Cô gái Giẻ Triêng côi cút: ‘Nghe có chương trình Tiếp sức đến trường mà mình nghẹn ngào’
13 năm không có cha mẹ bên cạnh, được người bác nhân hậu cưu mang, tân sinh viên Hồ Thị Hậu biến giấc mơ đậu đại học thành hiện thực.
Mới đây, khi cầm trên tay giấy báo vào đại học, thấy chặng đường phía trước quá gian nan, Hậu gặp cô giáo trong trường nội trú để giãi bày.
Hai đứ.a tr.ẻ bơ vơ
Hậu tranh thủ học và phụ bác trong lúc đợi tin vui lên đường vào đại học – Ảnh: ĐÀM TÂM
Trường THCS và THPT Dân tộc nội trú huyện Phước Sơn là ngôi trường cấp 3 có lượng học sinh mồ côi, nhiều em mất cả cha lẫn mẹ thuộc top nhiều nhất tỉnh Quảng Nam.
Trong câu chuyện thân phận như vậy, những thầy cô giáo ở trường vùng cao này thường tìm đến báo Tuổ.i Trẻ khi học bổng Tiếp sức đến trường khởi động, để giới thiệu những tân sinh viên hoàn cảnh khó khăn.
Cô Đàm Thị Tâm, giáo viên môn văn của trường, gửi danh sách nhiều học sinh trúng tuyển đại học. Trong số này có câu chuyện của Hồ Thị Hậu.
Trong ngôi nhà của người bác họ mà Hậu nương náu suốt 13 năm qua, cô tân sinh viên Giẻ Triêng cần tiếp sức để được vào đại học. Hậu từng có một gia đình đủ đầy, có em trai (hiện học lớp 11), nhưng năm lên 5 tuổ.i, mẹ Hậu đột ngột bị bệnh não rồi qua đời. Một thời gian sau, ba của Hậu cũng lập gia đình với người phụ nữ khác.
“Vợ chồng bác Hồ Văn Dương khi biết tin của gia đình thì xuống thăm. Thấy hai chị em đang hồn nhiên nghịch cát, người nhớp nhúa, trong nhà thì không có gì để ăn, áo quần rách bươm, hai bác đưa mình và em về nhà. Mình được ở lại nhà bác Dương, còn em trai thì qua nhà em của bác để ở” – Hậu kể.
Video đang HOT
Hơn một người cha
Hậu và ông Dương – ân nhân đã cưu mang mình từ lúc 5 tuổ.i – Ảnh: ĐÀM TÂM
Cô giáo Đàm Thị Tâm, người biết rõ hoàn cảnh của hai chị em Hậu, kể rằng lúc về nhà người bác để ở, Hậu gầy quặt, da xanh xao. Khi được đưa đi khám, các bác sĩ kết luận Hậu bị bệnh tim bẩm sinh, phải can thiệp sớm.
Điều may mắn cho Hậu là được người bác họ thương Hậu hết lòng. Ông Hồ Văn Dương làm công chức nhà nước, hoàn cảnh cũng không mấy khá giả nhưng khi biết Hậu bị bệnh, ông xoay xở đủ cách để chạy chữa.
Hậu được đưa vào phòng mổ, được can thiệp trong nỗi thấp thỏm âu lo của gia đình ông. Dường như lúc nào tỉnh lại trên giường bệnh Hậu mở mắt ra cũng thấy người bác họ.
“Thời gian ngược xuôi chạy tim cho mình, bác Dương lúc nào cũng lạc quan. Bác luôn tìm lời động viên, làm mọi điều tốt đẹp nhất để mình trở lại bình thường, sống một cuộc đời vui vẻ. Nhờ sự cưu mang của bác mà mình có thể sống tới bây giờ” – Hậu xúc động.
Mồ côi mẹ, ba đi lập gia đình mới khiến Hậu và em trai mất chỗ dựa tinh thần. Nhưng cô gái Giẻ Triêng nói cả mình lẫn em trai luôn được bác Dương và người em của bác bù đắp mọi thiệt thòi, được nuôi ăn học, được sắm những bộ quần áo mới.
Nghe cô giáo nói có học bổng tên Tiếp sức đến trường mà nghẹn ngào
Hậu nói cô mong được đi học, có việc làm để đền ơn đáp nghĩa những người đã cưu mang mình – Ảnh: ĐÀM TÂM
Hồ Thị Hậu chia sẻ rằng từ nhỏ đến lớn khao khát lớn nhất của cô là được đi học, rồi vào đại học để ra trường có việc làm đền ơn nghĩa những người đã cưu mang mình.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua, Hậu đăng ký vào ngành sư phạm cho đỡ học phí. Dù đã đạt 27,22 điểm nhưng giấc mơ thành giáo viên của cô vẫn chưa thể chạm tới. Hậu quyết định chọn tiếp nguyện vọng vào ngành lịch sử tại Trường đại học Quảng Nam.
Khi đã đặt chân vào trường đại học, Hậu đối diện với thử thách chưa từng có với khoản học phí cho 4 năm. Vợ chồng người bác nhận nuôi đều đã lớn tuổ.i, khoản lương hưu phải chia 5 xẻ 7 nên khó lòng giúp cháu tiếp tục đi học. Trong bế tắc, Hậu tìm đến cô giáo Đàm Thị Tâm để giới thiệu đến học bổng Tiếp sức đến trường.
“Hôm cô Tâm giới thiệu đăng ký học bổng Tiếp sức đến trường, tôi nghẹn ngào như vừa nhìn thấy một phao cứu sinh. Nếu được xét, khoản học bổng với tôi thực sự là phép màu. Tôi sẽ có thêm động lực để tiếp tục đi và chạm tay tới ước mơ” – Hậu nói.
