Cô gái khiếm thính vượt khó lấy bằng tiến sĩ ĐH số 1 châu Á giờ ra sao?
Bị điếc từ 6 tháng tuổ.i, trải qua hành trình nỗ lực để trở thành tiến sĩ tại Đại học Thanh Hoa, Giang Mộng Nam vừa lên xe hoa và đang làm nghiên cứu sinh sau tiến sĩ.
Cô được coi là nhân vật truyền cảm hứng cho nhiều người trẻ.
Giang Mộng Na.m sin.h năm 1992 ở huyện Nhất Trường, thành phố Sấm Châu, tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc).
Cha mẹ cô đều là giáo viên tại một trường trung học cơ sở ở địa phương, cuộc sống gia đình hạnh phúc. Cha mẹ đã đặt tên Giang Mộng Nam để gửi gắm ước mơ về một cuộc đời an bình, thanh thản, như những tháng ngày yên bình trôi qua trên dòng sông xứ Giang Nam.
Khi Giang Mộng Nam được nửa tuổ.i, một va chạm đã làm thay đổi tất cả. Khi đó, ông nội của cô bị bệnh phải nhập viện. Cha mẹ Mộng Nam vừa phải đi làm vừa chăm lo cho ông nội. Vì thế, họ tạm thời giao con gái cho người nhà chăm sóc. Tuy nhiên, cô đột nhiên lên cơn sốt cao và được chuẩn đoán bị viêm phổi. Lúc 6 tháng tuổ.i, Mộng Nam bị mất thính lực vì tác dụng phụ của thuố.c trong quá trình điều trị bệnh. Biến cố xảy đến với con gái khiến cả gia đình vô cùng đau khổ.
Ban đầu, khi Mộng Nam bị mất thính lực, các bác sĩ khuyên gia đình nên cho cô bé sớm đi học ngôn ngữ ký hiệu.
Dù vậy, để giúp con gái hòa nhập xã hội tốt hơn, cha mẹ cô đã từ bỏ việc dạy ngôn ngữ ký hiệu cho Mộng Nam và thay vào đó là giúp cô học cách phát âm, đọc môi. Từ các từ, cụm từ đến cách diễn đạt hàng ngày, Mộng Nam đã nhận biết được hình dạng chữ ở miệng khi nhìn vào gương, học cách phát âm bằng cách chạm vào cổ họng của cha mẹ và học “nghe”- “nói” thông qua đọc môi.
Gia đình hy vọng con gái có thể hòa nhập và sống như một người bình thường
Một lần, khi Mộng Nam đang chơi thể thao, cô đã đán.h trượt bóng trong tay và thốt lên một tiếng “ah”. “Đó giống như tiếng gọi cha mẹ đầu đời của con vậy”, ông bà Giang chia sẻ.
Đây là lần đầu tiên Giang Mộng Nam phát ra âm thanh kể từ khi mất đi thính giác. Đêm đó, bố mẹ thay nhau ôm cô và đối với họ, đây là “những âm thanh đẹp nhất trên đời”, theo trang thông tin của Đại học Thanh Hoa.
Gia đình chính là nền tảng vững chắc giúp cô gái khiếm thính đạt được thành công như ngày hôm nay.
Khi con gái đến tuổ.i đi học, cha mẹ Mộng Nam rất vất vả mới có thể xin học cho con bởi các trường đều không muốn nhận cô bé. Ban giám hiệu khuyên gia đình nên cho cô theo học ở trường dành cho học sinh câm điếc. Nhiều giáo viên cho rằng Mộng Nam sẽ không thể hòa nhập ở trường học bình thường.
Video đang HOT
Sau cùng, khi Mộng Nam được một trường tiểu học đón nhận, cô bé đã học tập rất chăm chỉ, có kết quả thuộc nhóm đứng đầu lớp. Trong giờ học, Mộng Nam “nghe bài giảng” bằng cách “đọc” khẩu hình của giáo viên.
Với sự chăm chỉ và trí nhớ đáng kinh ngạc, cô luôn có điểm số thuộc top đầu lớp. Sau đó, cô được nhận vào chương trình đại học và thạc sĩ của Đại học Cát Lâm với kết quả xuất sắc. Mộng Nam học chuyên ngành dược và muốn sử dụng khả năng của mình để giúp đỡ nhiều người gặp khó khăn khác.
Cô học tập đạt kết quả xuất sắc và xuất bản nhiều bài báo nghiên cứu. Vì vậy, sau khi tốt nghiệp cao học, Giang Mộng Nam được nhận vào làm nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học số 1 châu Á Thanh Hoa.
‘Tôi tin rằng mình không thua kém người khác’
Trước khi bắt đầu học tiến sĩ, Giang Mộng Nam đã được cấy ghép ốc tai điện tử thành công. Sau ca phẫu thuật, cô cuối cùng cũng nghe được âm thanh, nhưng vì vẫn chưa quen nên cô phải luyện thính giác mỗi ngày.
Sau đó, Mộng Nam gia nhập “Hiệp hội nghiên cứu khả năng tiếp cận sinh viên”. Cô muốn dùng nỗ lực của mình để giúp đỡ nhiều người khuyết tật hơn và dùng kinh nghiệm của bản thân để khuyến khích những người như cô.
