ai cũng nhem nhuốc. Buồn cười lắm ý!” – cô Xuấn vui vẻ kể lại.

Cô giáo Cà Thị Xuấn sinh năm 1983, tại xã Thanh Minh, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Cũng bởi niềm yêu nghề, mến trẻ nên cô đã bỏ lại phố thị phía sau lưng, đến với đám trẻ vùng cao để thực hiện ước mơ dạy chữ. Oái oăm thay, cô là người Thái, lại xung phong đến địa bàn có nhiều dân tộc Mông sinh sống để dạy học. Chính điều này đã khiến cho cô có thêm nhiều nghị lực để phấn đấu.

“Ban đầu còn chẳng biết tiếng Mông, chẳng biết giao tiếp với các em thế nào nên em đã nhờ các anh chị ở trường dạy cho những tiếng cơ bản. Trường thì đang gộp 3 cấp: Mầm non, tiểu học và THCS, chưa có trường riêng nên nhiều anh chị ở cấp Tiểu học, THCS họ biết tiếng Mông nhiều hơn vì giao tiếp với học sinh lớn. Các anh chị dạy cho những câu nói đơn giản như: vào lớp, ra chơi, xin đi ra ngoài vệ sinh, ăn cơm… hay như cách dặn học sinh ngày mai đến lớp… Cứ thế em giao tiếp với học sinh và các em cũng không còn sợ cô giáo như hồi đầu”, cô Xuấn bộc bạch.

Video đang HOT

Trên lớp, cô dạy học sinh chữ. Ngoài giờ ra chơi, trò lại dạy cô tiếng địa phương. Cứ thế, khi vốn ngôn ngữ địa phương “dày” lên, cô Xuấn dần hiểu, biết văn hóa, thói quen và “thuần hóa” đám trò nhỏ. Việc vận động học sinh đến lớp học bài cũng thuận lợi và hiệu quả hơn.

Cô giáo Thái mang chữ đến bản Mông - Hình 2

… đến giấc ngủ.

Ngã vực như cơm bữa…

15 năm trôi qua, song cho đến tận hôm nay cô Xuấn cũng không thể quên được cái lần định mệnh khi cô cố gắng đội mưa lên trường. Đó là lúc cô đang phụ trách lớp học ở điểm trường Thẩm Mỹ, một điểm bản khó khăn nhất của Trường Mầm non Ban Mai lúc bấy giờ.

“Với giáo viên vùng cao như chúng em, chuyện ngã xe, rơi vực thì như cơm bữa ấy mà. Em cứ nhớ mãi một lần, đó là hồi 2006. Hôm đó trời mưa, em cố gắng lên trường thì bị ngã do đường đất trơn trượt. May mà không rơi xuống vực. Ngã xong, em chẳng nhớ gì vì đã ngất lịm đi từ lúc nào cũng không biết. Khi tỉnh dậy thấy mình đang nằm giữa đường. Chiếc bánh xe cong hình số 8, không thể đi được nữa. Chờ mãi có một anh cùng trường đi qua, hai anh em dắt xe về tận trung tâm để băng bó vết thương…Vất vả, khó khăn như vậy, song em chưa khi nào nghĩ đến việc bỏ nghề bởi đó là ước mơ của em”, cô Xuấn chia sẻ.

Năm 2007, Trường Mầm non Ban Mai, xã Sa Dung được chia tách và thành lập mới. Cả trường có 7 điểm trường lẻ ở 7 bản vùng cao. Điể.m gần trung tâm nhất là 6km, xa hơn là khoảng hơn 20km. Trường có bao nhiêu điểm bản thì cô Xuấn đi dạy gần hết. Suốt bao nhiêu năm tháng “nếm mật, nằm gai” cùng với những đóng góp quan trọng trong việc dạy chữ, huy động trẻ đến trường, năm 2012 cô được cấp trên giao cho làm phó hiệu trưởng. Hai năm sau cô được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng, nay là Trường Mầm non Sa Dung, xã Sa Dung.

Với cương vị Hiệu trưởng Nhà trường, cô Xuấn đã truyền đạt hết kinh nghiệm bản thân tích lũy được cho những đồng nghiệp đi sau. Tất cả chỉ với mong muốn con em đồng bào dân tộc thiểu số đến trường nhiều hơn. Mong muốn các con có được cái chữ, có được kiến thức để tương lai tươi sáng hơn.

