Chuẩn bị gì để vượt thoái trào, tiếp tục phát triển ebook?
Đã bỏ lỡ nhịp phát triển lần thứ nhất, Việt Nam nên làm gì để tận dụng cơ hội và tranh thủ làn sóng ebook toàn cầu tiếp theo?
Qua làn sóng phát triển sách điện tử lần thứ nhất, thị trường ebook đang có những khoảng lặng, chờ đón đợt bùng nổ tiếp theo.
Thị trường giảm, đang chờ đón làn sóng ebook toàn cầu thứ hai
Ở thị trường ebook lớn nhất thế giới (Mỹ), trong ba tháng đầu năm 2019, doanh số bán ebook đã giảm 4,5%, chỉ đạt 244 triệu USD, ít hơn 10 triệu USD so với cùng kỳ năm ngoái. Sự sụt giảm liên tục doanh số ebook đã diễn ra liên tục trong bốn năm qua.
Thị trường máy đọc sách cũng tiếp tục giảm và được dự đoán trong giai đoạn 2020-2025 tỷ lệ tăng trưởng lũy kế hàng năm ở mức -12.6%
Top 3 thị phần máy đọc sách trên thế giới.
Có một vài nguyên nhân khiến doanh số ebook lao dốc như vậy. Một trong những yếu tố hàng đầu là do sự gia tăng của audiobook. Trong ba tháng đầu năm 2019, định dạng này đã tăng 35% và mang lại 133 triệu USD doanh thu. Cùng thời điểm này năm ngoái audiobook đã tạo ra doanh thu 98 triệu USD. Mọi người đang nghe audiobook nhiều hơn bao giờ hết.
Sự suy giảm trong sách điện tử có vẻ tốt cho ngành công nghiệp in truyền thống. Doanh số bán sách bìa cứng tăng 7,8% (594 triệu USD) và doanh số sách bìa mềm tăng 3,1% (553,6 triệu USD).
Video đang HOT
Trong quý đầu tiên của năm 2019, doanh thu thuần của nhà xuất bản cho sách thương mại, bao gồm doanh thu cho các nhà sách, nhà phân phối trực tiếp cho người tiêu dùng và nhà bán lẻ trực tuyến là 1,6 tỷ USD, tăng 5,7%.
Nhìn chung trên toàn cầu, nhu cầu đọc sách vẫn tiếp tục phát triển. Các nhà sách và nhà bán lẻ trực tuyến đang làm rất tốt.
Thị phần các thị trường ebook trên toàn cầu.
Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương chiếm khoảng 15% (Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đông Nam Á).
Quan sát thị trường cho thấy trong vòng 2-3 năm nữa, ebook toàn cầu sẽ đón làn sóng tăng trưởng mạnh lần thứ 2.
Chuẩn bị gì cho làn sóng phát triển ebook tiếp theo?
Đã bỏ lỡ nhịp phát triển lần thứ nhất, Việt Nam nên làm gì để tận dụng cơ hội và tranh thủ làn sóng phát triển tiếp theo này? Theo tôi, cần có sự chuẩn bị đầy đủ về hệ sinh thái cũng như tập hợp được đầy đủ nguồn lực của xã hội, ít nhất là của ngành xuất bản.
Tự xuất bản (self-publishing) hiểu đơn giản là tác giả chủ động đưa tác phẩm của mình tới người đọc mà không có sự tham gia của nhà xuất bản. Tác giả chính là người kiểm soát toàn bộ quá trình, bao gồm thiết kế, giá cả, phân phối, tiếp thị và quan hệ công chúng. Trong xuất bản truyền thống, nhà xuất bản chịu các chi phí, chẳng hạn như chỉnh sửa, tiếp thị và trả tiền ứng trước, và thu một phần đáng kể lợi nhuận; tương tự, trong hình thức tự xuất bản, tác giả chịu tất cả các chi phí này nhưng kiếm được phần lợi nhuận
Ở Việt Nam, các nội dung xuất bản cần được cấp phép. Để có thể đón nhận xu thế tự xuất bản, cơ quan quản lý nên thông qua các nền tảng tự xuất bản trong nước để quản lý nội dung. Điều này vừa tạo cơ hội đón bắt làn sóng phát triển phù hợp với xu hướng của thế giới, vừa tránh viễn cảnh các tác giả Việt Nam lại xuất bản các tác phẩm của mình trên các ứng dụng xuyên biên giới khác.
