Chủ tịch Hội Người cao tuổi “ôm” tiền bỏ trốn
Sau khi nợ tiền của nhiều người dân và chính quyền xã Chư Pơng (Chư Sê, Gia lai), ông Trương Dân – Chủ tịch Hội Người cao tuổi – của xã đã trốn khỏi địa phương.
Theo đơn tố cáo của nhiều hộ dân sống ở xã Chư Pơng, ông Dân đã vay tiền của nhiều người nhưng không trả và bỏ trốn khỏi địa bàn.
Bà Nguyễn Thị Bắc (trú thôn Hố Bi) cho biết, năm 2011 ông Dân hỏi vay bà 20 triệu đồng nhưng bà không có tiền. Được ông Dân năn nỉ, lại nể tình ông đang công tác với chồng mình nên bà đã đi vay tiền người khác để cho ông Dân lại. Từ đó đến nay, ông Dân không chịu trả tiền cho bà và nay đã đi khỏi địa phương mà không liên lạc được.
Cũng là nạn nhân của ông Dân khi cho ông Dân vay 40 triệu đồng, bà Vũ Thị Thảo (61 tuổi, trú thôn Đoàn Kết) kể lại, cách đây khoảng 3 tháng, ông Dân đến nhà mượn tiền bà với lý do tổ chức đám cưới cho con trai. Ông hứa đám cưới xong ông sẽ lấy tiền mừng để trả lại. Tin lời, bà Thảo cho ông Dân mượn nhưng từ đó đến nay ông Dân không chịu trả nợ.
Nhiều người ở vùng thôn quê nghèo này cũng vì tin tưởng ông Dân là cán bộ xã nên đã dùng hết số tiền mình dành dụm được để cho ông Dân vay. Chính vì vậy, khi thấy ông Dân “biến mất”, nhiều gia đình rơi vào cảnh lao đao.
Đơn tố cáo của người dân
Qua tìm hiểu, ông Dân không chỉ nợ tiền người dân mà còn mượn tiền của Hội Người cao tuổi, của UBND xã. Theo thống kê sơ bộ, ông này nợ khoảng hơn 100 triệu đồng.
Sau một thời gian không thấy ông Dân đến xã làm việc, chính quyền đã tổ chức họp buộc thôi chức đối với ông Trương Dân và bầu Chủ tịch Hội mới.
Video đang HOT
Ông Huỳnh Ngọc Chương – Trưởng Công an xã Chư Pơng – khẳng định, chuyện ông Dân nợ tiền không trả và bỏ trốn khỏi địa phương là có thật. Công an xã đã nhận được đơn tố của của người dân về việc này. Trước mắt, công an đang tổ chức truy tìm ông Dân đồng thời chuyển hồ sơ sang công an huyện giải quyết theo thẩm quyền.
Thiên Thư
Miễn truy cứu hình sự nhiều người liên quan trong vụ án oan Nguyễn Thanh Chấn
Viện KSND Tối cao vừa ra cáo trạng truy tố bị can Lý Nguyễn Chung về 2 tội danh "giết người, cướp tài sản". Cáo trạng VKS Tối cao cũng thể hiện sự khoan hồng của pháp luật khi miễn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với nhiều người liên quan.
Tội ác "đến cùng" và hành trình trốn chạy của Lý Nguyễn Chung
Theo cáo trạng, Lý Nguyễn Chung (SN 1988, trú tại thôn Đoàn Kết, xã Eaka Mút, huyện Eakar, tỉnh Đắk Lắk) là con ông Lý Văn Chúc và bà Lý Thị Hạng. Do bà Hạng chết sớm nên ông Chúc lấy vợ hai là Nguyễn Thị Lành và đưa Chung về trú tại nhà bà Lành (ở thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang).
Lý Nguyễn Chung sau 10 năm giết người trốn tội đã ra đầu thú.
