“Chuyện ấy” – từ những câu chuyện có thật!
Nhiều người rất ghét khi nhắc đến hai chữ “tình dục” bởi theo họ đó là điều cấm kỵ, là chuyện riêng của hai người trong phòng ngủ, lôi ra trước bàn dân thiên hạ, bàn tán trên mặt báo còn ra cái thể thống gì.
Lại có người quan niệm những ham muốn, những ý nghĩ về tình dục là “tội lỗi”. Phải chăng chúng ta chưa thoát ra khỏi lối nghĩ phong kiến, chưa thật sự “giải phóng” chức năng tình dục, dù đây là một hoạt động quan trọng trong quan hệ vợ chồng.
Câu chuyện thứ nhất: chỉ có thế thôi sao?
Yêu và hôn nhân: Em 25 tuổi, mới lấy chồng, anh ấy hơn em 2 tuổi. Chúng em yêu nhau tha thiết, vượt lên tất cả sự cấm đoán của gia đình, sự bàn tán của bạn bè để đến với nhau chỉ vì anh là dược sĩ trung học, còn em là bác sĩ nhi khoa. Em nghĩ sự chênh lệch về kiến thức sẽ được lấp đầy khi anh ráng học chuyên tu thêm 3 năm, em sẵn sàng “nuôi” anh thành tài. Đám cưới của chúng em diễn ra không ồn ào nhưng cả hai đứa đều mãn nguyện vì tình yêu đã thắng. Cứ nghĩ đến giây phút hai đứa được sống bên nhau em xúc động lắm, còn anh dường như lúc nào cũng sợ em đổi ý, sợ mất em.
Thất vọng: Thế mà ngay đêm tân hôn em đã thất vọng. Từ phòng cưới trở về, anh ôm chặt em trong vòng tay mà thì thầm: đến giờ này anh mới tin là chúng mình thành vợ chồng, em không thể hiểu được là anh sung sướng như thế nào đâu. Chúng em hôn nhau, ngây ngất và say đắm. Các nhà văn hay dùng từ “đi tìm một nửa” chắc hoàn toàn đúng khi các cặp vợ chồng yêu thương đến giai đoạn “hòa nhập” làm một. Nhưng chỉ đến thế thôi, khi em còn đang ngây ngất, định nói với anh những lời xúc động từ con tim nóng bỏng, rạo rực thì anh quay lưng lại và bắt đầu… ngáy. Em ngạc nhiên đến tức giận rằng sao anh lại vô tình đến thế. Em ráng an ủi vì anh mệt, vì anh căng thẳng trong những ngày chuẩn bị cho đám cưới. Những ngày tiếp theo anh vẫn thế, cứ như chàng gà trống lạnh lùng, vô cảm, “xong việc” anh lại ngáy, chẳng cần để ý đến tiếng thở dài của em. Tiếng ngáy phát ra sao mà đáng ghét. Nằm bên anh, em trào nước mắt mà nghĩ rằng “phải chăng sách vở cứ lãng mạn hóa để cho người ta khỏi chán, chứ đỉnh cao của tình yêu chỉ có bấy nhiêu thôi sao”? Em hối hận và chán chường.
Câu chuyện thứ hai: chăn gối mặn nồng
Tôi là một người đàn ông may mắn. Thời gian yêu đương của tôi không dài và không lãng mạn như các bạn khác. Gia đình tôi và gia đình em thân nhau từ khi em còn nhỏ. Khi em trở thành cô giáo tiểu học thì chúng tôi cưới nhau. Mẹ tôi bảo: con phải cưới vợ hiền lành, tế nhị sau này các cháu nó chịu ảnh hưởng của mẹ nhiều lắm. Khi nghe bản nhạc “Em cứ hiền xinh như thế” tôi thấy em như một bản nhạc trữ tình với những nốt du dương. Chúng tôi sống với nhau hạnh phúc. Tôi hay đi công tác. Mỗi lần gọi điện thoại về, câu đầu tiên em nói là “em nhớ anh lắm”. Tôi cũng nói như vậy. Khi tôi trở về, em đón tôi bằng bộ quần áo đẹp và ánh mắt rạng rỡ. Bước vào phòng riêng, em nói nhỏ: em đã chuẩn bị quần áo lót rồi, anh tắm đi. Lên giường, tôi gối đầu tay cho em để nghe em kể cho tôi nghe chuyện ở trường, chuyện ở nhà. Khi tâm trạng đã phấn chấn, chúng tôi mới ôm nhau nồng cháy… Cuộc sống của chúng tôi đã diễn ra như thế được 10 năm với 2 “đệ tử”, hai bản sao của 2 đứa nhưng chiếc giường hạnh phúc vẫn ấm lên mỗi đêm như thuở ban đầu.
