Chồng đóng sập cửa bỏ đi khi vợ lên tiếng và bài học về “quyền tranh luận” của phụ nữ trong hôn nhân
Sự tranh cãi thật sự rất có lợi. Chúng ta hoàn toàn có thể đưa ra toàn bộ những khúc mắc, những uất ức để nói. Hai bên lắng nghe nhau, giải quyết nó rồi đâu lại vào đấy.
01
“- Vậy anh có nghĩ việc làm của mình sẽ khiến cho tất cả mọi người đều không vui không?
- Em đừng nói nữa. Anh không muốn nghe”…
Sau câu nói đó, Hưng sập cửa bỏ đi để Thương đứng một mình. Cái cảm giác lúc nào cần tranh cãi đều là cô độc thoại như thế này, Thương trải qua đã quá đủ.
***
Ban đầu khi quyết định cưới Hưng, Thương có nằm mơ cũng chưa từng nghĩ thứ tưởng chừng như ưu thế của anh lại gây bất lợi cho cuộc hôn nhân của cả hai. Ngày đó, Thương có nhiều người theo đuổi nhưng cô yêu Hưng bởi tính tình của anh ít nói, hiền lành và không bao giờ để bụng.
Thương là người hoạt bát, nói nhiều. Bởi vậy, cô nghĩ mảnh ghép mình còn thiếu là người ít nói.
“Gia đình người nói phải có người nghe chứ”, cô thường trả lời như vậy khi đám bạn hỏi vì sao lại cưới Hưng.
Hưng hiền lành, quá mức hiền lành, đến nỗi suốt hành trình yêu đương, cưới xin anh để Thương quyết cả. Hưng thế nào cũng được, anh không quan tâm. Ban đầu, Thương mừng thầm, cho rằng mình cưới được người đàn ông như thế này thì “đáng” quá, có thể “cầm đầu chồng”.
Nhưng dần dần, cô lại thấy cuộc sống của mình trôi qua quá mức ủ ê, bế tắc. Tất cả chỉ vì chồng Thương không thích đối thoại, không muốn tranh cãi và trốn tránh toàn bộ những cuộc tranh luận về nhiều vấn đề trong gia đình. Từ chuyện đối nội đối ngoại, vay nợ làm ăn đến vài vấn đề liên quan khác, anh không thích can thiệp và cũng chẳng muốn trao đổi. Kể cả khi hai vợ chồng xích mích, Thương chưa kịp hỏi anh để giải quyết thì Hưng đã sập cửa bỏ đi.
02
Video đang HOT
Lúc nào cũng thế, có vấn đề xảy đến giữa hai vợ chồng, Thương muốn tâm sự, giãi bày hay thậm chí muốn bùng nổ thì Hưng đều không nghe.
Thương cảm thấy lạ thật sự, vợ chồng với nhau có nhiều điều cần phải trao đổi, tại sao anh luôn trốn tránh. Khi hỏi đến, Hưng chỉ trả lời gọn lỏn: “Anh không thích đôi co”.
Nhưng cuộc sống hôn nhân đâu phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió. Đôi khi người ta phải có chút tranh cãi để vấn đề nào cũng được giải quyết triệt để. Đằng này, Hưng không để Thương có quyền “được cãi vã” trong nhà.
Cảm giác của Thương lúc nào cũng như đang đấm vào một bịch bông. Cô tự đấm, tự hưởng thụ, đối phương chẳng màng đến.
Nhiều lần Thương muốn ngồi lại với chồng để cả hai cùng nói chuyện và bàn bạc song anh không muốn nghe. Hưng cho rằng vấn đề gì thì vấn đề, chỉ cần không nhắc đến, bỏ qua rồi sẽ thôi.
Anh không nghĩ rằng những bực bội, bức xúc của vợ dồn nén lâu dài sẽ dẫn đến rạn nứt. Thương hiểu điều đó, cô muốn đối thoại hay thậm chí cãi vã một trận tơi bời nhưng đáp lại là những lần bịt tai hay sập cửa bỏ đi của Hưng. Anh vẫn giữ nguyên quan điểm chuyện gì không nhắc tới thì thời gian sẽ khiến nó bị lãng quên đi.
Sinh nhật mẹ Thương, cả nhà bàn nhau ăn uống xong sẽ cùng đi xem phim. Vé mua đã đủ, khi biết chuyện, Hưng ngẩng đầu nói tỉnh bơ: “Cả nhà đi đi con không có ham”.