“Ở đây các cháu đầu cấp còn rụt rè, nhút nhát. Trẻ lần đầu đến lớp gặp cô giáo lạ khóc mãi không chịu ở lại lớp. Vì thế các cô giáo phải linh động, tạo điều kiện cho phụ huynh ngồi cùng để cho các bé yên tâm. Dần dần, khi các cháu quen thì bố mẹ hoàn toàn yên tâm giao con cho cô giáo dạy học. Nếu như giáo viên trẻ mà nguyên tắc quá thì sẽ không thể “thuần hóa” được học trò đâu”, cô Xuấn nói thêm.

“Trái ngọt” sau những tháng ngày gắn bó với sự nghiệp giáo dục của cô Xuấn chính là những lứa “măng non” khỏe mạnh, tự tin. Phụ huynh cũng yên tâm và tin tưởng khi gửi con đến trường. Ghi nhận những nỗ lực và kết quả đạt được của cá nhân, năm học 2019 – 2020 cô giáo Cà Thị Xuấn đã vinh dự được nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên. Đó là niềm vinh dự và cũng là niềm tự hào, giúp cô có thêm động lực, tiếp tục yêu trường, bám bản, “ươm mầm” tương lai nơi mảnh đất đầy khó khăn, gian khổ này.

Cô giáo trường biên giới vui mừng vì câu chuyện thật được ghi nhận, lan tỏa

"Nhận tin bài viết đạt giải, tôi mừng lắm! Đây là cuộc thi lớn, nghĩa là sẽ có nhiều người biết đến ngôi trường dân tộc bán trú ở vùng biên giới xa xôi, biết đến thầy hiệu trưởng tâm huyết, hết lòng vì học sinh".

Cô giáo trường biên giới vui mừng vì câu chuyện thật được ghi nhận, lan tỏa - Hình 1

Cô Trần Thị Thu Hiền - GV Trường PT DTBT THCS Nậm Típ (Kỳ Sơn, Nghệ An) đạt giải cuộc thi viết "Những tấm gương tâm huyết, sáng tạo học và làm theo lời Bác".

Đó là chia sẻ của cô Trần Thị Thu Hiền, một trong những tác giả đạt giải cuộc thi viết "Những tấm gương tâm huyết, sáng tạo học và làm theo lời Bác" năm học 2020 - 2021. Tác phẩm của cô mang tên "Thầy hiệu trưởng vùng cao tâm huyết với sự nghiệp trồng người". "Nhân vật" trong bài chính là thầy hiệu trưởng nơi cô Hiền dạy học - ngôi trường vùng biên giới khó khăn bậc nhất Nghệ An, nằm dưới nóc nhà của dãy Trường Sơn hùng vĩ.

Cảm xúc từ tâm huyết của thầy hiệu trưởng

Cô Trần Thị Thu Hiền hiện là giáo viên môn Ngữ văn Trường Phổ thông DTBT THCS Nậm Típ (huyện Kỳ Sơn, Nghệ An). Nhưng cô chỉ mới về đây nhận công tác hơn 1 năm. Trước đó, cô đã từng có gần 15 năm dạy học tại Na Ngoi, cũng là một xã biên giới nằm dưới nóc nhà dãy Trường Sơn.

Khi nhận nhiệm vụ ở đơn vị mới, cô Hiền không khỏi lo lắng. "Tôi có gọi cho hiệu trưởng là thầy Nguyễn Công Danh, và được thầy động viên, khích lệ "cứ sang đi, có khó khăn gì sẽ cùng nhau chia sẻ, giải quyết". Bên cạnh đó, đồng nghiệp cũng đón nhận và giúp đỡ tôi nhiệt tình từ công việc đến sinh hoạt.

Thời gian đầu, tôi được tạo điều kiện ở nhà công vụ trong trường. Sau đó, do còn nuôi con nhỏ, nên tôi ra ngoài thuê nhà dân ở gần đơn vị bộ đội biên phòng của chồng, cách trường khoảng 4 - 5km", cô Hiền cho biết.

