Cô giáo băng đồi, lội suối vào bản ‘đến từng ngõ, gõ cửa từng nhà’ gọi học trò tới lớp
Mỗi năm học mới, các cô giáo ở xã Phúc Sơn lại không quản mưa nắng băng rừng, lội suối để vào bản vận động học trò đi học. Các cô giáo đến nhà người dân vận động, tuyên truyền để các em học sinh được đến lớp và biết con chữ.
Phúc Sơn là xã khó khăn nhất của thị xã Nghĩa Lộ (tỉnh Yên Bái). Trường Mầm non Phúc Sơn có 3 điểm trường, 1 trung tâm và 2 điểm trường lẻ (2 điểm trường đặc biệt khó khăn).
Mỗi mùa tuyển sinh, các cô giáo phụ trách thôn bản không quản mưa nắng “đi từng ngõ, gõ cửa từng nhà” để đưa học trò của mình đến lớp.
Điểm trường Muông Hán- Trường Mầm non Phúc Sơn có 2 phòng học bán kiên cố.
Điểm trường Điệp Quang – Trường Mầm non Phúc Sơn chỉ có 1 phòng học bán kiên cố.
Cô giáo Nguyễn Thị Thiện – GV Trường Mầm non Phúc Sơn, người công tác 14 năm tại vùng khó khăn này chia sẻ: “Công tác tuyển sinh ở đây vất vả hơn rất nhiều so với các nơi khác, phụ huynh của các em hầu hết đi làm ăn ở xa. Các con gửi cho ông bà. Nhưng ông bà của các con hầu hết không biết chữ, không biết phương tiện nên các cô gặp rất nhiều trở ngại”.
Các cô giáo tiếp cận và vận động các phụ huynh mọi lúc, mọi nơi để học trò được đi học.
“Chúng tôi phải đến từng nhà, từng hộ có con trong độ t.uổi làm hồ sơ, giấy tờ nộp học. Người dân ở đây sinh sống ở xa, thưa thớt không tập trung, đường đi rất khó. Nhiều nhà không thể đi xe máy vào mà phải đi bộ. Đường mòn gồ ghề 3, 4 km đường đồi núi. Nhiều hộ dân ở ven suối nên chúng tôi phải lội qua suối mới đến được nhà. Đến nhà rồi có khi đến lần 3 mới gặp được phụ huynh”, cô Nguyễn Thị Thiện cho biết.
Video đang HOT
“Hàng năm, mỗi 1 lần như vậy rất vất vả, nhưng với mong muốn tất cả các con em vùng cao đều biết chữ nên các cô ở đây rất cố gắng, vất vả nhưng hạnh phúc!”, cô Thiện chia sẻ.
Cô giáo Nguyễn Thị Hưng – Hiệu trưởng Trường Mầm non Phúc Sơn thông tin: Thực hiện kế hoạch tuyển sinh, chúng tôi khống chế trong vòng 3 ngày để tuyển sinh. Sắp hết 3 ngày các em học sinh chưa ra lớp vì bố mẹ các cháu đi làm ăn xa, ở nhà với ông bà là các cô giáo phụ trách thôn bản sẽ lại lên đường.
“Mặc dù nhà trường và các cô giáo đã phải tuyên truyền cho các em ra năm học mới bằng nhiều hình thức như đã thông báo trên loa, các hình thức thông báo tại xã và các thôn nhưng có nhiều phụ huynh không biết chữ thậm chí không quan tâm nên không tiếp cận được. Có nhiều phụ huynh sau khai giảng mới đưa con đến lớp…”, cô Nguyễn Thị Hưng nói.
Không quản mưa hay nắng, các cô giáo phụ trách thôn bản miệt mài đi vận động từng nhà đưa trẻ đến trường.
Ở xã Phúc Sơn, mỗi 1 độ t.uổi dao động từ 100 -120 cháu. Do ảnh hưởng của dịch Covid – 19 nên năm nay tuyển sinh các em ở 2 độ t.uổi 3,4 t.uổi (2022 – 2023) thấp hơn 30 – 40 em so với những năm trước.
2 Điểm trường mầm non đặc biệt khó khăn của xã Phúc Sơn là Muông Hán và Điểm Điệp Quang. 2 điểm trường này đang được hưởng chế độ của nhà nước, học sinh được hỗ trợ ăn trưa, các con từ 1-2 t.uổi không phải nộp học phí.
Cho đến thời điểm này, nhờ sự nỗ lực vào bản vận động, tuyên truyền nhà trường đã đạt chỉ tiêu tuyển sinh.
Hành trình đưa các con đến lớp gian nan nhưng mang lại cho các cô niềm vui lớn.
Cô Nguyễn Thị Hưng chia sẻ: “Ở điểm trường Điệp Quang đã huy động được 40 trẻ ra lớp. Số lượng đang quá tải vì chỉ có 1 lớp nên phải ghép các độ t.uổi 3, 4,5 vào chung 1 lớp”.
Các điểm trường này đang rất khó khăn về cơ sở vật chất. Chỉ có 1 phòng học, không có phòng ngủ vừa là chỗ học, ăn, ngủ tại chỗ luôn của các con. Ở đây các con không có chỗ vui chơi vì quá chật hẹp.
