Chồng quá phụ thuộc vào bố mẹ, tôi sợ phải làm hết việc nhà khi sống chung
Khi chuyển đến căn hộ đầu tiên của chúng tôi, điều tôi lo sợ nhất là phải làm hết việc nhà, bởi chồng tôi đã quá quen với cách sống phụ thuộc vào bố mẹ.
Chúng tôi vừa chuyển đến căn hộ đầu tiên. Anh 31 tuổi, quen sống phụ thuộc vào bố mẹ, chưa từng sống một mình.
Tôi sợ rằng sẽ phải chăm sóc anh và làm hết việc nhà, dù anh đi làm về trước tôi. Anh là giáo viên, có nhiều thời gian rảnh hơn tôi. Tôi phải làm sao để anh chủ động giúp đỡ việc nhà mà tôi không phải cằn nhằn?
Trước tình huống trên, chuyên gia Eleanor Gordon-Smith của The Guardian cho biết, hai vợ chồng nên sòng phẳng với nhau về công việc nhà bằng cách lập kế hoạch, lên danh sách những việc cần làm và phân chia nhiệm vụ.
Nếu người vợ chọn im lặng và chấp nhận làm các công việc nhà thì sẽ không khiến chồng nhận ra được mình cần phải làm gì.
Chồng phụ thuộc vào bố mẹ, tôi sợ phải làm hết việc nhà khi sống cùng anh (Ảnh minh họa: Freepik).
Video đang HOT
Theo Eleanor, do người chồng chưa từng sống riêng nên không biết các công việc trong gia đình. Tuy nhiên, anh có thể học hỏi từ từ bằng cách người vợ cố gắng hướng dẫn chồng như hướng dẫn một người bạn mà cô tin tưởng vào năng lực của người đó.
Người vợ không nên tỏ ra cằn nhằn. Thay vào đó, hãy động viên và tin tưởng chồng có thể làm tốt việc nhà.
Chuyên gia cho hay, điều tuyệt vời là cả hai chuyển đến một căn hộ hoàn toàn mới. Nếu cặp đôi sống trong căn nhà của người vợ, người chồng có thể sẽ rất áp lực khi phải sống trong không gian mà anh không hề biết gì.
Cặp đôi nên thoải mái vui vẻ giao việc cho nhau như “hãy dọn dẹp nhà cửa trước khi đi ăn tối” để dần thích nghi mà không cảm thấy có sự xáo trộn lớn nào.
Một câu hỏi khác là làm thế nào để quản lý mối quan hệ xung quanh việc nhà. Người chồng có thể cảm thấy bất an hoặc ý thức về bản thân vì chưa bao giờ sống một mình.
“Nếu anh ấy không làm phần việc của mình, tôi nghĩ một nguyên tắc tốt trong các mối quan hệ chung sống là trò chuyện và thẳng thắn với nhau, đừng đưa ra những gợi ý bóng gió”, Eleanor nói.
Hôn nhân là sự gắn kết giữa hai người để cùng chia sẻ trách nhiệm và nghĩa vụ gia đình. Hạnh phúc sẽ không thể tồn tại nếu chỉ một người chăm lo.
Người vợ rất mong muốn chồng thay đổi thói quen sống phụ thuộc bố mẹ suốt 31 năm. Nhưng để làm được điều đó, không phải chỉ là mong muốn mà cô ấy phải hành động.
Cô ấy nên chia sẻ để chồng hiểu rằng, mỗi người đều có đóng góp riêng và công nhận những đóng góp của bạn đời.
“Hy vọng với sự nỗ lực của vợ, người chồng có thể nhận ra gia đình sẽ trở nên hạnh phúc nếu biết sẻ chia và hỗ trợ nhau từ những việc đơn giản nhất. Đó mới là cách thể hiện của một người đàn ông trách nhiệm và bản lĩnh”, chuyên gia cho hay.
Tuệ Đan
Nửa đêm, cả nhà đều ngủ nhưng đèn nhà bếp còn sáng, thấy việc vợ đang làm, tôi điên tiết dọn đồ ra ở riêng ngay lập tức
Nếu như không tận mắt chứng kiến, làm sao tôi biết được vợ sống khổ sở như thế này?
Nhà tôi rộng hơn 100m2 và có 3 cặp vợ chồng đang cùng sinh sống. Bố mẹ tôi hiền lành, nhẫn nhịn. Vợ chồng tôi ở một phòng riêng; vợ chồng em trai ở một phòng riêng. Vợ tôi là giáo viên, cư xử rất phải phép, chưa bao giờ nói nặng lời hay to tiếng với ai. Em dâu làm công nhân, tính tình đanh đá, ăn nói xốc nổi, hay gây sự với chị dâu. Có lẽ vì khác môi trường làm việc, trình độ học vấn nên quan điểm sống cũng khác nhau. Tôi không thích em dâu nhưng vì muốn gia đình được êm ấm nên khuyên vợ nhường nhịn một chút. Giờ nghĩ lại, tôi tự trách bản thân mình vì chính tôi đã gián tiếp khiến vợ sống khổ sở.
