Chưa kịp thay thận đã lãnh án tử hình
Phạm Phi Hùng nhận bán 20 bánh heroin cho Nguyễn Anh Tuấn và định sử dụng một phần số tiền thu được để mổ thận nhưng chưa kịp phẫu thuật thì bị kiểm tra, bắt giữ.
Ngày 2-8, TAND Hà Nội đã tuyên tử hình Phạm Phi Hùng (SN 1991, ở Nghệ An), Nguyễn Anh Tuấn (SN 1983, ở Hà Nội) về tội mua bán trái phép chất ma túy; Lê Văn Mạnh (SN 1990, ở Nghệ An) về tội vận chuyển trái phép chất ma túy.
Theo hồ sơ vụ án, khoảng 12h30 ngày 12-4-2019, tại cửa C8 Bến xe Nước ngầm (Hà Nội), tổ công tác Công an quận Thanh Xuân (Hà Nội) kiểm tra, bắt quả tang Lê Văn Mạnh đang đi bộ, xách một túi màu đỏ, chứa 18 bánh bột bánh màu trắng bọc ni lông vàng.
Mạnh khai mang chỗ ma túy này giao cho Phạm Phi Hùng đang ngồi chờ ở ô tô Ford Explore màu đen.
Tổ công tác tiến hành kiểm tra xe ô tô, Hùng thừa nhận đang chờ đón Mạnh và ma túy để bán cho Nguyễn Anh Tuấn. Tuấn đang chờ khu vực đường Giải Phóng (Hà Nội) gần nhà nghỉ Giang Sơn 1.
Tiếp tục tiến hành kiểm tra Nguyễn Anh Tuấn thì đối tượng đang đứng cạnh một xe ô tô Range Rover. Công an phát hiện trên xe có 1 tỉ đồng. Khi bị kiểm tra, Tuấn vứt một chiếc điện thoại Nokia màu đen xuống đường và bị thu giữ một chiếc điện thoại Nokia khác.
Giám định kết luận 16 bánh chất màu trắng đều là heroine, tổng khối lượng 6.127 gam (hơn 6 kg).
Quá trình điều tra xác định, Phạm Phi Hùng và Nguyễn Anh Tuấn trước đây là bạn cùng chấp hành án tại Trại giam số 3, Bộ Công an. Tháng 2-2019, khi Hùng đang chữa bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai thì Tuấn đến thăm hỏi.
Khi gặp nhau, Tuấn hỏi mua 20 bánh heroine. Có mối làm ăn, Hùng liên hệ với một đối tượng ở Lào để đặt hàng.
Được Hùng báo có hàng, Tuấn lại vào Bệnh viện đặt cọc trước 1 tỉ đồng trong tổng số 3,6 tỉ đồng tiền hàng. Số tiền này, Hùng định dùng để mổ thận nhưng do chưa tìm được thận nên bị cáo quay về Nghệ An và sau đó bị bắt như đã nêu trên.
Tại CQĐT, đầu tiên Tuấn khai đang đi chơi thì bị Công an kiểm tra, bị cáo không thừa nhận việc mua bán ma túy với Hùng, không thừa nhận 2 chiếc điện thoại Nokia là của mình. Chiếc ô tô, Tuấn khai mượn của cô ruột tên là Nguyễn Thị Bích Ngọc, 1 tỉ đồng trên xe cũng là của người này.
Sau này, Tuấn thay đổi, khai rằng khi gặp Hùng ở bệnh viện Bạch Mai, bị cáo có nhờ Hùng mua giúp 2 khẩu súng AK. Ngày 12-4-2019, bị cáo xuống Hà Nội, đến khu vực đường Giải Phóng để nhận súng.
Video đang HOT
Bị cáo có gọi điện cho vợ nói lấy 1 tỉ đồng ở nhà mang về Hà Nội trả nợ. Vừa gọi điện xong thì bị kiểm tra, bắt giữ.
