Chủ nhà khốn đốn vì gặp phải người giúp việc “tác quái”
Không ít gia đình đã phải “kính thưa osin” khi rơi vào những tình huống dở khóc, dở cười khi bỏ tiền thuê osin nhưng lại nhận lại sự bực tức, rắc rối từ những người giúp việc .
Thuê người giúp việc không còn là nhu cầu hiếm với nhiều gia đình trong xã hội hiện nay. Tuy nhiên, để có thể thuê được một ngườiviệc ph giúp ù hợp vẫn thực sự là một bài toán khó với nhiều hộ gia đình . Với mức lương từ 5 – 8 triệu đồng/tháng, nhiều gia đình vẫn khó để có thể tìm được một người giúp việc chu đáo, phù hợp với yêu cầu công việc .
Với người giúp việc phụ trách việc chăm sóc cho “người bệnh” thì yêu cầu về phẩm chất là yếu tố được coi trọng nhất. Ảnh chỉ mang tính minh họa
Các gia đình thuê người giúp việc chủ yếu là vì gia chủ không có đủ thời gian để sắp xếp công việc nhà. Một số gia đình có người cao tuổi không còn được nhanh nhẹn nên thuê người giúp việc để chăm sóc cha mẹ. Nhưng chủ nhà lại không ngờ rằng, thái độ của người giúp việc trước mặt và sau lưng mình hoàn toàn khác nhau.
Chị Lê Hiền Chi (44 tuổi, phố Hàm Nghi, quận Cầu Giấy, Hà Nội ) chia sẻ câu chuyện của gia đình mình 5 tháng trước: “Nhà tôi bán tạp hóa nên chủ yếu thời gian tôi đều ở cửa hàng, đến tối khuya mới đóng cửa về nhà. Mẹ chồng tôi đã cao tuổi, không còn được minh mẫn nữa. Lúc trước, tôi thường đưa mẹ ra cửa hàng cùng để tiện chăm sóc mẹ, nhưng mấy tháng nay sức khỏe mẹ tôi yếu hơn, nên tôi không muốn mẹ phải di chuyển nhiều. Vợ chồng tôi nảy ra ý định thuê người giúp việc đến chăm sóc mẹ, tiện chăm lo công việc nhà vì cả hai chúng tôi đều rất bận, trước đây việc nhà cũng không được tươm tất cho lắm”.
Chị Chi kể cô giúp việc vợ chồng chị thuê mới 26 tuổi, nhanh nhẹn lại nhiệt tình nên anh chị rất yên tâm. Nhưng điều khiến anh chị không ngờ được là những gì tốt đẹp trước mắt đều là chiêu trò của cô giúp việc trẻ tuổi. Sau một tháng giúp việc, chị Chi phát hiện mẹ chồng có những biểu hiện bất thường như ít nói hơn, giật mình khi có người lạ kèm theo nhiều vết bầm ở tay. Mẹ chồng chị Chi bị tai biến, liệt giường nằm một chỗ đã lâu nên chị và chồng không thể nắm bắt được nguyên nhân nhưng thống nhất với chồng bí mật lắp đặt camera để có thể theo dõi được mẹ ở nhà.
Chị và chồng đều chết đứng sau khi xem được những hình ảnh từ camera: “Sau khi xem đoạn ghi hình, chúng tôi dường như ch ết đứng vì những gì nhìn thấy quá sức tưởng tượng. Giúp việc không chỉ không chăm sóc mẹ chồng tôi, mà còn thường xuyên quát mắng, nhéo mạnh vào người mẹ, những vết bầm trên tay mẹ chính là do nguyên nhân này. Cô ta không cho mẹ tôi ăn thịt, chỉ có chút cơm với rau luộc, hoặc cho nhịn luôn nếu mẹ không chịu ăn. Bao nhiêu nước yến và sữa bột xịn tôi mua cho mẹ đều được cô ấy khui ra uống bằng hết”. Chị Chi và chồng đã lập tức báo cho công an địa phương xử lý vụ việc. Đối với anh chị, đây là một ký ức kinh hoàng.