Hậu tranh thủ học và phụ bác trong lúc đợi tin vui lên đường vào đại học – Ảnh: ĐÀM TÂM
Nỗ lực ổn định chỗ ở cho đồng bào trước mùa mưa lũ ở vùng sạt lở núi
Để ổn định đời sống và sản xuất cho đồng bào, từ nhiều nguồn vốn khác nhau, huyện Phước Sơn (Quảng Nam) đã hỗ trợ kinh phí làm mới, sửa chữa gần 1.400 ngôi nhà cho người dân có nhà ở bị hư hại hoàn toàn, nhà ở bị hư hại một phần do mưa lũ và nhà ở theo tiêu chuẩn "3 cứng" cho bà con ở khu vực nguy cơ sạt lở núi cao.
Hiện trường vụ sạt lở đất ở xã Phước Lộc. Ảnh: TTXVN phát
Theo đó, đến trước mùa mưa năm nay, huyện Phước Sơn đã bàn giao cho đồng bào đưa vào sử dụng 264 ngôi nhà bị hư hại hoàn toàn và hư hại nặng, bàn giao, đưa vào sử dụng 150 ngôi nhà tái định cư đối với những hộ sống tại khu vực nguy cơ sạt lở núi và lũ quét vào ở trong các khu tái định cư tập trung và tái định cư xen ghép tại chỗ.
Đồng thời hỗ trợ di dời và cấp đất tái định cư an toàn cho hơn 200 hộ theo Nghị quyết số 23/2021/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh về hỗ trợ sắp xếp lại chỗ ở, ổn định dân cư miền núi Quảng Nam giai đoạn 2021-2024.
Đặc biệt, đến trước mùa mưa năm nay, huyện Phước Sơn bàn giao và đưa vào sử dụng 270 ngôi nhà cho đồng bào, tập trung ở các xã vùng cao như, Phước Thành, Phước Kim, Phước Lộc là những nơi thường xuyên xảy ra sạt lở núi từ nguồn kinh phí của Chương trình mục tiêu quốc gia.
Các địa phương trong huyện đang tập trung làm mới 500 ngôi nhà cho đồng bào theo Chương trình mục tiêu quốc gia giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt.
Theo đó, 500 ngôi nhà nói trên tiếp tục được xây dựng theo kết cấu "3 cứng" (nền cứng, khung - tường cứng, mái cứng), phù hợp điều kiện thực tiễn của địa phương. Mỗi ngôi nhà làm mới trong diện này được hỗ trợ 60 triệu đồng, trong đó Trung ương hỗ trợ 46 triệu đồng, tỉnh Quảng Nam hỗ trợ thêm 14 triệu đồng, cộng với ngày công lao động được cộng đồng hỗ trợ.
Ông Lê Quang Trung, Chủ tịch UBND huyện Phước Sơn cho biết, tuy có nhiều cố gắng trong việc xóa nhà ở tạm cho đồng bào, nhất là bà con ở vùng sâu, vùng xa, vùng có nguy cơ bị sạt lở núi, song hiện toàn huyện vẫn còn hơn 1.700 ngôi nhà của đồng bào các dân tộc cần được hỗ trợ làm mới, sửa chữa lớn và tái định cư.
Cùng với nỗ lực cải thiện về nhà ở, huyện Phước Sơn còn lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình khác nhau để hỗ trợ giống, hướng dẫn kỹ thuật, hỗ trợ lương thực để bà con khai hoang, mở rộng diện tích đất sản xuất, trồng cây dược liệu, giảm dần diện tích trồng keo, phát triển chăn nuôi, giúp đồng bào xây dựng sinh kế bền vững. Nhờ vậy, tình trạng thiếu lương thực trong giai đoạn giáp hạt cơ bản được khắc phục.
Theo Chủ tịch UBND huyện Phước Sơn, với nguồn vốn đầu tư hơn 600 tỷ đồng từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, nguồn vốn của tỉnh và ngân sách địa phương, huyện tập trung khắc phục cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông, thủy lợi, bố trí đất sản xuất, xây dựng các khu tái định cư cho đồng bào và đã lần lượt đưa vào sử dụng. Các địa phương trong huyện đang tập trung làm mới 500 ngôi nhà cho đồng bào theo Chương trình mục tiêu quốc gia.
"Khó nhất của địa phương hiện nay là bố trí đất sản xuất cho đồng bào, vì địa hình của các xã vùng sâu, vùng xa trong huyện hầu hết là rừng núi, có độ dốc cao, khó đáp ứng được cùng lúc hai mục tiêu là bố trí đất tái định cư ổn định lâu dài và bố trí đất sản xuất cho đồng bào. Những vấn đề này đang được địa phương và các ngành chức năng của tỉnh tập trung tháo gỡ nhằm ổn định chỗ ở lâu dài và tạo sinh kế bền vững cho đồng bào", Chủ tịch UBND huyện Phước Sơn Lê Quang Trung cho biết thêm.
Đoàn Hữu Trung (TTXVN)
Truy quét "vàng tặc" tại miền núi Quảng Nam trong kỳ nghỉ lễ Sáng 28/4, Công an huyện Phước Sơn (Quảng Nam) cho biết, vừa phối hợp lực lượng Công an xã, Dân quân, Xã đội xã Phước Thành, huyện Phước Sơn và cán bộ chuyên trách bảo vệ rừng kiểm tra, truy quét tình trạng khai thác vàng trái phép tại bãi 5A, xã Phước Thành. Qua kiểm tra, tổ công tác đã phát hiện...