Chủ tờ vé số 2 tỷ bị từ chối trả thưởng: “Mẹ tôi phải nhập viện vì suy sụp tinh thần”
Bà Nga cho biết sẽ xoay xở đủ 50 triệu để khởi kiện đòi quyền lợi chính đáng của mình.
Những ngày qua, sự việc bà Nguyễn Thị Nga – tên nhân vật đã được thay đổi (53 tuổ.i, trú xã Bình Nguyên, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) trún.g giả.i đặc biệt 2 tỷ đồng nhưng không được Công ty TNHH Nhà nước MTV X.ổ s.ố Kiến thiết (viết tắt là Công ty XSKT) Thừa Thiên Huế trả thưởng vì bị rách xước một phần nhỏ góc bên dưới dãy số chính thu hút sự quan tâm lớn của dư luận.
Hôm qua (29/11), chia sẻ với tờ Lao động, bà Nga tâm sự: Gia đình bà có hoàn cảnh khó khăn, ngoài mấy sào ruộng trồng rau, bà Nga còn nhận thêm việc phụ nấu đám tiệc để trang trải sinh hoạt. Đó là lý do bà hay mua vé số để nuôi hy vọng mỗi ngày. Tờ vé số trún.g giả.i được bà Nga mua ngày 14/10, ở một quán ăn gần nhà.
“Suốt 1 tháng qua, cuộc sống gia đình tôi bị xáo trộn, lao đao, mất ăn mất ngủ, tổn thất suy sụp về tinh thần đến mức mẹ tôi phải nhập viện. Còn tôi và con trai phải bỏ công ăn việc làm, tốn kém tiề.n của ra Huế nhiều lần để giải quyết vụ việc” – bà Nga nghẹn ngào.
Vé số bà Nga trún.g giả.i đặc biệt nhưng không được Công ty TNHH Nhà nước MTV X.ổ s.ố Kiến thiết Thừa Thiên Huế đồng ý trả thưởng
Liên quan đến sự việc trên, ngày 30/11, báo CAND dẫn nguồn tin từ TAND TP Huế (Thừa Thiên Huế) cho biết, hiện cơ quan này đã tiếp nhận đơn khởi kiện của bà Nguyễn Thị Nga về việc yêu cầu Công ty XSKT Thừa Thiên Huế trả thưởng giải đặc biệt trị giá 2 tỷ đồng. Đồng thời, phía TAND TP Huế cũng vừa liên hệ yêu cầu bà bổ sung thêm hồ sơ.
Tờ này cũng dẫn kết quả giám định chi tiết của cơ quan công an cho thấy, các tờ vé số mà bà Nga mua đều hợp lệ, khớp với cùi vé số đã được Công ty XSKT tỉnh Thừa Thiên Huế phát hành. Tờ vé số trún.g giả.i đặc biệt của bà Nguyệt không phải là vé được làm giả, các con số trên tờ vé số không bị tẩy xoá.
Được biết, theo quy trình, sau khi tiếp nhận hồ sơ của người khởi kiện thì những ngày tới, TAND TP Huế sẽ tổ chức hòa giải giữa 2 bên. Nếu hòa giải không thành thì sẽ đưa ra xét xử.
TAND TP Huế cho biết, người khởi kiện phải nộp 100% án phí theo quy định là 50 triệu đồng. Đây là số tiề.n quá lớn đối với hoàn cảnh bà Nga nhưng bà cho biết, sẽ xoay xở để khởi kiện đòi quyền lợi chính đáng của mình.
Video đang HOT
Người bán vé số ở TPHCM mua thức ăn 'đãi' chim trời để bớt cô đơn
Bất kể bán lời hay lỗ, mỗi ngày anh bán vé số dạo tại TPHCM đều trích ra một số tiề.n để mua thức ăn nuôi đàn chim trời như một cách tìm niềm vui, vơi bớt cô đơn trong cuộc sống.
Mỗi buổi sáng, anh Hoàng Bình đều chuẩn bị túi ngũ cốc đem đến công viên Lê Văn Tám cho đàn chim trời ăn.
Làm bạn với chim trời
7h sáng, anh Nguyễn Hoàng Bình (48 tuổ.i, quận Bình Thạnh, TPHCM) lái xe vào công viên Lê Văn Tám (quận 1, TPHCM). Đã quen với việc được anh Bình cho ăn, bồ câu, sẻ hoang kéo về đậu trên những cành cây, cột đèn...
Dừng xe, anh Bình lấy túi ngũ cốc ra rải đều trên mặt đất. Đàn bồ câu hoang lập tức sà xuống ăn. Những chú chim sẻ nhỏ hơn, đành chờ đợi đàn bồ câu ăn xong mới bay đến nhặt từng hạt thóc.
Cảnh đàn chim hoang bay xuống, nhặt ngũ cốc xung quanh chiếc xe của người đàn ông nhỏ bé khiến khách đến công viên thích thú. Một số người rút điện thoại chụp ảnh, ghi hình khoảnh khắc đáng yêu.
Anh Bình rải ngũ cốc xung quanh mình để đàn chim tự do đến ăn.
Anh Bình cho biết, đã cho đàn chim ăn được 7 - 8 năm nay. Trước đây, anh bán vé số dạo trên đường Lê Duẩn, quận 1. Lúc vắng khách, bán ế, anh nhìn đàn chim sẻ ríu rít trên cây. Chốc chốc, chúng lại sà xuống vỉa hè tìm thức ăn.