Cơ quan điều tra làm rõ, vào khoảng 19g15 ngày 15/8/2003, Chung đi từ nhà đến hàng bán tạp hoá của chị Nguyễn Thị Hoan cùng thôn để mua dầu gội đầu và mang theo một con dao bấm để ở túi quần sau, bên phải. Khi chị Hoan đi từ trong nhà ra để bán hàng, Chung nhìn thấy trong tủ kính bán hàng tạp hoá có một chiếc hộp đựng tiền nên nảy sinh ý định giết chị Hoan để lấy tiền.
Trong lúc chị Hoan đứng gần Chung thì Chung dùng tay phải rút con dao bấm ra và đâm một nhát vào bụng chị Hoan rồi rút dao ra. Khi đó, chị Hoan liền quay người vào nhà định bỏ chạy. Chung lao đến dùng tay trái quàng ra phía trước, giữ cổ, vai chị Hoan rồi dùng dao đâm liên tiếp vào phía trước ngực, mặt chị Hoan.
Tại cơ quan điều tra Chung khai không nhớ đã đâm bao nhiêu nhát. Khi lết đến gần giường ngủ, chị Hoan vùng ra được khỏi tay của Chung nhưng lại bị Chung đâm tiếp. Do lưỡi dao bị gãy, Chung liền lao đến ôm người chị Hoan và tiếp tục thực hiện hành vi giết người đến cùng bằng cách Chung đập chị Hoan xuống nền nhà và tiếp tục dùng chai bia đập vào đầu làm chai bia bị vỡ...
Sau khi giết chết chị Hoan, Chung lấy hai chiếc nhẫn vàng ở ngón tay chị Hoan, nhặt con dao dùng để đâm chị Hoan, mở tủ bán hàng lấy tiền trong tủ rồi tắt điện đi ra ngoài. Trên đường đi về nhà, Chung vứt chuôi dao xuống mương nước cách nhà chị Hoan khoảng 60m, giấu tiền và hai chiếc nhẫn ở gần nhà rồi đi về nhà tắm giặt, ngâm bộ quần cáo dính máu vào chậu.
Đến khoảng 22g cùng ngày, anh Nguyễn Hữu Thanh và Hoàng Văn Mạnh, đều trú tại thôn Me, đi chơi về qua nhà chị Hoan nghe thấy tiếng khóc trẻ con nên đã gọi chị Hoan nhưng không thấy trả lời. Anh Thanh chạy đến nhà bà Nguyễn Thị Hội, mẹ đẻ chị Hoan, gọi bà Hội cùng quay lại nhà chị Hoan, phát hiện chị Hoan đã chết, nằm trên sàn nhà.
Khoảng 4g30 phút ngày 16/8/2003, bà Lành dậy nấu cơm, dọn dẹp thì phát hiện bộ quần áo của Chung ngâm ở chậu nước có màu máu liền gọi ông Chúc và nói khả năng là Chung đã giết chị Hoan. Ông Chúc và bà Lành hỏi thì Chung thú nhận nên cả hai cho Chung về Lạng Sơn trốn.
Đến khoảng 5g30phút, Chung đi lấy nhẫn và tiền rồi đón xe về Lạng Sơn, kể chuyện cho anh trai là Lý Văn Phúc và chị gái là Lý Thị Nghiến biết sự việc. Sau đó Chung đưa 2 chiếc nhẫn cho anh Phúc, số tiền còn lại Chung đếm được 59.000 đồng. Sau đó, anh Phúc có đưa Chung vào Đắk Lắk trốn được 4 ngày thì quay về Lạng Sơn với ý định đầu thú nhưng anh Phúc không đồng ý nên Chung lại vào Đắk Lắk.
Lưới trời lồng lộng
Năm 2011, do mâu thuẫn giữa vợ chồng ông Chúc và bà Lành nên bà Lành bỏ về nhà bố đẻ ở và kể lại chuyện biết Chung giết chị Hoan. Đến khoảng tháng 7/2013, Chung biết tin cơ quan điều tra, Công an tỉnh Bắc Giang, đang điều tra lại vụ án nên ngày 25/10/2013 đã đến cơ quan điều tra Viện KSND Tối cao đầu thú.