Nhiều gia đình đã phải tìm đến các trung tâm giúp việc uy tín để có thể lựa chọn người giúp việc phù hợp và uy tín. Ảnh chỉ mang tính minh họa.
Không rơi vào tình huống đáng sợ như chị Chi, chị Nguyễn Lệ Hằng tại ngách 23/63, Trần Quốc Vượng, Cầu Giấy, Hà Nội lại rơi vào một tình huống dở khóc, dở cười khi thuê người giúp việc về để phụ giúp nhưng lại “không giúp được việc gì”. Chị Hằng cho biết: “Mình làm tạp hóa nên cần phải tìm người xếp đồ, lấy hàng giúp. Làm xong hợp đồng thuê 6 tháng rồi mới “tá hỏa” khi biết người giúp việc vừa thuê không thể bưng được vật nặng vì bị bệnh tim . Thế nên, cứ vật nặng hoặc ở cao là mình đều phải tự làm. Nhưng thấy hoàn cảnh bạn ấy rất khó khăn nên vợ chồng mình đành phải cố thêm, bạn ấy giúp được gì thì càng tốt”.
Giúp việc cho gia đình là nhu cầu chính đáng của mỗi gia đình tuy nhiên để có thể chọn được người giúp việc vừa thạo việc, vừa có nhân cách tốt các gia đình cần lựa chọn những cơ sở cung cấp người giúp việc uy tín, có lý lịch, hồ sơ rõ ràng tránh xảy ra những tình huống đáng tiếc, gây đảo lộn cuộc sống gia đình.
Thưởng Tết 20 triệu, tôi biếu mẹ vợ 10 triệu, mẹ đẻ 5 triệu thì vợ cằn nhằn đòi ly hôn
Vừa biết tôi lén cho 2 mẹ tiền, vợ đã tối sầm mặt gọi tôi vào phòng cằn nhằn và dọa ly hôn nếu tôi vẫn cư xử như vậy.
Năm nay dịch bệnh, làm ăn khó thành ra chuyện thưởng Tết ai cũng chán nản chẳng muốn nghe. May mắn thay tôi làm trong công ty sản xuất thực phẩm, mặt hàng thiết yếu nên năm nay không đến nỗi nào. Công ty Tất niên, thưởng Tết sớm tôi được nhận 20 triệu cùng gói quà nhỏ. Có tiền, thay vì bàn với vợ sẽ sử dụng nó như thế nào thì tôi tự quyết.
Chủ động biếu riêng mẹ vợ 10 triệu ăn Tết, tôi xin bà đừng nói với ai kẻo mọi người lại tị. Riêng mẹ đẻ thì tôi chỉ biếu ông bà 5 triệu ăn Tết. Tôi biếu như vậy vì gần 1 năm nay, mẹ vợ bỏ hết mọi việc ở quê lên ở với vợ chồng tôi, bế cháu giúp. Không có mẹ vợ, vợ chồng tôi không biết xoay sở ra sao hết khi bà nội yếu không trông được, thuê giúp việc thì chẳng yên tâm.
Vợ chồng tôi không sống chung với bố mẹ tôi nên mọi thứ dễ dàng. Hai ông bà đều là hưu trí, tháng hai người có 5 triệu tiền lương nên tiêu dư giả, còn bố mẹ vợ tôi thì khác, ông bà ở dưới quê không có lương bổng chỉ trông vào 3 sào hoa màu. Bà lên thành phố với vợ chồng tôi, ông ở nhà chỉ làm túc tắc. Ở với mẹ vợ, nhiều khi tôi thấy mang ơn bà, chính vì vậy tôi hay giấu mọi người mua quà, cho tiền bà tiêu vặt.
Giữ lại 5 triệu cho mình, tôi tính đưa thêm cho vợ sắm Tết, ấy vậy mà vừa biết tin tôi biếu tiền bố mẹ 2 bên, vợ về đã mặt nặng mày nhẹ khó chịu với tôi. Cô ấy nói rằng tôi không tôn trọng, không hỏi ý kiến vợ. Tôi làm như vậy vợ không chấp nhận, tại sao mẹ đẻ lại được biếu ít tiền hơn mẹ vợ. Cô ấy bực mình về cách hành xử của tôi và dọa rằng tôi tiếp tục như thế này cô ấy sẽ ly hôn.
