Chủ nợ nhà máy vàng lớn nhất Việt Nam nói gì?
Chủ nợ lớn nhất tại Phước Sơn của Cty TNHH Vàng Phước Sơn cho biết, Cty TNHH Vàng Phước Sơn đã bội ước với Cty Quảng An và người dân khi lần lượt hứa hẹn trả nợ nhưng không thanh toán.
Đến cuối giờ chiều ngày 27/12, Cty TNHH Vàng Phước Sơn (Quảng Nam) vẫn ngừng hoạt động mặc dù người dân và đại diện Cty Quảng An không còn tụ tập tại nhà máy.
Trước đó, chiều ngày 26/12, Cty vàng Phước Sơn đã có thông báo cho công nhân kỹ sư nhà máy vì lý do “bất khả kháng” nên tất cả các nhân viên và nhà thầu đang làm việc tại mỏ vàng Phước Sơn ngừng làm việc. Ngay trong tối 26 và sáng ngày 27/12, hàng trăm công nhân kỹ sư của nhà máy vàng Phước Sơn đã bắt đầu rút khỏi thị trấn Khâm Đức.
Chủ các nhà nghỉ khách sạn nơi có công nhân lưu trú cho biết, số lượng công nhân, kỹ sư của Cty TNHH Vàng Phước Sơn đã rút về hết. Tuy nhiên, nhiều công nhân tỏ ra bất bình trước việc Cty thiếu nợ người dân với số lượng lớn, khiến nhiều gia đình lâm vào cảnh khốn đốn.
“Công nhân nghỉ làm thì kiếm việc khác. Người dân bị thiếu nợ lâm vào đường cùng trở nên khốn đốn mới đáng thương. Công ty cần thanh toán nợ nần cho người dân trước đã” một nam công nhân bức xúc. Theo một đại gia có kinh nghiệm trong giới làm vàng ở Phước Sơn (xin được giấu tên) nhận định: Rất có thể công ty đang cố tình ém vàng trong thời điểm giá vàng xuống thấp.
Đến chiều 27/12, nhà máy vàng Phước Sơn vẫn chưa hoạt động trở lại.
Tại văn bản số 1069 gửi UBND tỉnh Quảng Nam và các cơ quan liên quan, ông Phạm Quang Ngũ, Phó Tổng giám đốc Cty TNHH Vàng Phước Sơn cho rằng: công ty cũng đã và đang trong giai đoạn hết sức khó khăn về mọi mặt đang cố gắng nỗ lực để tiếp tục duy trì sản xuất, tạo doanh thu nhằm thanh toán dần dần các khoản nợ thuế, nợ các đối tác, nhà thầu và duy trì công việc cho gần 1.000 lao động của công ty.
Video đang HOT
Ông Ngũ cho rằng: “Hành vi chặn đường của những người Công ty Quảng An và một số tiểu thương tại huyện Phước Sơn là bất hợp pháp và kích động người dân địa phương”.
Ngày 27/12, tiếp xúc với phóng viên, ông Đỗ Ngọc Thắng, Chủ tịch UBND thị trấn Khâm Đức có vợ là giám đốc Cty Quảng An, chủ nợ lớn nhất tại Phước Sơn của Cty TNHH Vàng Phước Sơn cho biết, đã viết đơn xin từ chức, vì xét thấy mình vi phạm điều lệ Đảng và không muốn ảnh hưởng đến uy tín của chính quyền địa phương.
Lý giải về việc người của Công ty Quảng An kéo lên nhà máy Vàng Phước Sơn siết nợ, ông Thắng cho biết: Do Cty vàng Phước Sơn đã vi phạm hợp đồng, trong khi chưa thanh toán nợ cho Cty Quảng An đã kêu nhà thầu khác lên vận chuyển quặng, khiến người của Cty Quảng An và người dân góp vốn bức xúc.