Hình ảnh bầy chim sẻ nhảy trên mặt đường khiến anh thích thú. Anh nghĩ đến việc làm bạn với chúng bằng cách cho chúng ăn. Sau một thời gian, đàn chim quen dần với sự hiện diện của anh và thức ăn do anh đem đến.
"Mỗi sáng, chúng kéo đến đậu ở nơi tôi ngồi bán vé số. Thấy tôi xuất hiện, chúng liền sà xuống, vây quanh, nhảy trên vỉa hè đợi ăn. Cứ thế, tôi làm bạn với đàn chim cho đến khi vì nhiều lý do không thể ngồi bán ở đoạn đường đó nữa".
Đàn chim đã quen thuộc với anh Bình. Ảnh: Hà Nguyễn
Chia tay đàn sẻ hoang trên đường Lê Duẩn, anh Bình rong ruổi bán vé số dạo rồi chọn được điểm bán mới tại công viên Lê Văn Tám. Công viên có nhiều cây xanh, là nơi trú ngụ của nhiều loài chim như bồ câu, sẻ, cu gáy.
Tại đây, anh làm quen với đàn chim sẻ bằng cách mua thóc cho chúng ăn. Mỗi khi anh rải thóc, đàn bồ câu cũng sà xuống "xin ăn". Thấy vậy, anh quyết định mua ngũ cốc cho chúng ăn chung.
Vừa cho đàn chim ăn, anh Bình vừa bán vé số. Khoảng 9h, công viên vắng người, anh di chuyển đến khu vực Trần Quốc Toản (quận 3) bán tiếp.
Đàn chim sẻ kiên nhẫn chờ đến lượt mình. Ảnh: Hà Nguyễn
14h, trên đường đi lấy vé số bán vào ngày hôm sau, anh lại ghé công viên rải ngũ cốc cho đàn chim. Chiều muộn, sợ chúng chưa đủ no, anh đến cho ăn thêm một lần nữa mới trở về nhà trọ.
Tìm niềm vui, bớt cô đơn
Gắn bó với đàn chim nhiều năm, anh Bình hiểu và nắm rõ tập tính của chúng. Anh biết đàn bồ câu thích ăn ngũ cốc, cám viên nên chủ động mua đủ loại.
Trong khi đó, đàn chim sẻ chủ yếu ăn thóc. Trong lúc ăn, chúng dùng mỏ đãi bỏ phần vỏ trấu. Vì vậy, khi cho đàn sẻ ăn, anh thường chọn vị trí mặt đất bằng phẳng để dễ quét dọn, thu gom phần vỏ trấu.
Anh Bình là người TPHCM chính gốc. Sau khi cha mẹ qua đời, anh một mình vất vả mưu sinh trong cảnh liệt nửa người. Không thể lao động nặng, anh đành bán vé số nuôi thân.
Sau khi đàn bồ câu no nê rời đi, bầy sẻ hoang nhanh chóng đến ăn phần thóc còn sót lại. Ảnh: Hà Nguyễn
Mỗi ngày, anh bán 200 tờ vé số, thu về khoảng 200.000 đồng. Số tiề.n ấy vừa đủ để anh trả chi phí phòng trọ, thuố.c thang. Dù vậy, 7-8 năm qua, ngày nào anh cũng trích ra một số tiề.n để mua thức ăn cho chim.
Trước đây, anh Bình trích khoảng 45.000 đồng mua 3 bịch ngũ cốc cho đàn chim. Sau này, nhiều người thấy anh cho chim ăn cũng phát tâm đem thức ăn đến cho chúng nên anh mua ít hơn.
Hiện, anh chỉ mua 30.000 đồng tiề.n ngũ cốc. Bình thường, anh có thể lo được số tiề.n này. Nhưng hôm nào ế, mưa gió bán không được, anh gặp khó khăn, thậm chí thâm hụt vào tiề.n vé số.
Anh Bình xem đàn chim như một phần cuộc sống của mình nên quyết định cho chúng ăn đến khi nào còn có thể.
Dù vậy, anh cố gắng chi tiêu tiết kiệm để không phải bớt đi bữa ăn nào của đàn chim. Mỗi ngày, anh đều đến cho chúng ăn đủ 3 bữa.
Anh tâm sự: "Tôi xem đàn chim như một phần cuộc sống. Với tôi, chúng là những người bạn đem đến niềm vui, giúp tôi vơi bớt cô đơn.
Thời điểm dịch bệnh, không thể cho đàn chim ăn, tôi rất buồn, cảm thấy thiếu vắng. Sau dịch, thấy chúng gầy, xác xơ, tôi xót lắm.
Đặc biệt, khi thấy đàn chim sẻ bị người ta đặt bẫy, bắt đem bán cho người phóng sinh, tôi rất đau lòng. Tôi sẽ cho chúng ăn đến khi nào còn có thể".
Vợ bỏ nhà đi, chồng mua vé số giải sầu rồi bỏ quên trong túi suốt 20 ngày, lúc biết tin trúng độc đắc 52 tỷ liền gọi vợ về lập lời thề độc Tờ vé số bên trong túi quần 20 ngày chưa giặt đã làm thay đổi cuộc đời cả hai vợ chồng. Vợ bỏ nhà đi vì nợ nần, chồng mua vé số giải sầu Mới đây, câu chuyện một người đàn ông ở Trùng Khánh, Trung Quốc sau khi trúng độc đắc 52 tỷ đồng liền gọi vợ về, lập lời thề không...