Căn cứ lời khai của các bị cáo khác, các chứng cứ khi kiểm tra, bắt giữ, tài liệu thu giữ bảng kê chi tiết cuộc gọi tin nhắn trên các số điện thoại của Mạnh, Hùng, Tuấn, CQĐT xác định lời khai mua súng của Tuấn là không có căn cứ chấp nhận.
Đồng thời, CQĐT xác định Phạm Phi Hùng, Nguyễn Anh Tuấn phải chịu trách nhiệm về hành vi mua bán trái phép ma túy, Lê Văn Mạnh phải chịu trách nhiệm về hành vi vận chuyển trái phép 6.127 gam heroine.
Cựu phó giám đốc Công an TP Hà Nội khai kế hoạch chạy án 'kinh' hơn cả phim
Cựu Phó Giám đốc Công an Hà Nội khai trước tòa về những lần sắp xếp cho Hằng cùng cựu điều tra viên gặp nhau tại nhà riêng để bàn kế hoạch "chạy án", những lần chuyển hàng trăm nghìn USD và "nỗi khổ tâm" vì thương người nên giờ thành thế này...
Sáng 13-7, tại phiên tòa xét xử vụ án chuyến bay giải cứu, cựu Phó Giám đốc Công an Hà Nội Nguyễn Anh Tuấn đã khai trước tòa về quá trình chạy án và môi giới hối lộ.
Cựu Phó Giám đốc Công an Hà Nội Nguyễn Anh Tuấn tại phiên tòa
Những cuộc gặp gỡ "bí mật" để chạy án...
Nguyễn Anh Tuấn bị cáo buộc môi giới hối lộ với số tiền 2,65 triệu USD, tương đương hơn 61 tỉ đồng.
Bị cáo Tuấn khai rằng đã quen biết bị cáo Nguyễn Thị Thanh Hằng (Phó Tổng giám đốc Công ty Bluesky) hơn chục năm, coi như em gái trong nhà. "Vì thương người, tin người nên bây giờ thế này" - bị cáo Tuấn nói.
Trình bày quá trình môi giới chạy án, ông Tuấn khai tháng 1-2022, khi vụ án chuyến bay giải cứu bị khởi tố, Hằng liên hệ trình bày rằng có liên quan đến vụ án và nhờ bị cáo "tình cảm anh em, anh xem giúp em như thế nào".
Ông Tuấn đã liên hệ với Hoàng Văn Hưng, lúc đó là Trưởng phòng 5 Cơ quan ANĐT Bộ Công an đang là điều tra viên chính của vụ án và bố trí cho bị cáo Hưng và bị cáo Hằng gặp nhau tại nhà mình.
Cuộc gặp đầu tiên diễn ra tại "nhà phụ" của ông Tuấn tại phố Đặng Thai Mai (Hà Nội). Tại đây, ba người có nói chuyện thu xếp để việc tự thú được thuận lợi. Lúc này bị cáo Hằng muốn ra tự thú nhưng còn e ngại.
Lần gặp thứ hai diễn ra tại nhà chính của cựu Phó giám đốc Công an Hà Nội, tại cuộc gặp, bị cáo Hằng đã trình bày cụ thể hành vi đưa tiền cho các bộ, ngành. Hằng nhận là người trực tiếp đưa tiền, bị cáo Lê Hồng Sơn (nắm 70% cổ phần, Tổng giám đốc Công ty Bluesky) không biết việc đưa tiền.
Hưng đồng ý giúp với điều kiện Hằng phải nhận là người chính, thực hiện hoạt động đưa hối lộ, yêu cầu Hằng viết 7 bản tường trình cụ thể đưa cho Hưng nghiên cứu. Trên bản tường trình này bị cáo Hưng hướng dẫn Hằng viết đơn tự thú gửi cơ quan điều tra.
