Chuyện những “CSGT dép lê quần sooc”
Vào giờ tan tầm, khi lượng phương tiện tham gia giao thông bắt đầu tăng một cách đột biến thì chuyện một anh xe ôm, ông bán cá hay một quý ông bóng bẩy… phi ra giữa đường để điều tiết giao thông là bình thường.
Nếu như ở Hà Nội chuyện giữa một giao lộ ùn tắc xuất hiện một “ công dân gương mẫu” nhảy ra dẹp loạn là điều gần như… không có thì ở Sài Gòn ngược lại. Hiếm có một điểm ùn tắc nào mà không có một vài “hiệp sĩ” luôn trong tình trạng sẵn sàng lao vào “giải cứu”.
Mới đây tôi đi làm về qua đoạn giao lộ quốc lộ 1A – hương lộ 2 (phường Bình Trị Đông A, quận Bình Tân). Đang tầm gần trưa, dưới cái nắng như thiêu như đốt, hàng nghìn xe tải, xe container, xe buýt, xe gắn máy… chen nhau trên đoạn đường kéo dài hàng km đang bị ùn ứ nghiêm trọng. Do đèn tín hiệu không hoạt động, các phương tiện chen lấn, giành giật từng khoảng nhỏ thông thoáng đã khiến giao thông tại đây trở nên hỗn loạn.
Người dân điều tiết giao thông
Ngay chính tôi cũng cố gắng tìm những khoảng trống hở ra giữa các xe to để lách vượt lên phía trước. Thế nhưng khi vừa chuẩn bị tới đoạn giao lộ tôi khựng lại vì chả hiểu sao, các xe phía trước bỗng dưng quy củ một cách lạ thường. Thì ra ở “tâm bão”, một người đàn ông trẻ tuổi, quần áo chỉnh tề, mồ hôi nhễ nhại, tay cầm chiếc gậy miệng liên tục “gào thét” nhắc nhở các phương tiện đi đúng phần đường. Bất chấp nguy hiểm, thi thoảng anh chọn cách chặn trước đầu để buộc các xe lưu thông “kìm chế”.
Cách đó không xa, giữa dòng xe cộ đang cố gắng nhích lên từng centimet, một người đàn ông trung niên trong trang phục quần sooc, áo thun và đôi dép xốp bạc màu cũng huýt còi, cầm gậy chỉ dẫn người dân đi đúng tuyến. Khoảng 15 phút sau khi có tiếng còi của hai hiệp sĩ, tình hình giao thông đã dần trật tự trở lại. Các phương tiện cũng tự ý thức và làm theo hiệu lệnh của các anh, không còn cảnh vượt lên chặn đầu nhau ở khu vực giao lộ nữa. Hỏi những người dân xung quanh về “thân thế” của hai “hiệp sĩ” mới biết: Anh thứ nhất là một xe ôm, còn anh thứ hai là một thợ sửa xe máy hành nghề cạnh đó. Do giao lộ này thường xuất hiện tình trạng ùn tắc nên cái hình ảnh này “coi riết, quen rồi”.
Video đang HOT
Chiều cùng ngày, tại ngã ba đoạn nhau giữa đường Trường Chinh và đường Nguyễn Thái Bình (quận Tân Bình) dòng phương tiện tham gia giao thông cũng kẹt cứng ở các ngả. Trong cảnh xô bồ hỗn loạn đó, một người đàn ông tay còn dính dầu mỡ, có lẽ là đang sửa xe dở, tay cầm chiếc “gậy gỗ tự chế” đang trợn mắt, phồng miệng ra sức giải tỏa, hướng dẫn người tham gia giao thông nhường nhịn nhau, đi đúng phần đường. Hỏi một người xe ôm đang quệt mồ hôi ở góc đường cạnh đó thì được cho biết: “đoạn giao lộ này thường xuyên xảy ra ùn tắc vào giờ cao điểm. Có cảnh sát giao thông còn đỡ, chứ nếu không sẽ kẹt xe ngay. Biết là mất việc rồi còn mệt mỏi đấy, thế nhưng hễ thấy bà con đi lại khó khăn là chúng tôi lại thay phiên nhau ra đứng đường chứ để họ chen nhau trông tội lắm”.