Kiệt, em trai tôi thích tụ tập nhậu nhẹt, hát hò đến khuya. Sau đó, Kiệt nhậu say rồi bỏ vào phòng ngủ, để nguyên chén bát, ly đĩa ngoài bàn. Vợ tôi là người dọn dẹp, rửa chén bát vì tính cô ấy ưa sạch sẽ, không bao giờ muốn để chén bát bẩn qua đêm. Tôi nhắc vợ nhiều lần, bảo kệ đi, em trai nhậu thì em dâu dọn, cớ gì mà vợ tôi phải dọn. Vợ tôi lại bảo em dâu đang bận con nhỏ, cô ấy chịu khó một tí là được.
Tháng 4 năm nay, vợ tôi sinh con được 2 tháng cũng là lúc tôi được điều chuyển công tác đến tỉnh khác. Tuy là lên chức giám đốc chi nhánh, lương thưởng cao nhưng phải xa vợ con. Trước khi nhận công tác, tôi khuyên vợ rất nhiều. Tôi dặn dò cô ấy đừng tham gia nhiều vào chuyện nhà chồng, cứ mặc kệ em chồng muốn nói gì thì nói, đừng đáp trả khi không có tôi ở nhà. Em dâu có hỗn thì cứ nói với bố mẹ để họ phân xử giúp. Vợ bảo tôi cứ yên tâm, đừng lo cho cô ấy, chỉ cần tôi làm tốt công việc của mình là cô ấy yên lòng rồi.
Ảnh minh họa
Cuối tuần vừa rồi, tôi xin nghỉ phép 3 ngày để về nhà vì quá nhớ vợ con rồi. Cũng nhờ đây, tôi mới biết cuộc sống khổ cực của vợ mình ở nhà chồng. Hôm đó, em trai tôi lại rủ bạn bè về nhậu nhẹt, bày chén bát khắp nơi. Nửa đêm tôi tỉnh giấc, không thấy vợ bên cạnh nhưng lại thấy phòng bếp còn sáng đèn, lúc đó là hơn 11h khuya. Tôi thấy vợ ngồi hì hục rửa đống chén bát mà sửng sốt. Lẽ ra người dọn rửa phải là em dâu, tại sao lại là vợ tôi? Trong khi con của chúng tôi còn rất nhỏ?
Tôi gọi cô ấy, bảo cô ấy về phòng ngủ, đừng rửa nữa. Vợ tôi không chịu, nói để rửa cho xong luôn chứ mai còn đi dạy sớm, không ai rửa. Tôi hỏi em dâu đâu, tại sao không làm? Vợ tôi cúi mặt, nói lí nhí: "Em ấy không làm đâu, toàn em làm thôi. Em không rửa thì sáng mai cũng không ai rửa, cứ để đó đến chiều. Mà nói ra thì vợ chồng Kiệt cãi nhau, đánh nhau nên thôi, em làm tí cho xong".
Nghe vợ nói thế, tôi điên tiết lên, đá luôn thau chén bát rồi kéo vợ đứng dậy về phòng. Ngay sáng hôm sau, tôi dọn đồ đạc, tuyên bố sẽ ra ở riêng. Tôi trách bố mẹ quá nhu nhược, không biết bảo vệ con dâu cả, sợ sệt con dâu út. Em trai cũng không chịu thua, cũng mắng lại chị dâu là ai nhờ chị làm, chị cứ bỏ đấy thì có sao đâu mà cứ phải đêm hôm rửa?
Hiện tại, vợ chồng tôi đang ở nhà trọ nhưng vợ tôi lại bảo sung sướng, vui vẻ hơn lúc sống chung với nhà chồng. Tôi đang muốn mua nhà mà lấn cấn. Trước đây, tôi từng bỏ ra 500 triệu để xây nhà, giờ bỏ đi mà không lấy lại đồng nào thì ức chế quá. Tôi có nên bảo em trai thu xếp, trả lại cho mình số tiền kia để tôi mua căn chung cư khác? Liệu việc tôi đòi tiền có đẩy mâu thuẫn anh em lên cao đến mức không thể nhìn mặt nhau không?
Bố chồng thường xuyên gọi điện vay tiền, biết sự thật tôi khó xử Cứ 1 - 2 tháng, bố chồng lại gọi điện vay tiền. Ban đầu tôi tưởng bố có việc quan trọng nhưng khi biết sự thật, tôi cảm thấy khó xử vô cùng. Ngày lấy chồng, tôi luôn yên tâm về gia đình anh. Không chỉ mẹ chồng tốt tính mà bố chồng cũng rất hiền lành, quan tâm con cái. Tôi tôn...