Đến nghĩ một cái cớ nào đó như bận việc hay có lịch đột xuất anh cũng không màng. Sau buổi xem phim, Thương về nhà và muốn nói với chồng chuyện này. Thật sự Thương muốn bùng nổ nhưng vẫn bình tĩnh hỏi Hưng về cách hành xử. Đáp lại, anh sập cửa bỏ đi vì cho rằng chuyện nhỏ không đáng nhắc đến. Thương uất ức và lần đầu tiên cô nghĩ đến chuyện chấm dứt tất cả.
03
Kết hôn là một hành trình thật sự lâu dài. Hai con người từ xa lạ trở nên thân quen rồi về chung một nhà. Nhưng yêu và cưới là hai giai đoạn cực kỳ khác nhau. Bản thân nó cũng khác biệt về bản chất. Dù yêu nhau đắm say, cả hai chưa về chung một nhà thì cũng luôn gặp đối phương trong trạng thái tươm tất nhất, chưa chung đụng nhiều.
Tuy nhiên đã kết hôn rồi, cả hai sống cùng một nhà, nhiều vấn đề phải bàn, nhiều chuyện nảy sinh. Hai con người từ hai môi trường sống khác nhau, được dạy bảo khác nhau về sống chung ít nhiều sẽ có vấn đề và xích mích. Khi ấy họ có thể trao đổi thậm chí tranh cãi để giải quyết nó.
Sự tranh cãi thật sự rất có lợi. Chúng ta hoàn toàn có thể đưa ra toàn bộ những khúc mắc, những uất ức để nói.
Hai bên lắng nghe nhau, giải quyết nó rồi đâu lại vào đấy.
Nó đương nhiên là cách giải quyết gọn gàng hơn là dồn nén tất cả uất ức để “tự tiêu biến”, khỏi phải đụng chạm đến. Thế nhưng nhiều người đàn ông lại không cho phụ nữ cái quyền “được cãi vã”. Họ đâu có hiểu tất cả những uất ức dồn nén lại có thể khiến cuộc hôn nhân rơi vào ngõ cụt bất cứ lúc nào.
Vợ chồng là phải được trao đổi với nhau và đôi khi tranh luận như một thứ gia vị giúp mối quan hệ hai bên thêm phần mặn nồng hơn, hiểu nhau hơn. Dồn nén, tự chịu đựng các vấn đề, không có tranh luận, không trao đổi sẽ chỉ càng khiến cả hai dày lên những mâu thuẫn. Cuối cùng, cái kết nhận về có thể bạn sẽ khó chấp nhận nổi!
4 cột mốc hôn nhân quan trọng, vợ chồng nào vượt qua thì hạnh phúc mãi mãi!
Hôn nhân đương nhiên không phải chuyện đơn giản. Nó cũng có những giai đoạn và từng thử thách riêng cần phải vượt qua.
Chuyện hôn nhân không phải là một hành trình thuận lợi. Nó có nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại có một vài vấn đề nảy sinh.
Chẳng ai dám chắc chắn hôn nhân của mình thuận buồm xuôi gió. Người ta chỉ có thể hi vọng vấn đề nào xảy đến cũng nhanh chóng được giải quyết một cách hợp lý nhất để tình cảm hai bên không bị sứt mẻ.
Với các cặp vợ chồng, có 4 lần phải trải qua những giông tố hôn nhân tương ứng với từng giai đoạn. Nếu bạn vượt qua hết thì chắc chắn sẽ hạnh phúc mãi mãi. Tuy nhiên trên thực tế, rất nhiều cặp đôi đã bị "đánh gục" ở giai đoạn ba.
4 giai đoạn trong hôn nhân như sau:
1. Giai đoạn mới kết hôn
Khi quyết định kết hôn, cả hai đã chuẩn bị sẵn tư tưởng sẽ chung sống với đối phương đến trong tương lai và lâu dài. Hôn nhân khác với yêu, những vụn vặt của cuộc sống có thể làm xói mòn mối quan hệ của cả hai người. Khi mới kết hôn, hai vợ chồng xuất thân từ môi trường khác nhau, gia đình khác nhau nên có quan điểm khác về hôn nhân và gia đình.
Trong cuộc sống hằng ngày, có thể mâu thuẫn do khác biệt quan điểm trong nhiều vấn đề nhỏ nhặt. Đến lớn hơn đó là việc chưa thống nhất được cách xử sự trong hôn nhân. Nếu những mâu thuẫn không được giải quyết nhanh chóng thì sẽ dẫn đến cãi vã hoặc lớn hơn, khoảng cách giữa hai vợ chồng sẽ xuất hiện.