Nhà văn Anh Khang – tác giả trẻ được nhiều bạn đọc yêu thích – trong một buổi ký tặng sách.
Nên đầu tư đào tạo tác giả trẻ. Các tác giả trẻ cần môi trường để cọ xát, để được viết, được sáng tác. Đây sẽ là những nhân tố chính hoạt động trong hệ sinh thái, tạo ra nội dung và góp phần cân bằng lại tỷ trọng các nguồn nội dung trong nước/nhập khẩu trên một hệ thống đọc trực tuyến. Hiện nay Việt Nam thiếu nhiều cơ sở đào tạo tác giả trẻ, nơi có thể cung cấp những hành trang cho tác giả.
Tác giả trẻ cần nắm bắt được xu hướng đọc của thị trường để tạo ra những nội dung phù hợp. Cần có phương pháp khảo sát thị trường khoa học. Họ cũng phải lựa chọn được những nền tảng tự xuất bản phù hợp, nhằm nhanh chóng đưa tác phẩm tiếp cận bạn đọc. Người viết lựa chọn hướng đi và cách thức truyền thông phù hợp. Mở rộng phạm vi sáng tác, và cách thức thể hiện, chuyển tải không chỉ ở ebook mà còn cả audio-book, nội dung giáo dục online…
Các tác giả cần hiểu rõ về luật sở hữu trí tuệ, chủ động tuyên bố quyền sở hữu đối với những sản phẩm của mình. Biết cách đăng ký quyền tác giả cũng như ủy quyền xử lý vi phạm cho những đơn vị, những nền tảng xuất bản tin cậy có đầy đủ nguồn lực và quy trình liên quan.
Nội dung giáo dục và audio cần được chú trọng. Nhu cầu về đọc sách điện tử dự kiến được hỗ trợ bởi sự thích ứng ngày càng tăng của các nội dung trực tuyến vào chương trình giáo dục, tăng việc áp dụng sách điện tử, phát triển thị trường học tập điện tử và tăng lượng sách điện tử miễn phí trên internet. Tuy nhiên, về mặt doanh thu, thị trường đầu đọc sách điện tử toàn cầu được dự đoán tăng trưởng doanh thu thấp do sự gia tăng của việc áp dụng điện thoại thông minh và máy tính bảng.
Thị trường học tập điện tử toàn cầu đang trên đà phát triển và chứng kiến sự bùng nổ tăng trưởng doanh thu nhờ tiềm năng lớn như hệ thống giáo dục thế hệ tiếp theo. Ngành giáo dục toàn cầu đang trải qua một sự thay đổi trong các mô hình học tập điện tử được thúc đẩy bởi nhu cầu bùng nổ về các thiết bị kết nối và giáo dục kỹ thuật số trên toàn thế giới.
Theo Zing
Nỗi buồn sách điện tử
Trong thời đại công nghệ ngày càng phát triển, sách điện tử được xem là công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc phát triển thói quen đọc sách. Tuy nhiên, sau những màn chạy đà khởi động 'rầm rộ' thì sự phát triển mảng sách điện tử (ebook) đang có dấu hiệu chững lại...
Sách điện tử (ebook) đang trong xu thế phát triển "thụt lùi".
Theo báo cáo 6 tháng đầu năm 2019 của Cục Xuất bản, In và Phát hành về công tác xuất bản, trong số xuất bản phẩm nộp lưu chiểu là hơn 17.000 với trên 250 triệu bản. Trong đó, sách điện tử chỉ có 92 bản lưu chiểu với trên 1 triệu lượt phát hành. Trước đó, trong 2 năm 2017 và 2018, mỗi năm cũng chỉ có khoảng 200 xuất bản phẩm điện tử nộp lưu chiểu so với khoảng 30.000 bản sách in.
