Gần 100 con cá voi hoa tiêu đã chết trên bãi biển hẻo lánh gần trạm săn cá voi cũ Albany, bang Tây Australia sau các nỗ lực giải cứu bất thành.
Các chuyên gia về động vật hoang dã, trong khi suy đoán về nguyên nhân của vụ mắc cạn, không thể xác định được lý do chính xác đằng sau sự kiện bi thảm này.
Các quan chức cho rằng đó có thể là kết quả của căng thẳng hoặc bệnh tật trong đàn, nhưng nguyên nhân chính xác vẫn còn là một bí ẩn.
Một phát ngôn viên cho biết Dịch vụ Công viên và Động vật hoang dã đã “choáng ngợp với hàng trăm lời đề nghị giúp đỡ” trong vụ những con cá voi chết.
Những người dân địa phương cũng nỗ lực tham gia cứu cá voi.
Tháng 10 năm ngoái, khoảng 500 con cá voi hoa tiêu đã chết khi chúng dạt vào quần đảo Chatham xa xôi ở New Zealand.
45 con cá voi hoa tiêu đã bị chết hôm 26/7 sau khi những nỗ lực trước đó của một nhóm các nhà môi trường và tình nguyện viên nhằm đưa chúng trở lại vùng nước sâu hơn thất bại.
Cộng với 52 cá voi từ cùng một đàn chết một ngày trước đó sau sự cố mắc cạn, tổng số 97 con đã chết.
Các nhà khoa học từ khắp nơi trên thế giới đã thể hiện sự quan tâm đến việc nghiên cứu để tìm hiểu thêm về cái chết của những con cá voi.
51 con cá voi hoa tiêu chết sau khi mắc cạn trên bãi biển Australia
Nhà chức trách Australia ngày 26/7 cho biết, hơn 50 con cá voi hoa tiêu đã chết sau khi mắc cạn trên một bãi biển xa xôi ở phía tây của nước này, trong khi công tác cứu hộ được triển khai để đưa những con cá voi còn đủ khỏe quay lại biển.
Đàn cá voi hoa tiêu bị mắc cạn trên bãi biển Cheynes ở Australia ngày 25/7/2023. (Ảnh cắt từ video/Reuters)
Các chuyên gia hàng hải và tình nguyện viên đã phát hiện đàn cá voi với gần 100 con dạt vào bờ khi cắm trại qua đêm tại bãi biển Cheynes, cách thành phố Perth, bang Tây Australia 450km về phía đông nam.
Trong thông báo của Cơ quan quản lý công viên và động vật hoang dã bang Tây Australia, đơn vị này đang phối hợp với các tình nguyện viên và các tổ chức khác để cố gắng đưa 46 con cá voi còn lại của đàn trở lại vùng nước sâu hơn.
Theo các chuyên gia hàng hải, cá voi hoa tiêu nổi tiếng là loài có quan hệ xã hội bền chặt, vì vậy khi một con cá voi gặp khó khăn và mắc cạn, những con còn lại thường làm theo.
Australia và nước láng giềng New Zealand từ lâu đã được biết đến là những điểm nóng về nạn cá voi mắc cạn hàng loạt do có nhiều đàn cá voi hoa tiêu sống ở các đại dương sâu thẳm bao quanh hai quốc đảo này.
Tuy nhiên, lý do tại sao chúng thường xuyên bị dạt lên bờ biển vẫn còn là một bí ẩn.
Ba con cá khổng lồ chết ở bãi biển của Indonesia chỉ trong một tháng Một con cá nhà táng dài 17m đã chết sau khi dạt vào một bãi biển ở Bali, Indonesia, theo một quan chức bảo tồn nước này cho biết hôm Chủ nhật (9/4). Đây là con cá thứ ba mắc cạn trên đảo Indonesia chỉ trong hơn một tuần. Con cá nhà táng đực được tìm thấy mắc cạn trên bãi biển Yeh...
Tin mới nhất
Sinh vật lớn nhất trên trái đất, có lưỡi nặng bằng một con voi
07:48:05 25/01/2025
Cá voi xanh với kích thước khổng lồ, vẻ đẹp uy nghiêm và những bí ẩn chưa được khám phá đã khiến loài động vật này trở thành đối tượng thu hút sự quan tâm của nhiều người.