Câu chuyện thứ ba: yêu siêu tốc
Em yêu anh ấy vì cái tính ngang tàng, bất chấp tất cả. Gặp nhau trong một đêm liên hoan, anh nhìn em, đến làm quen rồi xin địa chỉ. Em tưởng chuyện tầm phào nhưng ngay hôm sau anh đã tìm đến nhà vượt qua những con hẻm ngoằn ngoèo. Trông thấy anh, em sợ đến há hốc cả miệng. Rồi anh tấn công dồn dập, em thích cái cách ào ào, mạnh mẽ ấy, bằng lòng yêu và làm vợ anh. Anh đem cái “tốc độ” đó vào trong phòng ngủ. Đêm đầu tiên em còn chưa biết “chung chạ” với người đàn ông thế nào thì anh đã trổ đủ các ngón nghề như một người dày dạn kinh nghiệm. Anh bắt em thay đổi đủ các tư thế, kiểu cọ. Em vừa sợ vừa giận nhưng không dám nói gì. Những ngày sau anh cứ thế, sử dụng em giống như một công cụ. Từ đó em ghê tởm anh, sinh ra chứng lãnh cảm. Bây giờ hình như anh ấy chán em, bởi ai lại thích nằm cạnh một người “vô cảm”.
Đôi điều lạm bàn về văn hóa tình dục
Video đang HOT
Khi ta là đứa trẻ, cha mẹ giúp ta tập nói, tập đi. Khi đến trường, thầy cô dạy ta học chữ, học nghề. Lớn lên dường như không ai dạy nghệ thuật yêu và chúng ta mỗi người đi tìm bạn đời theo kiểu riêng của mình. Một người không biết nốt nhạc nào thì nghe hòa nhạc sẽ chán giống như “đàn gảy tai trâu”. Tình dục cũng hệt như vậy, phải có hiểu biết và rèn luyện. Bạn cứ hình dung chẳng ai dám lái xe mà không từng học lái, bằng dỏm mà lái xe là gây chết người như chơi. Ấy vậy mà xã hội lại cho phép các cặp cứ cưới nhau “rồi khắc biết” thì sự trục trặc xảy ra là điều không thể tránh khỏi.
Ở câu chuyện thứ nhất anh chồng cưới vợ, thực hiện xong động tác của “giống đực” là lăn ra ngủ, bỏ mặc người vợ với những ấm ức. Mỗi lần chung chăn gối là một lần chị cảm thấy buồn tẻ, đơn điệu, tầm thường quá. Nếu vợ anh thẳng thắn trò chuyện, anh hiểu ra, tìm cách thích ứng thì chị đâu đến mức hối hận và chán chường. Hệ quả nguy hiểm là trong ý nghĩ, chị sẽ thức tỉnh ham muốn có quan hệ với người đàn ông khác, học thức hơn và biết trân trọng chị ngay trên chiếc giường ngủ.
Ở câu chuyện thứ ba, anh chồng “đánh nhanh, thắng nhanh”, giàu kinh nghiệm trong quan hệ với phụ nữ, lại đưa luôn những kiểu cọ du nhập tận đâu đâu áp đặt cho người vợ trong trắng tới mức chưa biết gì. Chẳng cần biết vợ có hưởng ứng hay không, anh “sử dụng” vợ theo ý thích của mình. Vợ anh từ ngỡ ngàng đến thất vọng rồi rơi vào lãnh cảm. Người vợ thứ hai này cũng im lặng mà không lên tiếng để chồng thay đổi.
Câu chuyện thứ hai là một hình ảnh của văn hóa tình dục. Không ồn ào, không lạnh lùng, cặp vợ chồng này yêu thương nhau một cách nhẹ nhàng, sâu lắng, hiểu biết và trân trọng nhau. Chìa khóa của tình yêu, của hạnh phúc gói gọn trong bấy nhiêu, trong đó văn hóa tình dục là chất keo tuyệt vời kết dính họ với nhau.
Xin đừng xem tình dục là một việc trần trụi, một việc muốn làm thế nào thì làm. Phải chăng đã đến lúc chúng ta cần trang bị cho các cặp vợ chồng những kiến thức tối thiểu trước khi họ tiến tới chiếc giường ngủ?
Nan giải chuyện cấm thịt chó ở Hàn Quốc
Bất chấp tiếng nói của những nhân vật tên tuổi như đệ nhất phu nhân, các chiến dịch vận động chấm dứt tiêu thụ thịt chó ở Hàn Quốc vẫn chưa thể đi đến đích.
Ông Kim Jong-kil nói mình tự hào về trang trại nuôi chó lấy thịt đã nuôi sống gia đình ông trong 27 năm qua và ông còn có kế hoạch giao lại công việc kinh doanh cho các con. Song ông cảm thấy bất bình trước nỗ lực ngày càng tăng của các chính trị gia và các nhà hoạt động nhằm cấm tiêu thụ thịt chó ở Hàn Quốc.