Trong vụ án này, ông Lý Văn Chúc đã bị cơ quan điều tra viện KSND tối cao bắt khẩn cấp về hành vi "đe doạ giết người" do đã có lời nói, hành vi đe doạ giết bà Lành vì sợ bà Lành tố cáo hành vi giết người của con trai - Lý Nguyễn Chung. Tuy nhiên, hành vi này chỉ là bột phát trong lúc tức giận, sau đó bà Lành đã tố cáo với cơ quan điều tra hành vi của Lý Nguyễn Chung.
Ông Nguyễn Thanh Chấn nhận quyết định của Bộ CA về việc đình chỉ bị can đối với tội giết người.
Mặt khác, bà Lành đã có đơn đề nghị không xử lý hình sự ông Chúc và cả hai đã về sống với nhau. Do đó, cơ quan tố tụng thấy không cần thiết phải truy cứu trách nhiệm hình sự đối với ông Chúc. Các ông, bà Chúc, Lành, Lý Văn Phúc, Lý Thị Nghiến là những người biết Lý Nguyễn Chung giết chết chị Hoan nhưng đã không tố giác với cơ quan chức năng, phạm vào tội "không tố giác tội phạm".
Tuy nhiên, Lý Văn Phúc đã chết, hành vi của các cá nhân còn lại là ít nghiêm trọng, thời gian xảy ra vụ án đã hơn 10 năm nên hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.
Đối với ông Nguyễn Thanh Chấn - người đã bị cơ quan CSĐT, CA tỉnh Bắc Giang, khởi tố tội "giết người", đã bị Toà sơ thẩm và phúc thẩm tuyên phạt án tù chung thân về tội "giết người", thi hành án trên 10 năm, viện KSND tối cao đã có kháng nghị tái thẩm.
Sau đó, TAND tối cao xét xử theo thủ tục tái thẩm đã huỷ các quyết định của bản án phúc thẩm, sơ thẩm đối với ông Chấn để điều tra lại. Kết quả điều tra lại xác định ông Nguyễn Thanh Chấn không phạm tội giết chị Nguyễn Thị Hoan. Do đó, ngày 25/1/2014, cơ quan CSĐT, Bộ Công an, đã ra quyết định đình chỉ điều tra bị can đối với ông Nguyễn Thanh Chấn về tội "giết người".
Quá trình điều tra, ông Nguyễn Thanh Chấn khai bị điều tra viên cơ quan CSĐT, CA tỉnh Bắc Giang, ép cung, dùng nhục hình nên đã khai nhận hành vi giết chị Hoan.
Ngày 9/52014, cơ quan điều tra, Viện KSND Tối cao đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với ông Đặng Thế Vinh (nguyên trưởng phòng 10, Viện KSND tỉnh Bắc Giang) và ông Trần Nhật Luật (Thượng tá, nguyên Phó Trưởng Công an huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) để điều tra về hành vi "làm sai lệch hồ sơ vụ án" theo điều 300 BLHS. Hai bị can này bị khởi tố do liên quan đến việc điều tra, kiểm sát điều tra trong vụ án, gây oan sai khiến ông Chấn phải ngồi tù oan 10 năm.
Theo Dantri
UBND tỉnh yêu cầu làm rõ vụ giả con dấu, chữ ký để lừa đảo UBND tỉnh Phú Yên vừa có công văn yêu cầu trước ngày 22/4/2014, Hội Cựu giáo chức và Ban đại diện Hội Người cao tuổi tỉnh kiểm tra, báo cáo vụ việc bị lừa đảo như thông tin báo chí nêu gần đây. Đồng thời, UBND tỉnh cũng yêu cầu công an tỉnh Phú Yên sớm điều tra, làm rõ hành vi lừa...