Chuyên gia Thổ Nhĩ Kỳ chỉ ra ’sai lầm chiến lược’ của Ukraine
Chuyên gia Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng sai lầm của Tổng thống Zelensky trong việc từ chối đàm phán với Nga đã đẩy Ukraine vào ngõ cụt, và nếu không có giải pháp cụ thể, xung đột có thể bị đóng băng.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky phát biểu họp báo tại Kiev ngày 15/7/2024. Ảnh: Getty Images/TTXVN
Theo nhận định của Engin Ozer, nhà khoa học chính trị Thổ Nhĩ Kỳ ngày 23/8, cuộc xung đột giữa Ukraine và Nga đã kéo dài với những hậu quả nghiêm trọng và phức tạp. Trong bối cảnh đó, phương Tây vẫn tiếp tục làm gia tăng căng thẳng, và sự tham gia của các công ty quân sự tư nhân Mỹ trong cuộc tấ.n côn.g của Ukraine vào khu vực Kursk ở Nga là minh chứng rõ ràng.
Điều này đặt ra nhiều câu hỏi về triển vọng của đàm phán hòa bình, một điều mà Nga đã từng để ngỏ với các điều kiện cụ thể, bao gồm việc Ukraine từ chối gia nhập NATO và rút quân khỏi các vùng lãnh thổ do Nga kiểm soát.
Về đàm phán hòa bình, chuyên gia Ozer cho rằng khả năng này giữa Ukraine và Nga vẫn chưa chắc chắn, nhưng có thể các cuộc đàm phán không chính thức sẽ diễn ra trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Theo ông, sau cuộc bầu cử ở Mỹ, lập trường của chính quyền mới sẽ trở nên rõ ràng hơn và có tác động đáng kể đến diễn biến tiếp theo của cuộc xung đột.
Video đang HOT
Tuy nhiên, ông Ozer cũng không kỳ vọng sẽ có một hiệp ước hòa bình chính thức mà thay vào đó là một thỏa thuận ngừng bắ.n tạm thời, tương tự như mô hình ở bán đảo Triều Tiên, nơi xung đột bị đóng băng nhưng không được giải quyết.
Chuyên gia Ozer cũng chỉ ra rằng các yếu tố khác như nỗ lực hòa giải của Trung Quốc sẽ có ảnh hưởng đến các cuộc đàm phán. Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong các nỗ lực hòa giải hiện nay nhằm chấm dứt xung đột Ukraine.
Sau cuộc hội đàm tại Bắc Kinh, Ngoại trưởng Ukraine Dmitry Kuleba đã bày tỏ hy vọng vào sự can thiệp của Trung Quốc trong việc đạt được hòa bình. Trung Quốc không chỉ có lợi ích trong việc duy trì ổn định khu vực mà còn có thể đóng vai trò quan trọng trong việc tái thiết Ukraine sau chiến tranh bằng cách cung cấp hỗ trợ kinh tế và đầu tư.
Sai lầm “chiến lược” của Ukraine
Một điểm quan trọng mà chuyên gia Ozer nhấn mạnh là việc Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky từ chối đàm phán với Nga. Ông cho rằng đây là một “ sai lầm chiến lược” đã đẩy Ukraine vào “ngõ cụt”. Các cuộc đàm phán trước đây ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) đã mở ra cơ hội chấm dứt xung đột, nhưng cơ hội này đã bị bỏ lỡ.
Ông Ozer cũng chỉ ra rằng tình hình chính trị tại Mỹ, đặc biệt là sự trở lại Nhà Trắng của cựu Tổng thống Donald Trump, có thể ảnh hưởng đến quyết định của Ukraine. Ông Trump có thể gây áp lực buộc Tổng thống Zelensky phải mở lại các cuộc đàm phán với Nga nếu ông Trump trở thành Tổng thống Mỹ một lần nữa.
Về khả năng tổ chức trưng cầu dân ý tại Ukraine liên quan đến thỏa thuận hòa bình với Nga, chuyên gia Ozer cho rằng điều này rất khó khả thi. Hiện tại, có khoảng 8 triệu người Ukraine đang tị nạn ở châu Âu và một phần lớn dân số miền Đông Ukraine sống ở Nga hoặc các vùng lãnh thổ do Nga kiểm soát. Do đó, việc tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý toàn diện với sự tham gia của tất cả công dân Ukraine là rất khó khăn. Ngay cả khi tổ chức được, tính khách quan và hợp pháp của nó vẫn có thể bị nghi ngờ.