Cô giáo trường biên giới vui mừng vì câu chuyện thật được ghi nhận, lan tỏa - Hình 2

Cô Trần Thị Thu Hiền cùng nữ đồng nghiệp tại Trường PT DTBT THCS Nậm Típ (huyện Kỳ Sơn, Nghệ An)

Ngôi trường mang tên con sông Nậm Típ dành cho học sinh 2 xã Mường Típ và Mường Ải. Trường có 417 học sinh nhưng có tới 301 em ở bán trú, chiếm hơn 75%. Lớp 7B của cô Hiền chủ nhiệm cũng có tới 27/33 học sinh bán trú, chỉ có 6 em nhà gần trường tự đi về. Học sinh bán trú được hưởng chế độ theo Nghị định 116 với mức hỗ trợ bằng 50% tháng lương cơ bản và 15kg gạo/học sinh/tháng. Số kinh phí này để đảm bảo nuôi ăn ở cho học sinh từ thứ 2 đến thứ 6 rất vất vả. Đặc biệt là các em đang "tuổi ăn tuổ.i lớn".

Vì vậy, nhà trường tăng gia sản xuất để thêm thức ăn cho học sinh, và thầy hiệu trưởng Nguyễn Công Danh chính là người tiên phong. Để có vườn rau cho trò, thầy cô phải lội sang bên kia sông, khai hoang, cuốc đất. Chỉ ở gần sông mới có nước tưới. Thời gian rảnh, thầy Danh lại miệt mài lên nương. Vựa rau của thầy trò cứ thế ngày một rộng hơn.

Cô giáo trường biên giới vui mừng vì câu chuyện thật được ghi nhận, lan tỏa - Hình 3

Vườn rau xanh tốt do thầy cô Nguyễn Công Danh - Hiệu trưởng Trường PT DTBT THCS Nậm Típ khởi xướng và duy trì nhiều năm học

So với Na Ngoi, dù cũng là vùng biên giới, nhưng thời tiết, khí hậu ở 2 xã này khắc nghiệt hơn. Mùa hè nắng nóng, mùa mưa thường trực đối mặt với lũ quét, lũ ống. Ấy vậy mà vườn lúc nào cũng xanh tốt. Ngoài ra, trường còn nuôi hàng chục con lợn, thả gà, đào ao nuôi cá, ếch... để có thực phẩm tươi sạch cho trò.

"Tôi nhớ khi mới khai giảng xong, cũng đang vào mùa mưa lũ. Nước sông suối dâng cao, chảy xiết. Cô giáo và học sinh không dám sang bên vườn rau. Vậy mà thầy hiệu trưởng xắn quần, lội qua nước lớn để hái rau cho trò. Có lần thầy về quê ở huyện Tân Kỳ, chỉ lo mang theo 1 bì cây giống để trồng vụ mới. Hình ảnh ấy khiến tôi xúc động, ấn tượng mãi. Dù chỉ mới đến công tác ở trường, nhưng tôi cảm nhận được đó là người thầy cực kỳ tâm huyết, lo lắng cho học sinh từ những điều nhỏ nhất", cô Hiền kể.

Mừng vì câu chuyện thật được công nhận, lan tỏa

Năm học 2020 - 2021, Bộ GD&ĐT phát động cuộc thi viết Những tấm gương tâm huyết, sáng tạo học và làm theo lời Bác. Thông tin cuộc thi cũng được Phòng GD&ĐT huyện Kỳ Sơn, Nghệ An gửi về các trường học trực thuộc. "Đọc thể lệ, tôi nghĩ ngay đến việc viết về thầy Danh. Đó thực sự là một tấm gương lớn để những giáo viên như chúng tôi noi theo", cô Hiền nói.

Cô giáo trường biên giới vui mừng vì câu chuyện thật được ghi nhận, lan tỏa - Hình 4

Ngôi trường vùng biên giới này có tới 75% học sinh bán trú

Thời gian về trường, cô Hiền thực hiện nhiệm vụ chuyên môn theo phân công và được ban giám hiệu quan tâm hướng dẫn. Đối với công tác bán trú, dù ở trọ xa trường, cô Hiền vẫn nhận lịch trực quản lý học sinh. Trường PT DTBT THCS Nậm Típ có học sinh ở cả 3 thành phần dân tộc, Khơ Mú, Thái, Mông. Trong đó hộ nghèo chiếm tới 90%. Hòa nhập vào môi trường mới, cô cho biết sự tận tâm, nhiệt huyết với học sinh của giáo viên nhà trường được truyền lửa từ thầy hiệu trưởng.

