Chọn nhân sự giữ định hướng
Với việc vừa bổ nhiệm 21 hồng y giáo chủ, Giáo hoàng Francis một lần nữa thể hiện và khẳng định chủ ý dùng sự thay đổi cơ cấu của Hội đồng hồng y về tuổi tác, nguồn gốc xuất thân và lãnh địa giáo phận để đảm bảo định hướng của mình về tương lai cho giáo hội Công giáo La Mã sẽ được kế thừa ở thời những người kế nhiệm.
Giáo hoàng Francis trong buổi lễ ngày 8.12.2024 ở Rome. ẢNH: REUTERS
Giáo hoàng Francis hiện 88 tuổi, được bầu vào cương vị đứng đầu giáo hội Công giáo La Mã năm 2013 và từ đó đến nay đã bổ nhiệm 163 trong tổng số 242 hồng y giáo chủ hiện tại của Tòa thánh Vatican. Diện hồng y giáo chủ được tham gia bầu giáo hoàng hiện có 141 vị và 111 vị trong số ấy do Giáo hoàng Francis bổ nhiệm.
Ngoài ra, số hồng y giáo chủ ở độ tuổi có thể tham gia bầu giáo hoàng đến từ các quốc gia châu Âu đã giảm xuống chỉ còn chiếm hơn một phần ba. Cả hai điều này đều có nghĩa Giáo hoàng Francis đã đảm bảo những quan điểm và định hướng chính sách của mình sẽ vẫn được tiếp nối ở thời người kế nhiệm và người kế nhiệm này nhiều khả năng sẽ không đến từ châu Âu.
Không phải tất cả nhưng trên một số lĩnh vực, Giáo hoàng Francis cho đến nay đã thể hiện cấp tiến hơn hẳn những người tiền nhiệm trong việc cải tổ Vatican và giáo hội. Những nội dung cải cách nổi bật nhất là quốc tế hóa giáo hội Công giáo, là đưa tôn giáo này đến những vùng sâu vùng xa trên khắp thế giới, là xây dựng những trung tâm Công giáo mới ở những vùng lâu nay vốn luôn chỉ là ngoại vi đối với tôn giáo này. Để có thể quốc tế hóa Công giáo thì trước hết phải quốc tế hóa đội ngũ chức sắc và mở rộng phạm vi ảnh hưởng trực tiếp của Tòa thánh Vatican. Cuộc cải tổ này chắc chắn sẽ là một trong những dấu ấn nổi bật nhất của Giáo hoàng Francis.
Giáo hoàng Francis yêu cầu Vatican chỉ sử dụng năng lượng Mặt Trời
Trong nỗ lực nhằm giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, Giáo hoàng Francis đã yêu cầu Vatican lắp đặt một nhà máy năng lượng Mặt Trời để cung cấp điện cho toàn bộ Tòa thánh Vatican.
Giáo hoàng Francis phát biểu tại Vatican ngày 31/3/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 26/6, Giáo hoàng Francis đã công bố bức thư chính thức yêu cầu xây dựng nhà máy năng lượng Mặt Trời ở Santa Maria di Galeria - một khu vực ngoài lãnh thổ của Vatican, ở phía Bắc Rome. Bức thư nêu rõ: "Chúng ta phải thực hiện quá trình chuyển đổi hướng tới mô hình phát triển bền vững nhằm giảm phát thải khí nhà kính vào khí quyển, để đạt được mục tiêu trung hòa khí hậu". Giáo hoàng Francis cho rằng nhà máy này sẽ sản xuất đủ năng lượng để cung cấp năng lượng không chỉ cho trung tâm phát thanh Radio Vatican, mà còn đảm bảo "nguồn cung cấp năng lượng hoàn toàn cho Vatican".
Bức thư không nêu rõ khi nào nhà máy sẽ được lắp đặt hoặc đi vào hoạt động.
Giáo hoàng Francis lâu nay vẫn luôn ủng hộ việc bảo vệ môi trường. Năm 2022, Vatican đã tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu và Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu vào năm 2015. Giáo hoàng cũng vạch ra kế hoạch "Chuyển đổi sinh thái 2030" cho các dự án và công nghệ trung hòa carbon, bao gồm cả việc chuyển sang sử dụng xe điện.
Trước đây, Giáo hoàng Benedict XVI đã khởi động các sáng kiến xanh của Vatican vào năm 2008 bằng cách lắp đặt các tấm pin Mặt Trời trên khán phòng.
Ukraine phản ứng sao với phát biểu của Giáo hoàng Francis về 'giương cờ trắng'? Ukraine đã bác bỏ điều mà họ cho là phát biểu của Giáo hoàng Francis liên quan việc đàm phán chấm dứt chiến sự với Nga, sau khi người đứng đầu Tòa thánh Vatican nói rằng nên 'có can đảm giương cờ trắng'. Trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông Thụy Sĩ gần đây, Giáo hoàng Francis nói rằng khi mọi việc...