“Chúng lên để chặn xe nhà thầu mới để phản đối, giữ đường không cho chở quặng đi. Người dân bị thiếu nợ nên cũng kéo lên, không hề có chuyện kích động hay lôi kéo người dân!”, ông Thắng nói
“Hiện công ty đã có kế hoạch trả nợ cho các chủ thầu và cho người dân. Công ty chỉ trả nợ trong điều kiện công ty hoạt động bình thường nhưng ít nhất cũng phải từ 3 đến 4 tháng mới trả được”. Ông Ngũ nói
Ông Thắng cho biết: Cty TNHH Vàng Phước Sơn đã bội ước với Cty Quảng An và người dân khi lần lượt hứa hẹn trả nợ nhưng không thanh toán. Hiện tại, gia đình ông đang lâm vào cảnh nợ nần chồng chất, với số tiền 32 tỷ đồng trong đó có 4 tỷ đồng vay ngân hàng. Trong khi đó, số tiền mà Cty TNHH Vàng Phước Sơn đang thiếu nợ Cty Quảng An 18 tỷ đồng chưa kể số tiền nợ của tháng 12 chưa biết bao giờ trả.
Công ty TNHH Vàng Phước Sơn và Cty Quảng An đã làm với nhau hơn 10 năm, chưa hề có tranh chấp, thiếu nợ. Tuy nhiên, từ cuối năm 2012 và năm 2013, Cty TNHH Vàng Phước Sơn chần chừ trả nợ, khiến công ty lao đao. Trong khi số vốn hoạt động đều do ông Thắng dùng uy tín để huy động vốn của người dân thị trấn Khâm Đức cùng làm ăn.
Ông Thắng giãi bày: 27 năm làm việc tại địa phương, ông chưa hề làm ảnh hưởng uy tín của cơ quan, nhà nước. Gia đình ông đã bị đẩy vào thế đường cùng, hết đường nên buộc ông phải từ chức để đi đòi nợ cùng vợ và người dân. Hiện gia đình ông đang tính đến phương án bán xe cộ, tài sản để trả một phần nợ cho người dân góp vốn cùng Cty. “Tôi giờ hết đường, chỉ còn đường chết”, ông Thắng nghẹn ngào.
Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, liên quan đến hoạt động của nhà máy vàng Phước Sơn, chiều ngày 27/12, ông Phạm Quang Ngũ, Phó tổng giám đốc Cty TNHH Vàng Phước Sơn cho biết: Ngày 28/12, nhà máy sẽ hoạt động trở lại, vì Cty đã làm việc với lãnh đạo huyện và đại diện nhà thầu Cty Quảng An và đạt được một số thỏa thuận.
Theo ông Ngũ, trong năm 2013, tình hình tài chính của Tập đoàn Besra và Cty TNHH Vàng Phước Sơn gặp nhiều khó khăn dẫn đến việc thua lỗ và thiếu nợ nhà thầu cũng như người dân. Nguyên nhân chính theo ông Ngũ là giá vàng xuống thấp, điều kiện hầm lò khai thác ngày càng xuống sâu, khó khăn làm tăng chi phí sản xuất trong khi hàm lượng vàng lại thấp.
Chính sách thuế của Việt Nam thay đổi liên tục và càng cao. Ngoài ra, từ ngày 17/11, Cty vàng Bồng Miêu (một công ty con khác của tập đoàn Besra) phải đóng cửa do sạt lở, nên áp lực trả nợ cho ngân hàng nhà thầu lớn, khiến Công ty TNHH Vàng Phước Sơn liên tục gặp khó khăn, thiếu nợ chủ thầu và người dân.
“Hiện công ty đã có kế hoạch trả nợ cho các chủ thầu và cho người dân. Công ty chỉ trả nợ trong điều kiện công ty hoạt động bình thường nhưng ít nhất cũng phải từ 3 đến 4 tháng mới trả được”, ông Ngũ nói.
Ông Ngũ cũng khẳng định, tình hình Nhà máy vàng Phước Sơn bị phong tỏa như hiện nay nếu chính quyền không giải quyết được thì công ty sẽ báo cáo cấp cao hơn.
Theo Nguyễn Thành
200 người vây nhà máy vàng: "Cầu cứu" công an
Công ty TNHH vàng Phước Sơn (Tập đoàn Bsera - Canada) vừa có công văn khẩn cầu cứu công an, chính quyền tỉnh Quảng Nam sau vụ hàng trăm chủ nợ chặn đường, vây nhà máy để đòi nợ.
