Chuyên gia Israel khẳng định cần tiếp tục tiêm vaccine cho trẻ em
Trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN tại Israel ngày 30/5, tiến sĩ Nhi khoa Moshe Ashkenazi, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Safra tại Trung tâm Y tế Sheba, cho biết chiến dịch tiêm phòng vaccine COVID-19 cho trẻ em trong nhóm tuổi 5-11 mới chỉ phủ sóng được 25% số trẻ, do nhiều phụ huynh bị tác động bởi thông tin giả về tác dụng của vaccine.
Tiến sĩ khẳng định việc tiêm phòng cho trẻ em cần được tiếp tục triển khai.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 của hãng dược Pfizer/BioNTech cho trẻ em tại Tel Aviv, Israel, ngày 22/11/2021. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Tháng 11 năm ngoái, Israel quyết định tiêm phòng vaccine COVID-19 cho trẻ em từ 5-11 tuổi, sau khi đã tiến hành nhiều cuộc thăm dò dư luận, bao gồm cả việc mời người dân tham gia thảo luận và đặt câu hỏi trực tiếp với các chuyên gia về tính an toàn và hiệu quả của vaccine đối với trẻ em. Quyết định này được đưa ra ngay trước khi xuất hiện làn sóng dịch mới do biến chủng Omicron gây ra, được đánh giá là kịp thời, giúp ngăn chặn một phần làn sóng dịch bệnh trong trường học và giảm tỉ lệ các ca biến chứng nặng.
Video đang HOT
Tại thời điểm đó, với 42% dân số đã được tiêm vaccine bổ sung mũi 3, Bộ Y tế Israel hy vọng sự thành công của một quốc gia đi đầu thế giới trong chiến dịch tiêm chủng vaccine COVID-19 sẽ tiếp tục hỗ trợ cho chiến dịch tiêm phòng vaccine cho trẻ em. Tuy nhiên, đến nay theo ước tính chỉ có khoảng 25% trẻ em từ 5 đến 11 tuổi tại nước này được tiêm phòng, so với tỷ lệ chung toàn dân là 62,3%.
Theo chuyên gia Ashkenazi, Chính phủ Israel đã rất nỗ lực tạo điều kiện để người dân tiếp cận những thông tin về hiệu quả và sự an toàn của vaccine ngừa COVID-19 đối với trẻ em, thông qua các đường dây nóng, trang thông tin điện tử của các cơ quan chức năng và chính quyền các địa phương. Thậm chí, ngành y tế còn tổ chức các cuộc thảo luận mở về việc tiêm phòng vaccine cho trẻ em.
Trong bối cảnh đà lây lan của dịch COVID-19 đã chững lại, với số ca mắc mới mỗi ngày giảm mạnh và hệ số lây nhiễm R được duy trì ở dưới mức lây lan, Israel không còn tập trung cho chiến dịch tuyên truyền đưa trẻ em đi tiêm phòng. Tuy nhiên, các điểm tiêm vaccine vẫn mở cửa, mỗi ngày đón nhận khoảng vài trăm trẻ đi tiêm.
Theo tiến sĩ Ashkenazi, đã xuất hiện tình trạng chán nản khi người dân không còn mặn mà với việc tiêm vaccine. Đây là một hiện tượng nguy hiểm, không chỉ đối với vaccine ngừa COVID-19 mà còn xảy ra với các loại bệnh dịch khác. Trên thực tế, tỷ lệ tiêm phòng vaccine cơ bản ở trẻ tại Israel cũng đang giảm.
Tiến sĩ Ashkenazi khẳng định việc tiêm vaccine là cần thiết, vừa đề phòng trường hợp dịch COVID-19 tái bùng phát, vừa là công tác phòng chống dịch bệnh thường xuyên. Ông nhận định rằng dịch COVID-19 vẫn tồn tại trong xã hội và nguy cơ xuất hiện trở lại vẫn hiện hữu, mặc dù số ca nhiễm có thể sẽ không nhiều như đợt dịch do biến thể Omicron gây ra. Nếu các cơ quan chức năng có kế hoạch tiêm chủng phù hợp, việc đối phó với COVID-19 sẽ trở thành một phần của công việc phòng chống dịch bệnh hằng năm, cũng giống như đối phó với dịch cúm mùa.
Tiến sĩ Ashkenazi cho rằng chính phủ Israel nên thực hiện chiến dịch tiêm chủng mới trước khi làn sóng dịch tái xuất hiện, bởi quãng thời gian lắng dịu giữa hai đợt dịch là thời điểm tốt nhất để tiêm phòng. Hiện tại, dịch COVID-19 đã chuyển từ giai đoạn “đại dịch” sang “dịch bệnh”, tức giai đoạn đã có vaccine và thuốc điều trị.
Liều vaccine thứ 4 có hiệu quả cao hơn gấp 3 lần so với phác đồ tiêm 3 mũi
Một nghiên cứu mới và toàn diện do các nhà khoa học Israel thực hiện đã khẳng định rằng liều thứ 4 của vaccine ngừa COVID-19 sẽ mang lại hiệu quả cao hơn gấp 3 lần so với phác đồ tiêm 3 liều trong việc ngăn ngừa nguy cơ bệnh trở nặng ở những người từ 60 tuổi trở lên.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại thành phố Tel Aviv, Israel. Ảnh: AFP/TTXVN
Nghiên cứu trên do Bộ Y tế Israel cùng Trung tâm Y tế Sheba (bệnh viện lớn nhất cả nước) và 3 trường đại học hàng đầu nước này phối hợp thực hiện. Các nhà khoa học đã sử dụng cơ sở dữ liệu của Bộ Y tế Israel để nghiên cứu hồ sơ sức khỏe của 1.252.331 trường hợp là người từ 60 tuổi trở lên và đủ điều kiện để tiêm liều thứ 4 vaccine ngừa COVID-19.
Nghiên cứu được tiến hành từ ngày 10/1 đến 2/3 vừa qua, trong khoảng thời gian biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 là tác nhân chủ đạo gây bệnh COVID-19. Kết quả nghiên cứu cho thấy nguy cơ bệnh trở nặng giảm tới 3 lần ở những người được tiêm chủng liều thứ 4 so với những người đã hoàn tất tiêm 3 mũi vaccine ngừa COVID-19, trong khi khả năng bảo vệ không suy giảm trong suốt thời gian 8 tuần thực hiện nghiên cứu.
Theo nghiên cứu trên, tỷ lệ trường hợp mắc COVID-19 ghi nhận trong số những người được tiêm chủng liều thứ 4 cũng chỉ bằng 50% so với nhóm trường hợp đã được tiêm 3 mũi.
Chuyên gia Israel: Nên mở cửa trường học, tìm cách sống chung với COVID-19 Là một trong những quốc gia đi đầu về tiêm vaccine ngừa COVID-19, kể cả tiêm các mũi tăng cường và mũi dành cho trẻ em, từ tháng 4 năm ngoái, Israel đã bắt đầu mở cửa nền kinh tế và tìm cách sống chung an toàn với COVID-19. Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em tại thành phố...