Cách đây khoảng nửa năm có một “anh đầu trọc” ở Hà Nội “ngứa mắt” trước cảnh ùn tắc, bỗng dưng nổi hứng… vác điếu cày ra điều tiết, phân làn giao thông. Khi đó, hành động tưởng chừng rất “vì cộng đồng” của anh đầu trọc đã tạo nên một cơn sốt, một “hiện tượng bất thường” suốt một thời gian dài. Người thì ủng hộ, người thì e dè. Giám đốc Công an TP. Hà Nội thì khẳng định: “Đó là những hành vi tự phát của người dân không được ủng hộ và không được khuyến khích”. Còn với người Sài Gòn thì đúng là lạ thật nhưng mà cái sự lạ ở đây không phải là ở việc anh đầu trọc lao ra phân làn mà là lạ ở cách người ta bình luận hay dở, đúng sai về sự việc đó rồi xét nét.
Ở cái đất Sài Gòn thì chuyện một anh xe ôm, một ông bán cá hay thậm chí là cả một quý ông bóng bẩy… ngồi trong xe hơi bỗng dưng phi ra giữa đường để điều tiết giao thông cũng chỉ là điều vô cùng bình thường. Sài Gòn mà!
Theo NDT
Nguy hiểm rình rập tại xa lộ Hà Nội
Đèn rẽ trái tại các ngã tư đã góp phần đáng kể vào việc điều tiết giao thông trên xa lộ Hà Nội, tuy vậy cách phân làn tại những nơi này vẫn còn nhiều bất cập.
Hiện tại trên xa lộ Hà Nội đoạn từ cầu Sài Gòn đến ngã tư Thủ Đức có 3 điểm giao cắt lớn đó là ngã tư MK, ngã tư Bình Thái, và ngã tư Thủ Đức, tại những nơi này đều đã được lắp đặt hệ thống đèn rẽ trái.
Khi đèn xanh trên hệ thống này bật sáng, các phương tiện tham gia giao thông sẽ được rẽ trái trong khoảng thời gian trên dưới 20 giây trước khi chuyển sang đỏ để nhường đường cho các phương tiện đi thẳng hoặc rẽ phải.
Theo quan sát, hiện nay tại các ngã tư nêu trên vẫn chưa có làn đường riêng dành cho xe hai bánh muốn rẽ trái, chính vì thế khi đèn đỏ, lối rẽ trái cho các xe có nhu cầu thường xuyên bị các xe đi thẳng đậu tràn ra, bịt kín.
Điều này cực kỳ nguy hiểm khi một số người không dừng lại mà tiếp tục "tạt" qua đầu các xe khác ở làn xe cơ giới (đang chạy thẳng) đến giữa ngã tư và đứng đợi đèn xanh để qua đường.
Xe hai bánh phía sau không thể rẽ trái vì bị "bịt" hết lối đi
Tại ngã tư Thủ Đức rất nhiều người muốn rẽ trái phải lách vào làn đường dành cho ô tô
Ở ngã tư Bình Thái phương tiện rẽ trái thường xuyên bị kẹt giữa hai làn xe đang đi thẳng
Rất nhiều người băng ngang qua đầu xe tải để đứng đợi sang đường tại giữa ngã tư, chỉ một sai sót nhỏ của tài xế xe cơ giới hậu quả sẽ khôn lường.
Theo Infonet
Bộ trưởng Bộ GTVT: "Nên chọn tuyến bức xúc để thí điểm xe lưu thông ngày chẵn, lẻ" "Tôi ủng hộ đề xuất của TPHCM nhưng nên nghiên cứu chọn một số tuyến bức xúc nhất, một số loại xe điển hình để thí điểm cho lưu thông theo ngày chẵn, lẻ chứ không nên mở rộng hết các loại phương tiện trên tất cả các tuyến phố nội đô". Bộ trưởng Bộ GTVT Hồ Nghĩa Dũng cho biết bên lề...