Bất ngờ trước phản ứng của vợ, đáng lẽ ra cô ấy phải mừng vì mẹ vợ được tôi biếu nhiều coi trọng hơn chứ? Nhưng vợ lại cho rằng tôi thiên vị, làm thế không đúng. Cãi nhau một hồi, cô ấy thẳng thừng nói với tôi: "Anh không biếu thì thôi, nhưng đã biết thì phải biếu cho đều. Mẹ chồng không trông cháu giúp được, nhưng lại rút hết tiền tiết kiệm cho vợ chồng mình mua nhà. Cuối tuần bà vẫn mang rau, thịt cá sang cho vợ chồng mình đấy thôi. Không có đồ mẹ mang cho thì liệu anh có thức ăn sạch mà ăn không? Anh làm thế em xấu hổ với mẹ chồng lắm" .
Lặng người trước những gì vợ nói, tôi không ngờ cô ấy lại nghĩ sâu xa, thương mẹ chồng như vậy. Vợ nói đúng, bố mẹ tôi suốt 3 năm qua vẫn chu cấp thực phẩm cho chúng tôi. Căn chung cư này nếu không có 500 triệu của bố mẹ cho, vợ chồng cũng không mua được mà vẫn ở nhà thuê. Vợ nói thế là đang trách tôi sai, không biết cư xử.
Vợ bực, cau có tôi cũng thấy mệt nhưng giờ kiếm đâu ra 5 triệu để biếu bố mẹ thêm nữa bây giờ. Chẳng lẽ rút lại tiền đã gửi bố mẹ vợ thì không được. Không hài lòng về việc tôi biếu bên ít bên nhiều, vợ lại chì chiết tôi về cách hành xử dấm dúi như kiểu làm gì mờ ám như thế. Bị vợ "dạy dỗ" một hồi tôi cũng thấy mình sai, xin lỗi cô ấy và sẽ không phân biệt mẹ vợ, mẹ đẻ; mẹ nào giúp nhiều giúp ít nữa. Lúc này em mới chịu hạ giọng, hết khó chịu.
Nghe được cuộc cãi vã của vợ chồng tôi, mẹ vợ gõ cửa gọi chúng tôi ra ngoài nói chuyện. Bà đưa lại 10 triệu đã biếu và nói mai sẽ thu xếp về quê lo Tết nhất. Bà làm như vậy, vợ chồng tôi bất ngờ lắm. Mẹ tự ái, giận dỗi vì con gái không hiểu, thương mẹ cho rằng bà không giúp, không cho tiền con mua nhà. Giải thích hết nước hết cái mẹ vẫn nằng nặc đòi về và không nhận số tiền đó.
Hôm qua vợ chồng tôi về quê xin lỗi mẹ, bà bảo không giận nhưng nghe chừng vẫn chưa vui, bình thường. Tôi là phận con rể nhưng cũng coi nhà vợ như nhà mình và vợ tôi cũng vậy. Sao chúng tôi dám bên trọng bên khinh chứ? Giờ mẹ vợ thế này, tôi không biết làm cách nào để mẹ hết giận, vui vẻ tiếp tục lên trông cháu cho vợ chồng tôi đây. Chứ phận làm con, chúng tôi biết ơn bố mẹ chưa hết sao dám giận, có ý nghĩ không tốt về bố mẹ mình.
Chồng mỉa mai: "Cô còn thua kém người giúp việc nên đừng kể lể công lao", vỏn vẹn 3 tháng sau anh đã được "sáng mắt" Sau 3 tháng thuê người giúp việc, Tuấn mới nhận ra sự so sánh của mình khi trước thật quá khiên cưỡng và thiếu thấu đáo, đầy ích kỷ và nực cười. Không ít người chồng đi làm gánh vác kinh tế gia đình đã nảy sinh tâm lý coi thường vợ ở nhà trông con, quán xuyến việc nhà. Họ cho rằng...