Chủ quán bánh xèo tra tấn 2 nhân viên dã man vì ăn vụng, lấy trộm tiền?
Bước đầu, đối tượng đã có những khai nhận về hành vi bạo hành người khác dã man của mình.
Như đã đưa tin trước đó, hiện mạng xã hội và dư luận đặc biệt quan tâm đến câu chuyện 2 thanh, thiếu niên giúp việc trong một quán bánh xèo miền Trung trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh thường xuyên xuất hiện những vết thương trên người, răng bị gãy mẻ… 2 nhân viên này còn vô số lần bị bỏ đói, phải ăn thức ăn thừa của khách.
Vào hôm nay (23/11), Công an huyện Yên Phong đã tạm giữ hình sự đối với N.T.A.T. (33 tuổi, quê Quảng Ngãi) là chủ quán bánh xèo nói trên, cùng chồng là N.T.V để điều tra hành vi “hành hạ người khác”. Ngoài ra, cơ quan chức năng cũng tiến hành giám định thương tật của 2 nạn nhân.
“Sau khi mời vợ chồng chủ quán bánh xèo và 2 nhân viên đến làm việc, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Yên Phong ra lệnh tạm giữ khẩn cấp đối với N.T.A.T để tiếp tục làm rõ hành vi bạo hành người dưới 16 tuổi”, phía công an nói.
Cơ quan công an huyện Yên Phong cũng cho biết, theo lời khai ban đầu của chủ quán bánh xèo , một trong những lý do chị ta tra tấn, đánh đập 2 nhân viên là do ăn vụng, do nhân viên lấy trộm tiền. Ngoài ra, cả hai cũng bị tịch thu và đập vỡ điện thoại, không có cách nào liên lạc với gia đình để cầu cứu. Họ chấp nhận bị đánh đập, tra tấn tàn nhẫn, nhặt thức ăn thừa để sống lay lắt cho qua ngày ở nơi “địa ngục trần gian” này.
Công việc cụ thể của D. bắt đầu từ 7h đến 4h sáng hôm sau, như bưng bê, dọn dẹp, rửa chén bát, thu dọn quán. Dù vậy, em vừa vẫn không được trả lương lại vừa thường xuyên bị bà chủ mắng chửi, đánh đập, kể từ tháng 10.
Theo tìm hiểu, ngày nào em D. cũng bị đánh, có ngày bị đánh 3 trận, ngoài ra chỉ được ăn bánh xèo khách ăn thừa, ngủ dưới nền đất, không giường chiếu. Cách đây khoảng một tuần, bà T. còn dùng chảo nấu bánh xèo còn nóng gí vào cánh tay em gây bỏng nặng.
Chuyện bà T. đánh đập, chửi mắng nhân viên không còn xa lạ với người dân nơi đây. Bà thường đánh đập 2 nam nhân viên giúp việc vào khoảng 1-2h sáng.
Rộ mốt makeup "bạo hành gia đình" dịp Halloween: Khi nỗi đau bị mỹ miều hóa và đem đổi lấy sự "cool ngầu" trên MXH
Khi nỗi đau bị mỹ miều hóa, khi vết thương bị xem nhẹ, khi bạo lực bị đem ra làm trò tiêu khiển, khi cụm từ "bạo hành" bị lấy ra để đổi lấy tiếng cười cùng vẻ "cool ngầu" trên mạng xã hội, dường như sự tàn nhẫn của những trận bạo hành gia đình đã vô tình bị nhấn chìm và bị lãng quên mất rồi...
Mỗi khi đến dịp lễ Halloween, giới trẻ ở nhiều nước trên thế giới lại đau đầu suy nghĩ các kiểu hóa trang độc đáo và kỳ dị để trở nên nổi bật trong những buổi tụ tập với bạn bè. Mặc dù được du nhập vào Trung Quốc chưa lâu, nhưng năm nào các bạn trẻ nước này cũng vô cùng hào hứng khi ngày Halloween cận kề.
Gần đây, trên mạng xã hội Trung Quốc xuất hiện rất nhiều hình ảnh nam thanh nữ tú trong tình trạng mình đầy thương tích giống như mới bị bạo hành, đi kèm caption hết sức khó hiểu: "Vừa bị bạo hành rồi, tôi ngầu quá đi!"
"Vừa bị bạo hành rồi, tôi ngầu quá đi!"
Có lẽ nhằm hưởng ứng buổi lễ hóa trang kinh dị vào cuối tháng 10 hàng năm, không ít bạn trẻ đã tự tô vẽ lên gương mặt mình những vệt máu hay vết sẹo dài để hù dọa người khác.
Thực ra, hóa trang vết thương giả trên gương mặt hay trên cơ thể trong dịp Halloween từ lâu đã không hề xa lạ với các bạn trẻ. Tuy nhiên, thời gian gần đây việc này đã bị biến tướng thành kiểu hóa trang mắt thâm, miệng chảy máu... giống như vừa bị bạo lực gia đình, gây ra rất nhiều tranh cãi. Không những vậy, một số bạn trẻ còn khoe khoang các kiểu makeup "bị bạo hành" vô cùng độc đáo rồi dương dương tự đắc vì "quá đẹp", "quá dễ thương".