Giang Mộng Nam vừa kết hôn với bạn trai là bạn cùng lớp tại Đại học Thanh Hoa.
Sự xuất sắc của Mộng Nam càng được nhiều người biết đến và công nhận hơn. Cô thường được ví như một mặt trời nhỏ tích cực, truyền niềm vui cho bạn bè và người thân xung quanh.
Với bằng tiến sĩ của Trường Khoa học và Đời sống của Thanh Hoa, cô trở thành sinh viên duy nhất ở quê hương được nhận vào một trường đại học trọng điểm hàng đầu Trung Quốc và số 1 châu Á. Năm 2021, Mộng Nam còn được Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc CCTV đưa vào danh sách 10 nhân vật truyền cảm hứng của năm.
Bí quyết để Mộng Nam không ngừng tiến bước trong cuộc sống, đó là cô không bao giờ nghĩ về bản thân như một người yếu thế. Cô tâm sự: “Tôi thường nói với các thầy cô trực tiếp dạy tôi qua các bậc học rằng đừng giảm tiêu chuẩn đối với tôi, chỉ vì tôi có vấn đề thính giác. Đôi khi, tôi cảm thấy ái ngại khi được thầy cô, bạn bè dành cho nhiều lời khen ngợi. Tôi chỉ mong mọi người nhìn nhận tôi giống như những người bình thường khác và áp dụng cùng một chuẩn mực đối với tôi, không có sự biệt đãi nào”.
Mỗi bước đi trong cuộc sống, trưởng thành và học tập của Mộng Nam đều là một nỗ lực phi thường vượt nghịch cảnh. “Tôi tin rằng mình không thua kém gì ai. Cuộc đời tôi dường như có nhiều bước lùi hơn người khác. Nhưng tôi nghĩ luôn có người đi nhanh, có người đi chậm. Đừng lo mà hãy lặng lẽ tích lũy năng lượng bởi hoa nở muộn cũng là loài hoa đẹp”.
Giang Mộng Nam luôn có một giấc mơ, đó là “chữa bệnh, cứu người thoát khỏi đau “. Hiện tại, cô đang làm nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Đại học Tây Hồ. Chia sẻ về định hướng trong tương lai, Mộng Nam cho biết cô muốn theo đuổi con đường nghiên cứu và trở thành một giảng viên đại học.
Ngày 2/5/2024, đám cưới của cô được tổ chức tại tỉnh An Huy và chú rể là bạn cùng lớp tại Đại học Thanh Hoa.
Câu chuyện của Giang Mộng Nam như một lời nhắn nhủ: những cô gái đã đi qua nhiều con đường chông gai với nỗ lực không mỏi mệt, hạnh phúc sẽ tìm tới.
Cô gái Sài Gòn sống ở Dubai: Ra đường là thấy siêu xe, tình người ấm áp
Tốt nghiệp ngành Quản trị nhà hàng khách sạn, mơ ước của Mai Trang là được làm việc trong môi trường quốc tế để nâng cao kinh nghiệm cũng như vốn tiếng Anh.
Khi biết một tập đoàn khách sạn nổi tiếng thế giới tổ chức ngày hội phỏng vấn ở TPHCM để tuyển nhân viên cho chuỗi khách sạn sắp mở ở Dubai, Trang đã nộp đơn ứng tuyển và may mắn trúng tuyển. Năm 2016, Trang sang Dubai làm việc và ở đó cho tới bây giờ.
Hiện tại, cô đã kết hôn với chồng người Ai Cập. Hai vợ chồng cô đang làm việc cho một chuỗi nhà hàng Việt Nam ở đây.
An toàn, tiện nghi nhưng đắt đỏ
Hoàng Mai Trang và chồng đang làm việc cho một chuỗi nhà hàng Việt Nam ở Dubai
Nếu như Sài Gòn quanh năm nắng nóng thì ở Dubai, thời tiết chia thành 2 mùa rõ rệt. Vào mùa đông, thời tiết se se lạnh như Đà Lạt. Nhưng từ tháng 4 tới cuối tháng 11, trời nóng như đổ lửa.
"Vào thời điểm này, không ai muốn bước ra đường. Nhiệt độ đỉnh điểm có thể lên tới hơn 50 độ C, nóng đến ngạt thở. Chính vì thế, rất ít loại rau củ quả trồng được tại Dubai, khiến giá cả của những loại thực phẩm này rất đắt đỏ, chi phí sống cao ngất ngưởng".
Trang chia sẻ, đó cũng chính là một trong những điều cô không thích ở Dubai. Ngược lại, điều mà cô gái sinh năm 1991 thích nhất ở thành phố này là sự tiện nghi.
"Ở đâu cũng có toilet công cộng sạch sẽ. Tất cả mọi thứ đều có thể đặt hàng qua ứng dụng và có quy trình, nếu biết sử dụng thì sẽ rất tiện".