Nhìn vào con số trên có thể thấy đây là sự "thất thế" của ngành xuất bản sách điện tử Việt Nam. Ở đó, một nguyên nhân lý giải cho thực trạng này là sự thờ ơ, đứng ngoài cuộc của ngành xuất bản đối với sách điện tử, trái ngược với xu thế chung của toàn cầu và nhu cầu sử dụng của bạn đọc. Việc này dẫn đến nguồn cung ebook tốt đã thiếu lại còn hạn chế và không kịp thời. Và người đọc muốn đọc ebook có bản quyền lại không biết tìm ở đâu, đôi khi chạy qua bên các site sách lậu. Nếu như nhiều năm trước đây khi thị trường sách điện tử đang nở rộ với sự tham gia của nhiều công ty xuất bản ebook, sản xuất máy đọc ebook, ứng dụng đọc ebook trên thiết bị thông minh thì hiện nay- theo Cục Xuất bản, In và Phát hành- chỉ còn 5 NXB được xác nhận đăng ký hoạt động xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử gồm NXB Thông tin Truyền thông, NXB Giáo dục, NXB Quân đội Nhân dân, NXB Y học và NXB Bản đồ.
Nếu như vấn đề "cung" đang có xu hướng ngày càng giảm thì nhu cầu sử dụng ebook cũng đang là một nghịch lý ở Việt Nam. Trong khi các thiết bị số như điện thoại thông minh và máy tính bảng đã phổ biến khắp nơi thì thực tế thất trớ trêu các thiết bị số hiện nay người sử dụng chỉ để tham gia tương tác trên mạng xã hội... mà hoàn toàn bỏ ngỏ mảng ebook. Thậm chí, các bạn trẻ - những người đang làm chủ công nghệ cũng không "mặn mà" với ứng dụng này. Lý do đơn giản là ebook không hấp dẫn vì tồn tại nhiều hạn chế như mỗi cuốn sách chỉ giống như một tệp tin trên máy tính, không thể trưng bày trên tủ sách cá nhân, không thể chia sẻ cho người khác như sách giấy.
Có thể nói, câu chuyện xuất bản sách điện tử hiện đang đối mặt cả ở vấn để "cung" lẫn "cầu". Hiện nay xu hướng của thế giới hiện nay bắt đầu chuyển hướng sang mô hình audio book, tức sách nói, nhằm góp phần giải quyết nhu cầu trên, cũng như mở rộng tập khách hàng của thị trường sách điện tử cho người lái xe, người khiếm thị, hoặc người bận rộn không có thời gian đọc sách... Nhưng muốn theo kịp xu hướng này đòi hỏi nguồn lực và kinh phí lớn để phát triển công nghệ, nuôi dưỡng đội ngũ chuyên môn, cũng như chi phí cho bản quyền các đầu sách. Không chỉ thế, để được phát hành ebook, các NXB và công ty phát hành ebook có bản quyền còn phải tiến hành thực hiện rất nhiều thủ tục, dưới sự kiểm soát chặt chẽ của nhiều đơn vị quản lý nhà nước khác nhau. Để giải được bài toàn "hóc búa" này thì chính các NXB loại bỏ tư duy phát triển xưa cũ, "manh mún" vốn đã tồn tại nhiều năm nay. Đặc biệt, với sự phát triển như "vũ bão" thay đổi "hàng ngày, hàng giờ" của công nghệ thông tin đòi hỏi chính các đơn vị xuất bản cần có sự thích ứng, thay đổi không ngừng.
Ngoài ra, với các đơn vị quản lý cần tạo điều kiện để các NXB, nhà sản xuất và phân phối khéo léo kết hợp giữa 2 loại hình sách in truyền thống và sách điện tử, để dần thu hút người đọc. Trong đó, chú trọng tập chung vào đối tượng bạn đọc có thời gian sử dụng máy tính cao, đến với các ấn phẩm truyền thống thông qua quảng cáo, trích đăng trên mạng internet. Đặc biệt muốn sách điện tử phát triển cần xây dựng hệ thống thư viện điện tử thuận lợi phục vụ cho tra cứu, tìm kiếm sản phẩm xuất bản truyền thống; thay đổi phương thức giáo dục dựa trên ứng dụng các công nghệ thông tin hiện đại...
Theo Đại Đoàn Kết
Tự xuất bản sách điện tử: Phát hành một cuốn sách chỉ trong vòng 7 ngày! Con số trên trương đương với việc một cuốn ebook tự xuất bản sẽ được phát hành nhanh hơn gấp 52 lần so với cách thức xuất bản sách giấy truyền thống. Một con số thực sự khó tin, nhưng lại là một nhiệm vụ hoàn toàn khả thi trong thời đại 4.0 hiện nay. Con số khó tin về thời gian phát...