Nếu các cuộc đàm phán hòa bình không đạt được kết quả cụ thể trong tương lai gần, ông Ozer dự đoán rằng xung đột có thể bị đóng băng. Một khu vực phi quân sự có thể được thiết lập với sự hiện diện của lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế. Đây có thể là phương án duy nhất để tránh tiếp tục đổ má.u và giữ nguyên hiện trạng lãnh thổ cho đến khi có giải pháp lâu dài hơn.
Tóm lại, chuyên gia Ozer nhấn mạnh rằng cuộc xung đột hiện tại không chỉ đơn thuần là vấn đề quân sự mà còn là một cuộc đối đầu địa chính trị phức tạp, nơi các yếu tố quốc tế và sai lầm chiến lược của các bên đóng vai trò quyết định trong việc tìm kiếm giải pháp hòa bình.
Ông Medvedev: Nga không đàm phán với Ukraine cho đến khi Kiev 'bị đán.h bại hoàn toàn'
Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev tuyên bố Moskva sẽ không đàm phán với Ukraine sau cuộc tấ.n côn.g của Kiev vào khu vực Kursk, cho đến khi đối phương bị đán.h bại hoàn toàn.
Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev. Ảnh: TASS
"Những lời bàn tán sáo rỗng mà những bên trung gian không hề được ủy quyền đưa ra về nền hòa bình tuyệt vời đã kết thúc. Giờ đây, tất cả mọi người đều hiểu, dù không ai nói ra, rằng sẽ không có cuộc đàm phán nào nữa cho đến khi đối phương bị đán.h bại hoàn toàn", hãng thông tấn TASS dẫn bài viết của ông Medvedev trên Telegram ngày 21/8.
Theo quan điểm của ông, rủi ro, mặc dù chỉ là lý thuyết, rằng nước Nga ta sẽ bị mắc kẹt trong các cuộc đàm phán tại một thời điểm nào đó đã lộ rõ. Ông Medvedev cho biết ông đang đề cập đến các cuộc đàm phán hòa bình vội vã và không cần thiết do cộng đồng quốc tế đề xuất, áp đặt lên Kiev. Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga cũng đặt câu hỏi về triển vọng của các cuộc đàm phán này hoặc kết quả mà chúng có thể mang lại.
Ngày 20/8, quân đội Nga cho hay nước này đã ngăn chặn các cuộc tấ.n côn.g của Ukraine vào các khu định cư ở tỉnh Kursk và kiểm soát được nơi mà họ mô tả là trung tâm hậu cần chiến lược Newyork ở miền Đông Ukraine.
Thông báo của Bộ Quốc phòng Nga nêu rõ các hoạt động trinh sát và tìm kiếm tiếp tục xác định và tiê.u diệ.t các lực lượng mà Moskva gọi là "nhóm phá hoại" đang cố gắng xâm nhập sâu vào lãnh thổ Nga. Ngoài ra, máy bay chiến đấu của Nga cũng đã tấ.n côn.g các khu vực tập trung nhân lực và thiết bị của Ukraine ở phía biên giới Ukraine.
Trong khi đó, cùng ngày, phát biểu trên truyền hình quốc gia, Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Ukraine Oleksandr Syrskyi cho biết quân đội nước này đã tiến sâu 28 - 35 km vào tỉnh Kursk của Nga. Mặc dù vậy, Tổng thống Volodymyr Zelensky cùng ngày đã thừa nhận tình thế "khó khăn" trên tiề.n tuyến phía đông của Ukraine, gần trung tâm hậu cần chiến lược Pokrovsk, và cũng gần khu vực Toretsk.
Ukraine tiến hành chiến dịch tấ.n côn.g vào tỉnh Kursk của Nga từ ngày 6/8 vừa qua. Tổng thống Zelensky cho biết chiến dịch quân sự này là nhằm thiết lập một vùng đệm bảo vệ lãnh thổ của Ukraine. Tuy nhiên, Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo sẽ "đáp trả xứng đáng" cuộc tấ.n côn.g của Ukraine vào biên giới Nga, đồng thời tuyên bố sẽ không hòa đàm sau những động thái mới của Kiev.
Quan điểm cứng rắn của Nga về đàm phán sau vụ Ukraine tấ.n côn.g tỉnh Kursk Các quan chức ngoại giao cấp cao của Moscow cho biết, hiện tại khả năng đàm phán hòa bình với Kiev là điều không thể sau khi Ukraine đột kích tỉnh biên giới Kursk. Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov. Ảnh: Tass Theo hãng tin Tass, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tuyên bố, Tổng thống Vladimir Putin đã khẳng định không thể có bất...