Là một đất nước Hồi giáo, Các Tiểu vương quốc Ảrập Thống nhất thường được đán.h giá là khép kín và có nhiều luật lệ chặt chẽ. Nhưng với Trang, việc phân chia ranh giới giữa nam và nữ lại khiến cô có cảm giác an toàn.
"Ví dụ như trên tàu sẽ có toa riêng dành cho phụ nữ, salon cho nữ thì tuyệt đối không có nam, nam giới cũng không được nhìn chằm chằm vào phụ nữ,...", Trang kể.
Ngoài ra, Trang cũng cảm thấy Dubai là thành phố có an ninh rất tốt. "Khi đi ăn trong trung tâm thương mại, tôi có thể để điện thoại trên bàn coi như 'đặt gạch' trước bàn đó rồi đi mua đồ ăn mà không sợ bị mất điện thoại" - Trang kể.
Ra đường là gặp siêu xe
Với Trang, việc phân chia ranh giới giữa nam và nữ của người Hồi giáo khiến cô có cảm giác rất an toàn
Nói về sự xa hoa của Dubai, cô gái Sài Gòn kể, cứ ra đường là gặp siêu xe. "Một ngày không biết bao nhiêu chiếc Lamborghini, Ferrari hay G63 lướt qua mặt mình. Đi dạo bất cứ nơi nào cũng có thể bắt gặp mọi người mặc đồ hiệu, đeo vàng, kim cương,...
Những mặt hàng xa xỉ ở đây cũng bày bán khắp nơi, hầu như trung tâm thương mại nào cũng có".
Thế nhưng, đi cùng với sự xa hoa đó không phải là sự lạnh lùng, vô cảm của một xã hội giàu vật chất. Ngược lại, Trang cảm thấy người dân nơi đây rất thân thiện, sẵn sàng giúp đỡ người khó khăn.
"Có lần, tôi xuống xe buýt để đi bộ về nhà nhưng lại đi lạc trên con đường lớn. Bất ngờ là rất nhiều xe hơi dừng lại hỏi tôi có cần giúp đỡ hay không. Tôi cảm thấy rất ấm áp vì được quan tâm ở một chốn xa lạ.
Hay trong đợt lũ lụt lịch sử vừa qua, rất nhiều người sẵn sàng dùng xe của mình để kéo những chiếc xe bị mắc kẹt ra khỏi chỗ ngập nước. Cũng giống như người Việt Nam, người dân Dubai cũng đi phát đồ ăn cho những người bị kẹt trên đường".
Dubai còn có một đặc điểm thú vị nữa là 80 - 90% người dân là người nước ngoài. Họ đến từ khắp nơi trên thế giới. Cũng nhờ thế mà ẩm thực ở Dubai vô cùng đa dạng. Bạn có thể thưởng thức ẩm thực của bất kỳ quốc gia nào khi đến đây.
"Vì tôi sang đây để đi làm nên tôi hay tiếp xúc với những người đến từ các quốc gia khác cũng như mình. Hầu như ai cũng tuân thủ luật lệ ở Dubai, tự ý thức và văn minh. Chủ nhà của tôi là người bản địa, rất hiếu khách, tốt bụng và vui vẻ" - Trang kể.
Ở Dubai, các hoạt động vui chơi, giải trí của người dân cũng rất đa dạng. Cuối tuần, mọi người hay đi biển vì đất nước này có nhiều bãi biển đẹp, hoặc đi cắm trại ở các sa mạc. Ai không thích hoạt động ngoài trời có thể vào các trung tâm thương mại để mua sắm, ăn uống, vui chơi.
Vì mùa hè quá nóng nên người ta thiết kế mọi hoạt động đều có thể diễn ra trong trung tâm thương mại, như trượt tuyết trong nhà, ngắm băng đăng (nghệ thuật điêu khắc trên băng), thăm thủy cung,...
Một điểm khác biệt nữa là Dubai ít thấy các hàng quán ăn vặt, nếu có thì giá cả cũng rất đắt đỏ. Vì thế, hầu như mỗi tháng Trang chỉ dám ăn ngoài vài lần.
Sống ở Dubai 8 năm, cô gái Sài Gòn dần quen với cuộc sống nơi đây bởi sự tiện nghi, số hóa đi đôi với chi phí cao. "Nhờ có Dubai mà mình cũng trưởng thành hơn, phát triển bản thân và tự lập hơn.
Thỉnh thoảng, mình cũng nhớ nhà, nhớ nhịp sống sôi động, những âm thanh quen thuộc hay mùi đồ ăn hàng quán ở Việt Nam. Tuy nhiên, có về Việt Nam hay không thì còn... tùy duyên. Cuộc đời cho mình cái gì thì mình sẽ đón nhận cái ấy".
Con rơi xuống cống, cha ở trên không cho mọi người xuống cứu: Dư luận chất vấn "có thật sự là bố không?" Chính quyền địa phương cũng lên tiếng cảnh báo không nên làm theo cách xử trí của người đàn ông này. Vào ngày 15/9/2024, một số cư dân mạng ở Trung Quốc đã đăng tải đoạn video cho biết vào ngày 14, một cô gái rơi xuống hố ga ven đường trên đường tại Thiên Thủy, tỉnh Cam Túc. Phóng viên Jimu News...