Buổi gặp thứ ba, tại nhà bị cáo Tuấn, hai bên giao bản tường trình. Sau này, bị cáo Tuấn còn bố trí 5-7 lần gặp mặt khác. Ban đầu bị cáo Hằng không muốn để Sơn dính dáng vào việc này và trình bày là Sơn không biết gì hết, toàn bộ là do Hằng làm.
Khoảng tháng 6, 7-2022, khi CQĐT làm việc ở VPCP thì xuất hiện vai trò của Sơn, Sơn có đưa tiền cho nhiều cá nhân. Trong buổi gặp sau đó, có sự bàn bạc và thống nhất cách khai báo "Sơn tham gia buổi tiệc và việc đưa quà là do Hằng chủ động".
Ông Tuấn khai rằng vì Hưng không cho Hằng liên hệ trực tiếp mà hướng dẫn khai báo thông qua bị cáo. Vì sợ tam sao thất bản nên bị cáo đã bố trí họ gặp trực tiếp để trao đổi các nội dung cụ thể.
Cựu Phó giám đốc Công an nhiều lần nói rằng bản thân bị cáo không muốn tham dự vào việc này nhưng cả hai bên không tin nhau, cứ thông qua bị cáo nên dẫn đến hoàn cảnh ngày hôm nay của bị cáo.
Bị cáo Nguyễn Thị Thanh Hằng, người đưa hơn 61 tỉ đồng chạy án
Chủ doanh nghiệp mạnh tay chi hơn 61 tỉ đồng chạy án
Khai về chuyện đưa tiền "chạy án", bị cáo Tuấn nói lần đầu tiên bị cáo Hằng đưa 100.000 USD và Tuấn đã chuyển cho bị cáo Hưng với lời nhắn "cô em muốn gửi em một ít cám ơn em và để em chi phí".
Lần thứ hai, bị cáo Tuấn nhận 150.000 USD từ Hằng và sau đó chuyển cho Hưng.
Từ tháng 4 đến tháng 9-2022, trước thời điểm bị cáo Hưng chuyển công tác, có khoảng 4-6 lần đưa tiền vào thời điểm bị cáo Hưng họp các ngành, họp sơ kết điều tra... Cứ Hằng chuyển tiền thì bị cáo Tuấn gọi Hưng đến nhà đưa luôn. Những lần đưa tiền chỉ có cựu Phó giám đốc Công an và cựu điều tra viên, không có ai chứng kiến.
Khi bị chuyển công tác, bị cáo Hưng thông báo nhưng vẫn khẳng định "kiểm soát được tình hình" và vẫn là điều tra chính. Hưng nói trường hợp của Hằng là tự thú, hợp tác với CQĐT, khai báo thành khẩn, sẽ được hưởng khoan hồng. Nhưng việc của Sơn căng thẳng quan điểm của kiểm sát, điều tra là phải xử lý Sơn.
Trong một lần gặp tại nhà của cựu Phó Giám đốc Công an, bị cáo Hưng hỏi Hằng: "có quyết tâm cứu Sơn không". Bị cáo Tuấn có nói: "Phải ngồi lại với nhau, cứu thì phải tiền chứ không phải chỉ tinh thần với nhau".
Bị cáo Hằng đồng ý cứu Sơn vì anh em làm việc với nhau lâu rồi, để xảy ra việc của Sơn thì ảnh hưởng việc tự thú của Hằng.
Sau đấy, đầu tháng 10-2022, Hưng nói chuẩn bị 350.000 USD để làm việc với VKS và các đơn vị liên quan. Bị cáo Hằng đã đưa tiền cho Nguyễn Anh Tuấn và Tuấn đã giao đủ cho Hưng.
Mặc dù đưa tiền nhưng CQĐT vẫn vào Công ty Bluesky thu giữ tài liệu, Hằng và Sơn liên tục bị gọi lên làm việc. Bị cáo Tuấn có liên lạc với Hưng nhiều lần không được. Đến khi gọi được thì Hưng nói "đã đưa hết tiền cho VKS, nhưng bên Viện nói DN này làm ăn lời lãi rất lớn, hàng trăm tỉ đồng thì làm việc nó phải khác, đưa thế mới được một nửa, chưa đạt yêu cầu".