"Đến nay, gần về hưu thầy vẫn đang "cắm bản", dành phần lớn thời gian cho học sinh 2 xã biên giới Mường Típ, Mường Ải. Và cuộc thi của Bộ GD&ĐT, Báo Giáo dục và Thời đại tổ chức là dịp để tôi được nói những diều mình chứng kiến, cảm nhận. Và cứ thế tôi viết ra rất nhanh", cô Hiền nói.

Người báo tin kết quả dự thi cho cô Hiền cũng chính là thầy Danh. "Hôm đó, tôi được thầy gọi điện chúc mừng, thông báo bài viết của mình đạt giải. Lúc đó, cảm xúc của tôi khó tả lắm, không dám tin, còn hỏi lại - "Có thật không thầy, thầy có... lừa em không"! Thầy giải thích do số điện thoại của tôi không liên lạc được, nên ban tổ chức gọi về cho Phòng GD&ĐT nhờ thông báo với nhà trường và tác giả. Lúc ấy tôi mới tin bài viết của mình đạt giải, và gọi báo tin cho mọi người", cô Hiền nhớ lại.

Cô giáo trường biên giới vui mừng vì câu chuyện thật được ghi nhận, lan tỏa - Hình 5

Thầy Nguyễn Công Danh (đeo phù hiệu) giới thiệu với lãnh đạo tỉnh Nghệ An thăm bếp ăn bán trú của nhà trường

Cô Hiền cũng tâm sự, khi đặt bút viết, cô nghĩ mình chỉ là một giáo viên dạy văn bình thường ở một ngôi trường vùng sâu vùng xa. Chắc hẳn có nhiều người giỏi giang, tài năng hơn. Nhưng cô cứ viết bằng cảm xúc của mình, bằng những sự việc thực diễn ra hằng ngày. Câu chuyện về trường Nậm Típ, về thầy hiệu trưởng Nguyễn Công Danh là có thật chứ không phải hư cấu, tưởng tượng thêm vào. Khi gửi bài dự thi, cô cũng thầm ước mình được giải. Và giờ đây, điều ước đó đã thành sự thật.

Cô giáo vùng cao tâm sự thêm, dù chưa biết đạt giải gì, nhưng biết tin được giải đối với cô đã là một niềm vui to lớn, để cô chia sẻ với gia đình, đồng nghiệp, học sinh. "Cuộc thi được tổ chức trên toàn quốc, nghĩa là những gì mình viết được ghi nhận, nhiều người sẽ biết đến ngôi trường dân tộc bán trú ở vùng biên giới xa xôi, biết thầy hiệu trưởng tâm huyết, hết lòng vì học sinh. Đó cũng là ý nghĩa lớn nhất mà tôi nhận được" - cô Hiền bày tỏ.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Mẹ Đức Tiến "cấm cửa" 1 ca sĩ Việt đến viếng 100 ngày con trai, CĐM xôn xao
12:59:14 29/09/2024
The Simpsons: 1 tập hot lại vì phơi bày tiệc trắng Diddy, rùng mình cảnh Beyoncé
13:03:55 29/09/2024
Sam bị tình cũ 'gạt' mất 2 thứ, vay ngân hàng trả nợ, có bố nuôi là Thiếu tướng
13:53:08 29/09/2024
Bạn trai Nam Em bị khịa chia tay là content, đáp 1 câu khiên CĐM đơ người
13:01:14 29/09/2024
Dàn trai xinh gái đẹp của "5S Online" sau 12 năm giờ ra sao?
12:53:57 29/09/2024
Bức ảnh và 2 chi tiết làm rầm rộ chuyện Diệu Nhi đang bầu lần 2 khi đi xem các Anh Trai
16:04:35 29/09/2024
Học trò cưng để lộ tin chấn động về Diddy, còn khẳng định chắc nịch 1 điều!
14:45:38 29/09/2024
Cách bố trí phòng ngủ trong gia đình 6 người khiến vợ chồng tôi lục đục: "Nếu đồng tình với bố mẹ, vợ sẽ tiếp tục giận"
12:34:33 29/09/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiề.n bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Tử vi hôm nay thứ 2 ngày 30/9/2024 của 12 cung hoàng đạo: Kim Ngưu cẩn thận mất việc, Sư Tử bớt ghê gớm