"Không chỉ là cảm giác tồi tệ. Tôi cực lực phản đối những động thái như vậy và chúng tôi sẽ tìm mọi cách để chống lại chuyện này", ông Kim, 57 tuổi, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với AP tại trang trại của ông ở thành phố Pyeongtaek, ngay phía nam thủ đô Seoul của Hàn Quốc.
Phản đối việc cấm đoán
Ăn thịt chó là thói quen đã tồn tại trong nhiều thế kỷ ở bán đảo Triều Tiên và từ lâu đã được coi là cách để bồi bổ cơ thể trong những ngày hè nóng bức. Theo AP, việc này không bị cấm, cũng không được hợp pháp hóa một cách rõ ràng ở Hàn Quốc, nhưng ngày càng có nhiều người muốn cấm tiêu thụ thịt chó. Nhận thức của công chúng về quyền động vật cũng như những lo lắng về hình ảnh quốc tế của Hàn Quốc ngày càng gia tăng.
Chiến dịch phản đối ăn thịt chó gần đây đã nhận được cú hích lớn khi đệ nhất phu nhân nước này bày tỏ sự ủng hộ đối với lệnh cấm và hai nghị sĩ đã đệ trình dự luật nhằm xóa sổ hoạt động buôn bán thịt chó.
Một trang trại nuôi chó lấy thịt ở Hàn Quốc. Ảnh HUMANE SOCIETY INTERNATIONAL
"Người nước ngoài nghĩ Hàn Quốc là một cường quốc văn hóa. Nhưng văn hóa Hàn Quốc càng nâng cao vị thế quốc tế, thì người nước ngoài càng sốc hơn về việc tiêu thụ thịt chó của chúng ta", Han Jeoung-ae, nhà lập pháp thuộc phe đối lập, người đã đệ trình luật cấm sản xuất và kinh doanh thịt chó vào tháng trước, nói với AP.
Triển vọng thông qua luật cấm thịt chó vẫn còn mơ hồ vì sự phản đối của nông dân, chủ quán ăn và những người khác liên quan đến thị trường này. Các cuộc khảo sát cho thấy cứ ba người Hàn Quốc thì có một người phản đối việc cấm đoán như vậy, mặc dù hầu hết mọi người không còn ăn thịt chó nữa.
Ngành sản xuất và kinh doanh thịt chó của Hàn Quốc nhận được nhiều sự chú ý của quốc tế vì Hàn Quốc là quốc gia dân chủ hiện đại, giàu có. Đây cũng là quốc gia duy nhất có các trang trại nuôi chó lấy thịt với quy mô công nghiệp. Theo một hiệp hội của nông dân nuôi chó lấy thịt, hầu hết các trang trại ở Hàn Quốc đều nuôi trên 500 con chó.
Trang trại của ông Kim, một trong những trang trại lớn nhất Hàn Quốc với 7.000 con chó, trông tương đối sạch sẽ nhưng có mùi hôi thối nồng nặc ở một số khu vực. Tất cả những con chó được nhốt trong lồng cao và được cho ăn thức ăn thừa và thịt gà xay. Chúng hiếm khi được thả để ra để vận động và thường được bán để lấy thịt khi được một năm tuổi.
Ông Kim cho biết hai người con của ông, 29 và 31 tuổi, đang cùng ông điều hành trang trại và công việc kinh doanh đang phát triển tương đối tốt. Ông cho biết những con chó được nuôi để lấy thịt khác với thú cưng, quan điểm bị các nhà hoạt động phản đối.
Nhu cầu sụt giảm
Hiện tại rất khó để tìm thấy một quán ăn bán thịt chó ở khu trung tâm nhộn nhịp của thủ đô Seoul, mặc dù nhiều quán như vậy vẫn tồn tại ở các vùng nông thôn.
"Tôi chỉ kiếm được một phần ba số tiền mà tôi từng kiếm được. Những người trẻ tuổi không đến đây. Chỉ những người già cả mới đến ăn trưa... Tôi nói với những khách hàng lớn tuổi của mình hãy đến ăn đồ ăn của tôi thường xuyên hơn trước khi thịt chó bị cấm", ông Yoon Chu-wol, 77 tuổi, chủ một quán thịt chó ở chợ truyền thống Kyungdong tại Seoul, cho biết.
Nông dân cũng phải đối mặt với sự giám sát ngày càng tăng từ cơ quan quản lý cũng như dư luận ngày càng tiêu cực. Họ phàn nàn rằng lực lượng chức năng đã đến gặp họ nhiều lần vì các nhà hoạt động và người dân cáo buộc họ lạm dụng động vật và các hành vi sai trái khác. Ông Kim cho biết hơn 90 đơn khiếu nại như vậy đã được đệ trình chống lại trang trại của ông trong khoảng 4 tháng gần đây.