Cô Hưng cho biết: Lớp học được xây dựng bán kiên cố từ năm 2013, diện tích 40m2. Lớp học cũng được tổ chức hảo tâm tài trợ xây dựng.
Những bước chân không mỏi mệt của các cô dẫn lối học trò đến lớp.
“Điểm trường Điệp Quang giáp với huyện Trạm Tấu của tỉnh Yên Bái. Đường dốc có những chỗ dải sỏi, nhưng mùa mưa sẽ khó đi. Nước xối từ cổng trường xuống rất khó khăn cho việc đi đi lại của các con. Hiện tại đang có 1 điểm trường tiểu học có 3, 4 phòng học ở Điệp Quang đang bỏ không.
Chúng tôi mong muốn có kinh phí sửa chữa để làm lại các phòng học giúp các em có chỗ học tốt hơn. Nhưng đành chờ các nhà hảo tâm và các tổ chức thiện nguyện giúp đỡ mới có thể có kinh phí để tu sửa”, cô Nguyễn Thị Hưng cho biết.
Người trẻ thủ đô xúc động tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Từ 5 giờ sáng ngày 26.7, người dân đã xếp hàng dài tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội, để tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhiều bạn trẻ cũng đã có mặt để tiễn đưa Tổng Bí thư và hỗ trợ người dân đến viếng.
Được tham gia hỗ trợ nhân dân trong Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là niềm tự hào của nhiều bạn trẻ. Ngay khi nhận được thông báo tuyển tình nguyện viên phục vụ Quốc tang, Đặng Thúy Hằng, sinh viên Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, đã nhanh chóng đăng ký và bắt xe trong đêm từ Nam Định về Hà Nội để kịp làm việc ngày 25.7.
"Khi biết tin bác Tổng Bí thư mất, tôi rất xúc động và mong có thể góp phần công sức nhỏ bé phục vụ tang lễ bác. Thời tiết Hà Nội thời gian này khá khắc nghiệt nhưng tôi không thấy mệt mỏi. Trái tim tôi và cả ngàn bạn trẻ ở đây luôn hướng về bác."
Đặng Thúy Hằng nghẹn ngào trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Nguyễn Chi Phương, sinh viên Trường ĐH Luật Hà Nội, cũng tự hào khi được là một trong những tình nguyện viên may mắn được phục vụ lễ tang Tổng Bí thư: "Tôi luôn tự hào là thế hệ trẻ Việt Nam. Khoác trên mình màu áo xanh của Đoàn, tôi mong góp sức hỗ trợ người dân cả nước về viếng bác. Nhìn những đoàn viếng từ rất xa xôi về đây, tôi càng muốn cố gắng giúp đỡ mọi người như động viên, quạt tay, phát nước tới người dân trong cái nắng nóng mùa hè để mọi người giữ gìn sức khỏe và viếng bác lần cuối".
Phương tự hào khoác trên mình màu áo xanh của Đoàn, hỗ người dân cả nước trong Lễ viếng Tổng Bí thư
Xếp hàng từ 5 giờ 30 sáng, Đào Văn Đạt, sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội, nén xúc động bày tỏ: "Trong giây phút đầy xúc động này, trái tim tôi đau nhói, tiếc thương cho người học trò đáng quý của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cả đời phụng sự nhân dân, Tổ quốc tới hơi thở cuối cùng."
Đào Văn Đạt nén nỗi đau trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
"Giữa nhiều nhà lãnh đạo, em luôn ấn tượng với Tổng Bí thư bởi bộ tóc bạc phơ, cặp kính trắng, tay luôn cầm bút và hai từ 'nhân dân' ông luôn đề cập. Ở cái t.uổi đáng lẽ phải được nghỉ ngơi sau một đời vất vả, Tổng Bí thư vẫn ngày đêm làm việc đến phút cuối trên giường bệnh". Phạm Gia Hân, học sinh Trường THCS - THPT liên cấp Newton chia sẻ.
Dù còn trẻ nhưng Gia Hân hứa sẽ luôn cố gắng học tập và cống hiến nhiều hơn cho gia đình và đất nước như lời gửi gắm chân tình của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới thế hệ trẻ Việt Nam.
Phạm Gia Hân chắp tay, cúi đầu nghiêm trang mỗi khi thấy di ảnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đi qua
Tới 13 giờ ngày 26.7, lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia đã kết thúc với 136.886 lượt người tới viếng. Trong đó, nhiều người trẻ không ngại xa xôi từ mọi miền Tổ quốc đã về đây để tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối.
Họ là một thế hệ mới, những chủ nhân tương lai của đất nước, mang tinh thần hội nhập và phát triển, nhưng không quên hướng về Tổ quốc, cha ông, giữ vững và phát huy truyền thống "uống nước nhớ nguồn".
Lý do ông bà xưa dặn không giặt đồ buổi tối, không phơi đồ ban đêm kẻo hối hận vì điều này Nhiều người xưa quan niệm rằng những việc này không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn ảnh hưởng tới phong thủy gia đình. Quần áo là vật thiết yếu hàng ngày của con người. Chúng có thể mang lại sự thoải mái hoặc cảm giác không thoải mái, đồng thời cũng có vai trò làm đẹp hoặc gây mất thẩm mỹ....