Theo lời bị cáo Tuấn, khi cả 3 ngồi lại với nhau, Hưng nói trực tiếp với Hằng đã chuyển tiền cho VKS và mới được một nửa. Sau buổi gặp gỡ đó, mấy ngày sau, Hưng yêu cầu chuyển cho Hưng 450.000 USD, trong đó 350.000 USD cho Viện còn lại chi cho lãnh đạo cấp vụ.
Nói về lần cuối cùng đưa tiền cho cựu điều tra viên, bị cáo Tuấn nói rằng: "Nhờ có lần này chứ không anh Hưng chối hết". Ban đầu, bị cáo Tuấn liên hệ với Hưng để đến nhận tiền tại nhà bị cáo Tuấn nhưng do nhiều lần gọi điện bị nhỡ rồi quá muộn nên bị cáo Hưng bảo mang tiền trực tiếp qua cơ quan tại Trần Bình Trọng (Hà Nội).
Theo lời dặn của Hưng, bị cáo Tuấn chia tiền thành 2 túi, 1 túi 350.000 USD và 1 túi 100.000 USD, rồi xếp vào chiếc cặp hiệu Samsonite, cài mã khóa "104".
Ngày 5-12-2022, Tuấn nhờ người cháu lái ô tô mang chiếc cặp đối diện cổng trụ sở Cơ quan ANĐT Bộ Công an đưa chiếc cặp cho Hưng. Hoàng Văn Hưng nhận chiếc cặp và mang lên xe ô tô của mình rồi gọi điện xác nhận với Tuấn: "đã nhận cặp tiền".
Nhưng đến ngày 8-12-2022, Lê Hồng Sơn vẫn bị Cơ quan ANĐT Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam về tội "Đưa hối lộ".
Ngày 21-12-2022, cả 3 gặp nhau ở nhà bị cáo Tuấn, Hưng giải thích quan điểm VKS và cơ quan điều tra thì ủng hộ, cho rằng cơ sở bắt Sơn còn non nhưng Cục nghiệp vụ A01 thì rất căng thẳng cho rằng Sơn phải biết tất cả việc này và vẫn khẳng định "kiểm soát" được tình hình.
Bị cáo Tuấn thừa nhận đã cầm 2,65 triệu USD từ bị cáo Hằng. Bị cáo nhận tội danh môi giới hối lộ và nói: "rất ân hận, với quá trình công tác, là thủ trưởng cơ quan ANĐT tôi nắm rõ pháp luật. Nhưng vì tôi quá thương người và tin người nên vô tình môi giới cho hoạt động hối lộ".
Bị cáo Tuấn cũng mong HĐXX xem xét hoàn cảnh bị cáo tuổi già, bệnh hiểm nghèo ung thư cho bị cáo hưởng khoan hồng, anh em bạn bè cho vay để khắc phục hậu quả. Sau khi về còn trả nợ mọi người.
Theo lời khai của vợ bị cáo Tuấn tại tòa, đến nay gia đình đã nộp khắc phục 1,55 triệu USD.
Vụ 'chuyến bay giải cứu': Cựu phó giám đốc Công an Hà Nội nhận 42,8 tỉ đồng để 'chạy án' Cựu phó giám đốc Công an TP Hà Nội Nguyễn Anh Tuấn bị cáo buộc đã nhận hơn 2,6 triệu USD từ 2 lãnh đạo doanh nghiệp để đưa cho Hoàng Văn Hưng, Trưởng phòng Điều tra, Cục An ninh điều tra, Bộ Công an, nhằm giúp chạy án Theo kế hoạch, ngày mai 11-7, TAND TP Hà Nội mở phiên xét xử...