Khoảng cách càng lớn thì càng khó hàn gắn, rạn nứt xuất hiện thì hôn nhân cũng sẽ bất an. Bởi vậy, khi mới kết hôn hai vợ chồng cần quan tâm đến nhau nhiều hơn, biết nhường nhịn và đứng trên góc độ của đối phương mà đánh giá.
Ảnh minh họa.
2. Giai đoạn khủng hoảng kinh tế
Khi độc thân, khoản lương có thể đủ cho vợ hoặc chồng chi tiêu thoải mái. Tuy nhiên kết hôn rồi, họ sẽ phải đối mặt với những vấn đề như nhà cửa, xe cộ, sinh con... Lớn hơn chút thì con cái đi học, dự tính tương lai. Bỗng nhiên hàng loạt chuyện cần phải chú ý khiến cho một cuộc khủng hoảng kinh tế đích thực nảy sinh.
Trong khoảng thời gian này, người đàn ông sẽ cảm thấy áp lực hơn, phụ nữ thì có suy nghĩ hối hận liệu có phải mình kết hôn sớm quá. Đến lúc cả hai đụng đến tiền là cãi vã thì cuộc sống sẽ vô cùng bế tắc và khó lòng giải quyết được. Tiền bạc không phải là tất cả trong hôn nhân nhưng không có nó thì hôn nhân trục trặc lớn.
3. Bước vào giai đoạn nhàm chán của hôn nhân
Khoảng 5-7 năm sau khi kết hôn, tình cảm của cả hai trở nên quen thuộc quá. Nó quen như tay trái với tay phải, đam mê không còn bùng cháy như xưa nữa. Lúc này, áp lực đè nặng lên vai của hai người ngày một nhiều hơn cả trong công việc lẫn cuộc sống. Hai vợ chồng đều cảm thấy mình chịu nhiều áp lực, mong đối phương hiểu cho mình và đóng góp nhiều hơn cho gia đình.
Hơn nữa, tình cảm đã không còn mới mẻ, không còn rung động vì nhau, cảm thấy ở bên cạnh đối phương đơn thuần là vì trách nhiệm. Đó mới là lúc hôn nhân xảy ra vấn đề nghiêm trọng. Một ngôi nhà không còn ấm áp, chỉ còn những lời than thở, oán trách, phàn nàn dành cho nhau. Nếu như những giai đoạn trước còn có tình yêu gánh đỡ thì ở giai đoạn này, nhiều cặp đôi đã chán nản, muốn buông tay. Bởi vậy, đây được coi là một giai đoạn thử thách đối với hôn nhân của tất cả.
Ảnh minh họa.
4. Khủng hoảng tuổi trung niên
Khi bước vào độ tuổi trung niên, có người tuổi tâm lý đã già, có người cảm thấy mình vẫn còn trẻ, áp lực nhân lên gấp bội. Ở độ tuổi này, nhiều vấn đề nảy sinh mà bạn còn chưa lường tới. Nếu sinh con muộn thì bố mẹ có tuổi mà con cái còn đi học, cha mẹ của mình cũng đã già, cần phụng dưỡng và thuốc men. Nếu như bản thân bạn mất việc thì rất khó tìm công việc phù hợp.
Ngoài áp lực kinh tế và cuộc sống thì khi bước vào độ tuổi trung niên, nhan sắc cũng xuống cấp, thân hình cũng chẳng còn như xưa. Với nhiều cặp vợ chồng, tình cảm cũng đã phai nhạt. Đây là lí do khiến nhiều cặp vợ chồng trung niên cảm thấy cô đơn dù mình kết hôn nhiều năm. Bởi vậy ở giai đoạn này, các bạn hãy nghĩ đến đối phương. Nghĩ tới cách mà các bạn đã đồng hành cũng nhau trong nhiều năm qua và tiếp tục đồng hành. Đừng vì nhiều suy nghĩ nhất thời mà tự đánh mất hạnh phúc trong giai đoạn 4 của hôn nhân.
3 sai lầm nhiều phụ nữ dễ mắc sau kết hôn Có nhiều thứ sau khi lấy chồng rồi phụ nữ cũng không nên từ bỏ nếu không sẽ hối hận vô cùng! Ảnh minh họa Hôn nhân là một điều rất kỳ diệu. Nó có thể tồi tệ, cũng có thể hạnh phúc. Chất lượng của cuộc hôn nhân phụ thuộc vào hành động thực tế của vợ chồng. Nếu hai người cùng...