Trắc nghiệm

17:47:29 29/09/2024
Bạch Dương: Một ngày nhiều may mắnKim Ngưu: Cẩn thận mất việcSong Tử: Có những tín hiệu khả quan trong công việcCự Giải: Vận trình không khả

Bão Yagi mạnh nhất trong 70 năm qua tàn phá Việt Nam

Tin nổi bật

17:44:30 29/09/2024
Bão Yagi (bão số 3) đổ bộ trực tiếp nước ta, gây thiệt hại rất lớn đối với các địa phương ven biển, nhất là Quảng Ninh và Hải Phòng.

Bom tấn có giá cả triệu bạc đột ngột ngừng phát triển, game thủ hoảng loạn khi bị đẩy vào "thế khó"

Mọt game

17:32:36 29/09/2024
Việc đóng cửa, hay đơn giản hơn là ngừng phát triển một tựa game trên Steam luôn để lại những hậu quả khôn lường cũng như bức xúc cho không ít người chơi. Nếu là một dự án miễn phí, mọi thứ có thể đơn giản hơn.

Truy tìm người phụ nữ cướp tiệm vàng ở Đắk Lắk

Pháp luật

17:28:00 29/09/2024
Một phụ nữ đi vào tiệm vàng ở huyện Ea H leo (Đắk Lắk) giả vờ mua 5 chỉ vàng 9999. Khi chủ tiệm đưa vàng ra, người phụ nữ này lập tức cướp số vàng trên rồi lên xe máy của một thanh niên tẩu thoát.

Nhà có khách chưa biết làm món gì chiêu đãi, thử thực hiện món ăn từ trứng này, đảm bảo nịnh mắt, cả nhà khen hết lời

Ẩm thực

17:21:39 29/09/2024
Không chỉ giúp đổi gió cho món trứng luộc thường ngày mà khi bày lên cũng đẹp mắt, thậm chí có thể làm món chiêu đãi khách đến nhà chơi.

Triệu Lệ Dĩnh lên ngôi Thị hậu, Dương Mịch ngồi trên đống lửa, quyết làm liều

Sao châu á

16:51:56 29/09/2024
Sau khi bị nói là xách dép cho Triệu Lệ Dĩnh, Dương Mịch vừa bất ngờ có động thái gây chú ý. Nhiều người cho rằng, cô nàng chỉ đang vùng vẫy trong hố đen sự nghiệp của mình mà thôi.

Kỳ Duyên gặp biến trước thềm "xuất khẩu" fan lo sốt vó, có liên quan Minh Triệu?

Sao việt

16:25:20 29/09/2024
Sau ồn ào ẩn ý qua lại với Minh Triệu, mới đây, Kỳ Duyên khiến fan lo sốt vó khi gặp trở ngại lớn. Đó là chiến binh nghìn má.u mà cô cần phải lưu ý trên hành trình chạm tay vương miện Hoàn vũ đã lộ diện.

Yuna Vũ nhận cái kết đắng khi liên tục bị Michael Trương từ chối phũ phàng?

Tv show

15:48:05 29/09/2024
Michael Trương cho biết anh không thấy rõ được tình cảm mà Yuna Vũ dành cho mình. Vì vậy, đó cũng là lý do khiến Michael không chọn bỏ phiếu trái tim cho cô nàng.

Ngay lúc này: Khu du lịch Đại Nam ra thông báo khẩn vì nhiều đoạn đường tắc cứng, người dân đội nắng đi bộ cả 2km

Netizen

15:14:57 29/09/2024
Do số lượng du khách tới Khu du lịch Đại Nam quá đông nên nhà gửi xe của khu du lịch hoàn toàn chật kín và buộc người dân phải gửi xe tại những điểm cách đó khoảng 2km.