Chiều qua 26/12, Công ty TNHH vàng Phước Sơn đã có công văn khẩn gửi đến UBND tỉnh, Phòng An ninh kinh tế (PA81) Công an tỉnh Quảng Nam; lãnh đạo UBND, công an huyện Phước Sơn... báo cáo tình hình về vụ việc hàng trăm chủ nợ chặn đường, vây nhà máy để đòi nợ.
Theo ông Phạm Quang Ngũ, Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH vàng Phước Sơn, hiện công ty đang trong giai đoạn hết sức khó khăn và vẫn đang cố gắng nỗ lực để tiếp tục duy trì sản xuất, tạo doanh thu nhằm thanh toán dần các khoản nợ thuế, nợ các đối tác, nhà thầu và duy trì việc làm cho gần 1.000 người lao động của công ty.
Lãnh đạo Công ty TNHH vàng Phước Sơn cho biết khoảng 8 giờ 30 ngày 26/12, đại diện Công ty Quảng An (là nhà thầu xây dựng và vận chuyển quặng lâu năm của Công ty TNHH vàng Phước Sơn), một số công nhân và nhà thầu phụ của Công ty Quảng An cùng một số hộ kinh doanh nhỏ tại Phước Sơn đã tổ chức chặn đường lên nhà máy vàng Đăk Sa, khu khai thác mỏ Bãi Gõ của công ty tại thôn 4 xã Phước Đức. Mục đích là yêu cầu công ty phải thanh toán ngay hết các khoản nợ cho họ.
Hàng trăm người dân vây Công ty TNHH vàng Phước Sơn đòi nợ
Theo ông Phạm Quang Ngũ, chủ nợ tuyên bố sẽ chặn đường trong vòng 3 ngày. Nếu công ty không trả hết nợ họ sẽ tràn vào nhà máy để lấy hết tài sản hiện có của nhà máy mang đi. Những người này mang theo cả thức ăn và dựng lều trại để ở lại tại điểm chặn đường. Các chủ nợ chấp nhận cả hai bên "cùng mất" và vẫn tổ chức chặn đường không cho xe và người lưu thông lên nhà máy và khu mỏ Bãi Gõ. Tình hình hiện nay tại mỏ vàng Đăk Sa rất căng thẳng và phức tạp.
Liên quan đến việc người dân, doanh nghiệp "tố" công ty không chịu trả nợ, ông Phạm Quang Ngũ, giải thích rằng trước đó, lãnh đạo công ty đã nhiều lần gặp gỡ và làm việc với đại diện Công ty Quảng An và một số nhà thầu về kế hoạch trả nợ. Công ty đã và đang rất cố gắng tiết giảm mọi chi phí có thể trên nhiều lĩnh vực, bao gồm cả cắt giảm 20% tiền lương của lãnh đạo và nhân viên để thanh toán nợ, cắt giảm nhân công ở một số vị trí để giảm chi phí. Công ty chính thức tuyên bố tạm thời ngừng hoạt mọi hoạt động sản xuất vì sự cố bất khả kháng từ lúc 15 giờ 30 chiều 26/12 cho đến khi sự cố chặn đường được giải quyết.
Trước đó, từ sáng 26/12, gần 200 người dân cùng doanh nghiệp đã kéo đến nhà máy khai thác vàng của Công ty TNHH vàng Phước Sơn để để đòi nợ. Một số chủ nợ đã dùng búa đập phá cổng để tràn vào bên trong nhà máy, tìm gặp lãnh đạo. Mặc cho công ty lệnh cho nhân viên bảo vệ đóng chặt cổng ra vào.
Được biết, Công ty TNHH vàng Phước Sơn và Công ty TNHH Khai thác vàng Bồng Miêu có trụ sở ở xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh, Quảng Nam là "anh em ruột" của Tập đoàn Bsera - Canada, đầu tư kinh doanh sản xuất vàng tại Việt Nam hàng chục năm nay.
Theo Khampha
Gần 200 người vây nhà máy vàng đòi nợ Sáng 26/12, gần 200 người mang theo dao, búa kéo đến dựng lều lán trước cổng nhà máy Vàng Phước Sơn, chặn xe ra vào nhà máy để yêu cầu công ty trả nợ. Ngày 26/12, công an huyện Phước Sơn (Quảng Nam) đã phải tăng cường lực lượng tại Nhà máy tuyển luyện vàng của Công ty TNHH Vàng Phước Sơn (thuộc...