Vài năm trước, một nghệ thuật gia người Tây Ban Nha kết hợp cùng một số nữ minh tinh Hollywood đã cho ra đời những bức ảnh phản đối vấn nạn bạo hành trong các gia đình. Rất nhiều phụ nữ ở các nước đã được hóa trang thành những người bị hại nhằm thu hút sự quan tâm của dư luận trên khắp thế giới. Sau này không hiểu vì sao cách hóa trang phản đối bạo hành này lại bị biến tướng đến mức kỳ cục.
Ban đầu, một hot girl mạng nước ngoài đăng tải hình ảnh sau khi hóa trang cùng quan điểm "kể cả có bị bạo hành thì cũng cần phải đẹp" thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng xứ Trung. Tiếp đó, makeup theo phong cách bị bạo hành dần trở thành trào lưu trong mắt nhiều bạn trẻ ở đất nước tỷ dân. Thậm chí, cụm từ "bạo hành" khi được gắn kèm với trang điểm đã không còn mang nỗi đau vốn có của nó.
"Cười chết mất, hoá trang kiểu này "phá đảo" vòng bạn bè luôn đấy!"
Chẳng biết từ bao giờ, việc trên gương mặt xuất hiện vài vết bầm tím, khóe miệng rỉ máu, mái tóc lòa xòa, ánh mắt thất thần, gương mặt hoảng sợ lại trở thành một nét "đẹp" và "ngầu" trong mắt giới trẻ Trung Quốc. Trên mạng xã hội nước này, có thể dễ dàng bắt gặp những dòng caption cực kỳ phản cảm: "Bị bạo hành rồi, tôi ngầu ghê!", "Hóa trang kiểu bị bạo hành thật sự đỉnh nhất cái vòng bạn bè (cách gọi bảng tin của một số ứng dụng mạng xã hội xứ Trung) luôn ấy!", "Like đi rồi tôi up nguyên cái video hướng dẫn nhé!"...
Có thể thấy, dường như việc biết makeup kiểu bị bạo hành đã trở thành một kỹ năng cao siêu và rất đáng ngưỡng mộ trong mắt nhiều bạn trẻ. Bên cạnh đó, một số ứng dụng chụp ảnh, quay clip cũng nhanh chóng "bắt trend" bằng cách cho ra mắt những hiệu ứng khiến người dùng sở hữu diện mạo giống như vừa bị bạo hành thật sự. Không chỉ hào hứng áp dụng, nhiều người dùng còn phấn khích bình luận: "Ôi, đúng cái tôi cần đây rồi.", "Tôi thích cái filter này quá!"...
Khi bạn đang vui thích với lớp filter mới trên các ứng dụng mạng xã hội, lúc bạn đang cười hỉ hả vì gương mặt hóa trang của mình được bạn bè thả tim cực nhiều, thì đâu đó trên thế giới này vẫn còn rất nhiều người đang phải hứng chịu những trận đòn roi tàn bạo, những nỗi đau cả về thể xác lẫn tinh thần cùng sự tuyệt vọng của họ không biết phải bày tỏ hay bấu víu nơi đâu, và rất có thể chúng sẽ mãi mãi bị nhấn chìm trong quên lãng vì sự vô tâm của một bộ phận xã hội. Một tấn bi kịch mà biết bao người và tổ chức trên thế giới luôn nỗ lực bài trừ, thế mà bỗng dưng lại trở thành "nguồn cảm hứng" cho thú tiêu khiển của lớp trẻ.
Một bạn trẻ buồn chán quá nên makeup sương sương cho vui
Không phải thứ gì cũng có thể đem ra làm trò đùa, đặc biệt là những việc liên quan đến tính mạng và sức khoẻ của con người. Đừng cố dùng phương pháp tìm nhẹ tránh nặng làm phai mờ nỗi đau mà người khác phải gánh chịu, cũng đừng bày ra thái độ thờ ơ trước những hành vi dã man bị toàn xã hội lên án. Bạo lực gia đình vẫn luôn là một vấn nạn nhức nhối chưa có điểm dừng ở nhiều quốc gia trên thế giới, và những trò vui không có điểm dừng giống như trào lưu kể trên chẳng khác nào đang tiếp tay cho kẻ ác, góp phần đưa đẩy các nạn nhân đến bên bờ vực thẳm.
Nếu không thể vỗ về hay giúp đỡ những hoàn cảnh đáng thương, thì cũng xin đừng xát muối vào vết thương của họ thêm nữa. Makeup "bạo hành gia đình" thật sự không hề đẹp, cũng chẳng hề dễ thương chút nào, thế nên đừng chỉ vì vái cái like ảo trên mạng xã hội mà vượt quá giới hạn, biến sự thiếu hiểu biết thành niềm vui kỳ cục.
Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, hãy nhớ vui thôi, đừng vui quá!
"Địa ngục" trần gian: Bé gái 6 tuổi bị mẹ ruột cùng bạn trai bạo hành dã man 3 tháng trời, bố đẻ gặp lại cũng không nhận ra con mình Bà mẹ cùng gã nhân tình đã bạo hành cô con gái 6 tuổi suốt 3 tháng trời bằng những hành động vô cùng man rợ. Vụ việc khiến cho dư luận Trung Quốc không khỏi bàng hoàng và phẫn nộ. Ngày 25/10, trên mạng xã hội Weibo lan truyền một video ghi lại những thương tích của một bé gái 6 tuổi...