Các nhà hoạt động biểu tình phản đối việc tiêu thụ thịt chó tại Seoul năm 2018. Ảnh AFP
Son Won Hak, tổng thư ký hiệp hội nông dân nuôi chó lấy thịt, cho biết nhiều trang trại đã phá sản trong những năm gần đây vì giá thịt chó và nhu cầu đều sụt giảm. Ông cho rằng đó là kết quả của các chiến dịch vận động cũng như việc đưa tin không công bằng trên báo chí vốn tập trung vào các trang trại có điều kiện không tốt. Tuy nhiên, một số nhà quan sát cho rằng tiêu thụ thịt chó đã giảm, trong đó nhiều người trẻ tuổi nói không với thịt chó.
"Thành thật mà nói, tôi muốn từ bỏ công việc này vào ngày mai. Chúng tôi không thể tự tin nói với con cái rằng chúng tôi đang nuôi chó... Khi bạn bè gọi cho tôi, họ nói 'Này, bạn vẫn điều hành một trang trại nuôi chó lấy thịt à? Không phải đó là hoạt động bất hợp pháp sao?'", ông Son cho biết.
Số lượng trang trại nuôi chó lấy thịt trên khắp Hàn Quốc đã giảm một nửa so với vài năm trước xuống còn khoảng 3.000 đến 4.000. Khoảng 700.000 đến một triệu con chó bị giết thịt mỗi năm, giảm so với số lượng vài triệu con cách đây 10 đến 20 năm.
Tìm kiếm đồng thuận
Vào cuối năm 2021, Hàn Quốc đã thành lập một lực lượng chuyên trách có đại diện từ cả chính quyền và công chúng để xem xét việc cấm thịt chó theo đề xuất của tổng thống khi đó là Moon Jae-in, một người yêu thú cưng. Ủy ban, với thành viên bao gồm nông dân và các nhà hoạt động vì quyền động vật, đã họp hơn 20 lần nhưng không đạt được thỏa thuận nào, có vẻ như là do tranh chấp về vấn đề bồi thường.
Các quan chức nông nghiệp từ chối tiết lộ nội dung thảo luận trong các cuộc họp kín. Họ cho biết chính phủ muốn chấm dứt việc tiêu thụ thịt chó dựa trên sự đồng thuận của công chúng.
Vào tháng 4, Đệ nhất phu nhân Kim Keon Hee, phu nhân của đương kim Tổng thống Yoon Suk Yeol, cho biết trong một cuộc họp với các nhà hoạt động rằng bà hy vọng có thể sớm chấm dứt việc ăn thịt chó. Nông dân nuôi chó lấy thịt đã phản ứng bằng cách biểu tình và đệ trình các khiếu nại chính thức chống lại bà Kim với cáo buộc làm tổn hại đến sinh kế của họ.
Nhà lập pháp Han cho biết bà "đánh giá cao" những nhân vật có ảnh hưởng lên tiếng phản đối việc ăn thịt chó. Bà nói dự luật của bà đưa ra các chương trình hỗ trợ cho những nông dân đồng ý đóng cửa trang trại. Họ sẽ được nhận tiền để tháo dỡ cơ sở vật chất, được đào tạo nghề, hỗ trợ việc làm và các lợi ích khác.
Ju Yeongbong, một quan chức của hiệp hội nông dân nuôi chó lấy thịt, cho biết nông dân muốn tiếp tục hoạt động trong khoảng 20 năm nữa cho đến khi những người lớn tuổi, khách hàng chính của họ, qua đời, khiến thị trường này biến mất một cách tự nhiên. Các nhà quan sát cho biết hầu hết nông dân cũng ở độ tuổi 60-70.
Borami Seo, giám đốc văn phòng Hàn Quốc của Humane Society International, cho biết bà phản đối việc tiếp tục giết hàng triệu con chó trong một thời gian dài như vậy. "Để cho hành động tàn ác thầm lặng (đối với chó) xảy ra ở Hàn Quốc là điều vô lý", bà Seo nói.
Chỉ vì chai trà mãng cầu chưa đến 100 nghìn, con gái tôi khệ nệ bụng bầu bỏ về nhà ngoại Bầu bì đôi khi sẽ thèm cái nọ cái kia, vả lại chai trà chưa nổi 100 nghìn có đáng là bao nhiêu đâu? Con gái tôi lấy chồng khá sớm, nói thật lòng bậc làm cha làm mẹ như tôi không hề đồng tình chút nào. Lũ trẻ không hiểu thì nghĩ mình khó dễ, cấm đoán nhưng những người đã từng...