Khẩu súng đắt nhất thế giới trị giá hơn 110 tỷ: Chỉ vài người có khả năng mua, làm bằng chất liệu độc nhất
07:47:53 25/01/2025
Khẩu súng ngắn được xem là đắt nhất thế giới này có cùng độ tuổi với Trái Đất, được cho rằng chỉ có những vị tỷ phú giàu nhất thế giới mới có khả năng mua được.
Thiên thạch cổ đại lớn gấp 4 lần núi Everest đã mang sự sống đến trái đất?
07:33:49 25/01/2025
Một thiên thạch cổ đại có kích thước lớn gấp 4 lần núi Everest đã gây ra đợt sóng thần lớn chưa từng có trong lịch sử trái đất và khiến các đại dương sôi sùng sục, nhưng cũng chính thiên thạch này có lẽ đã mang đến sự sống cho trái đất.
Những loài vật di chuyển chậm nhất hành tinh
06:42:17 24/01/2025
Trong thế giới tự nhiên, có những loài động vật cần đến tốc độ để săn mồi hoặc để chạy trốn kẻ thù, nhưng cũng có những loài động vật vẫn sống tốt với tốc độ chậm chạp của mình.
Loài vật kỳ lạ giống hệt chân rùa, có tiền chưa chắc đã mua được
06:41:55 24/01/2025
Ốc chân rùa là một loài ốc biển nổi tiếng thế giới, chúng thường bám ở các kẽ đá và có giá trị dinh dưỡng cao. Do chỉ sinh trưởng ở ngoài biển khơi, khó đánh bắt nên chúng được coi là một trong những loài hải sản đắt nhất hành tinh.
Về nhà, người phụ nữ choáng váng khi phát hiện "điều lạ" trên giường
23:40:34 23/01/2025
Một cặp vợ chồng ở Adelaide, Australia đã vô cùng hoảng sợ khi phát hiện một con gấu túi lẻn vào nhà và trèo lên giường ngủ của gia đình trong khi chú chó cưng của họ ngủ cách đó chỉ vài mét.
Đám cưới tập thể đầu tiên khi Thái Lan công nhận hôn nhân đồng giới
23:39:57 23/01/2025
Hàng trăm người đã đăng ký kết hôn tại một trung tâm thương mại ở Bangkok, Thái Lan khi luật hôn nhân đồng giới của nước này có hiệu lực vào ngày 23/1.
Dữ liệu gây sốc mới về "quái vật" đe dọa hất văng Trái Đất
22:54:00 23/01/2025
Bức tranh khảm 2,5 tỉ pixel vừa được ESA công bố đã đem đến cái nhìn chưa từng có về người láng giềng quái vật của thiên hà chứa Trái Đất.
Mèo đi lạc vượt hơn 1.200km tìm đường về đoàn tụ với chủ
16:53:55 23/01/2025
Câu chuyện xảy ra vào đầu tháng 6/2024 nhưng vẫn được nhiều người nhắc lại. Theo đó, Benny và Susanne Anguiano sống tại Salinas, California, Mỹ mang theo chú mèo cưng Rayne Beau đi cắm trại ở công viên quốc gia Yellowstone.
Cô gái suýt bị bạn thân "cạch mặt" vì không mời cưới
08:42:21 23/01/2025
Trong lá thư ẩn danh có tiêu đề Đốt cháy tiệc độc thân , người bạn thể hiện sự thất vọng và buồn rầu khi không được bạn thân mời đám cưới.
Những loài chim trèo cây độc lạ, ít người biết
06:45:06 23/01/2025
Họ Trèo cây (Sittidae) gồm những loài chim nhỏ có tập tính trèo dọc theo thân và cành cây để săn tìm côn trùng ẩn dưới vỏ cây. Phần lớn các loài trèo cây là chim đồng rừng, mặc dù có một vài loài thích nghi với môi trường sống núi đá.
Loài cua là động vật chân đốt sống trên cạn lớn nhất thế giới : Có thể dài tới 1m, giá 6-7 triệu /kg
06:44:55 23/01/2025
Loài cua khủng này có thể nặng đến 6kg, dù giá đắt đỏ nhưng nhiều người vẫn sẵn sàng chi tiền để thử. Vì khai thác quá cạn kiệt, loài cua này đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.